Bạn có biết rằng ở Đức không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp tuyệt vời mà còn có những nét độc đáo trong phong cách ứng xử? Văn hóa ứng xử của người Đức như một thước đo để họ căn cứ vào đó và đánh giá về chuẩn mực của một cá nhân, hay một tập thể. Không ngạc nhiên khi chúng ta thấy người Đức luôn đúng giờ, luôn mặc định tuân thủ theo các quy tắc từ trong công việc cho đến những điều nhỏ nhặt nhất thường ngày. Chính vì những sự nghiêm túc đó đã góp phần đưa nước Đức đứng ở vị thế cao như hiện nay - là một trong 3 cường quốc lớn mạnh nhất thế giới. Để hiểu rõ hơn phong cách ứng xử ở quốc gia này, bạn hãy cùng Phương Nam Education tìm hiểu bài viết sau đây nha.
Những nét văn hóa độc đáo trong cách ứng xử của người Đức
Những nét văn hóa độc đáo trong cách ứng xử của người Đức
1. Ứng xử của người Đức trong cách xưng hô
Nếu bạn có cơ hội du lịch hoặc du học ở Đức, điều đầu tiên bạn cần phải chú ý đó chính là học cách xưng hô của mình với người bản địa. Trong mỗi tình huống giao tiếp hoặc với những người khác nhau đều sẽ có cách xưng hô khác nhau. Thông thường, người Đức sẽ sử dụng ngôi "Sie" để xưng hô với những người mới quen biết hoặc không phải là bạn bè thân thiết. Bạn cũng có thể sử dụng ngôi thứ hai "du" để giao tiếp trong trường hợp là những người thân trong gia đình, bạn bè trong cùng một lớp. Bạn cũng có thể sử dụng ngôi này với chính đồng nghiệp của mình nếu như cảm thấy mối quan hệ này đủ thân thiết. > > Xem thêm: Đất nước con người Đức P1
Ứng xử của người Đức trong cách xưng hô
Ngoài ra, với những người có học vị Tiến sĩ trở lên, khi xưng hô bạn nên gọi kèm cả học vị cùng tên của người đó. Nếu học vị thấp hơn thì không cần làm điều này, thay vào đó bạn sẽ ghép tên cùng họ và xưng hô đầy đủ. Trong trường hợp đối phương của bạn thuộc dòng dõi quý tộc và có tước vị như Bá tước, Thị trưởng,... thì bạn sẽ xưng hô theo thứ tự: tước vị - học vị (nếu có) - tên đầy đủ. Việc này sẽ giúp bạn thể hiện mình là một con người lịch sự và am hiểu văn hóa ứng xử của người Đức.
Tìm hiểu phong cách ứng xử của người Đức
2. Văn hóa ứng xử ở Đức trong cách chào hỏi
Thông thường, trong giao tiếp ứng xử ở Đức, ai là người đến trước thì sẽ chào người đến sau hoặc người nào thấy đối phương trước thì nên chào hỏi trước. Trong văn hóa kinh doanh, bạn phải để ý trong việc chào theo từng cấp bậc, người có chức vụ cao nên được hỏi thăm đầu tiên. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt đối tác và thể hiện sự tôn trọng của mình với họ. Một nét độc đáo trong việc ứng xử ở Đức nữa đó chính là bắt tay khi chào hỏi. Hành động này ở Đức rất thông dụng, họ sử dụng chúng trong mọi tình huống từ lúc mới gặp mặt cho đến khi chia tay. Trong giao tiếp, bạn hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương vì người Đức hay giao tiếp bằng ánh mắt hơn là những cử chỉ khác. Nếu nói chuyện với một người Đức mà mắt bạn cứ liếc ngang dọc thì chẳng tốt tí nào. Họ sẽ nghĩ rằng bạn đang không thành thật trong câu chuyện, bạn không tự tin hoặc cuộc hội thoại này quá nhàm chán khiến bạn không tập trung được. Từ những điểm nhỏ nhặt như vậy, họ sẽ đánh giá bạn là một con người không lịch sự và không hiểu biết, điều này sẽ làm xấu đi hình ảnh cá nhân của bạn rất nhiều.
Phong cách ứng xử của người Đức trong giao tiếp
Nếu bạn được mời đến chơi nhà của một người ở Đức, bạn hãy chú ý nên gõ cửa trước khi vào, nếu đợi lâu không thấy thì gọi điện thoại. Tránh việc đứng ngoài cửa gọi tên hoặc nhấn chuông ầm ĩ sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu và đánh giá bạn là người không hề tinh tế. Cũng như các nước phương Tây khác, người Đức rất coi trọng việc đúng giờ, nếu bạn đến sớm hoặc đúng giờ sẽ được đánh giá cao hơn khi đến muộn với một loạt lý do biện hộ. Trong trường hợp bạn có việc đột xuất khiến lịch trình của bạn bị ảnh hưởng và dự kiến đến trễ trong 1 khoảng thời gian nào đó, hãy lịch sự nhắn tin thông báo cho đối phương để họ không phải sốt ruột khi chờ đợi.
Văn hóa ứng xử của người Đức thể hiện trong việc đến đúng giờ
3. Ứng xử của người Đức qua việc nói chuyện trên điện thoại Người Đức cũng rất tinh tế trong việc nói chuyện điện thoại. Nếu bạn là người gọi đến, hãy giới thiệu tên của mình trước, ví dụ: "Đây là Taylor Ahn, người hẹn khám răng cho ông/bà ở bệnh viện ABC". Việc xưng danh và giới thiệu ngắn gọn sẽ giúp người Đức nắm rõ thông tin bạn là ai và mục đích cuộc gọi này là gì. Bởi theo văn hóa nước Đức, người được gọi thường ít khi nào tự giới thiệu về bản thân mình, bạn cũng nên chú ý không sử dụng ngôi thứ 3 trong việc nói chuyện. Ngoài ra, nên liên lạc trong những khung giờ cố định, hạn chế gọi sau 10h đêm vì như thế sẽ làm phiền đến họ rất nhiều. > > Xem thêm: Đất nước con người Đức P2
Ứng xử của người Đức qua việc nói chuyện điện thoại
4. Phong cách ứng xử với phụ nữ Trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu, phụ nữ luôn luôn được ưu tiên trên hết. Bạn có thể thể thiện sự ga lăng của mình bằng cách mở cửa, nhường đường hoặc để phụ nữ thanh toán trước. Nếu bạn được cô, dì hoặc bạn mời đi ăn tối thì nên chuẩn bị một bó hoa hay món quà nhỏ để thay cho lời cảm ơn vì đã dành thời gian tiếp đãi bạn. Chắc chắn họ sẽ có ấn tượng rất tốt đối với bạn đó.
Ứng xử của người Đức đối với phụ nữ
5. Lưu ý khoảng cách nói chuyện Trong văn hóa ứng xử ở Đức, bạn cũng nên để ý đến khoảng cách giữa mình và người đối diện. Nếu bạn và người đó thân thiết thì sẽ đứng cách nhau khoảng chừng 60cm, trong công việc nếu chỉ có 2 người thì sẽ là 1m và 1m đến 2m nếu trao đổi công việc theo nhóm. Đây là một nét rất độc đáo trong cách giao tiếp của người Đức vì điều đó cho thấy bạn có sự chu đáo cũng như quan tâm đến các khía cạnh nhỏ trong ứng xử.
Lưu ý khoảng cách nói chuyện trong ứng xử của người Đức
Qua bài viết trên, PNE đã cung cấp cho bạn một số thông tin về phong cách ứng xử của người Đức để bạn tìm hiểu trước khi đi du học hoặc du lịch tại quốc gia này. Người Đức khá cầu kỳ và kỹ tính, do đó bạn nên tập làm quen trước để không phải bỡ ngỡ và bị đánh giá là không lịch sự nếu có cơ hội sang Đức nha. Chúc các bạn thành công.Tags: ứng xử của con người ở Đức, văn hóa giao tiếp ở Đức, du học ở nước Đức, văn hóa trong ứng xử ở Đức, văn hóa của đất nước Đức, nước Đức có gì đặc biệt, cách cư xử ở Đức