Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?
Trả lời:
Mùa xuân trong cảm nhận của em có cảnh cây cối trong vườn thi nhau đua nở, và đặc biệt là có dịp lễ tết cả nhà quây quần bên nhau rất vui.
Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân
Trả lời:
CHIỀU XUÂN - ANH THƠ
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió. Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra, Làm giật mình một cô nàng yếm thắm. Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
XUÂN - CHẾ LAN VIÊN
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu? - Với tôi, tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? Với của hoa tươi, muôn cánh rã Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ! Một cánh chim thu lạc cuối ngàn
* Đọc văn bản
1. Hình dung: Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ?
Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ: xanh của sông, tím của bông hoa, âm thanh của tiếng chim hót.
2. Hình dung: Vẻ đẹp mùa xuân qua hình ảnh “lộc”
Vẻ đẹp mùa xuân qua hình ảnh “lộc”: là vẻ đẹp tươi mới, đầy sức sống, tất cả đều đang hoà chung vào nhịp đập của đất nước.
3. Liên tưởng: Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ.
Những sự vật nhỏ bé nhưng không thể thiếu để làm nên một mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước.
* Sau khi đọc
Nội dung chính “Mùa xuân nho nhỏ”: Bài thơ là cảm nhận của tác giả về mùa thu của thiên nhiên, của đất nước. Từ đó, tác giả gửi gắm khát vọng hoá thân, muốn được cống hiến cho đời của mình.
Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?
Trả lời:
- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim hót/
- Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về vẻ đẹp trong trẻo, đặc trưng của mùa xuân với tiếng chim, dòng sông, bông hoa.
Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ: Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?
Trả lời:
Qua những dòng thơ trên, tác giả đã cảm nhận tiếng chim chiền chiện hót một cách rất tinh tế. Ông đã liên tưởng âm thanh của tiếng chim giống như những giọt âm thanh có thể hứng được. Nhờ cảm nhận bằng cả ba giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác.
Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai? Vì sao khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?
Trả lời:
- Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến người lính và người nông dân.
- Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì chính họ đã, đang và sẽ làm nên mùa xuân của đất nước.
Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:
Đất nước chan ngàn năm
Vất vả gian nan
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Trả lời:
Đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ: gieo vần liền “ao”, ngắt nhịp 2/3, 3/2.
Câu 5 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, vì sao tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”?Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này?
Trả lời:
- Tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” vì tác giả muốn cống hiến một phần sức lực nhỏ bé của mình vào mùa xuân của đất nước.
- Ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi găm qua những hình ảnh này là rất phù hợp với hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Tác giả muốn dành hết thời gian còn sống của mình để cống hiến cho dân tộc.
Câu 6 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta” . Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Việc thay đổi cách xưng hô như thế càng làm khẳng định ước nguyện hoá thân và cống hiến của nhà thơ. “ta” là cá nhân, là duy nhất.
Câu 7 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em thấy cách dùng từ trong nhan đề khá hợp lý với hoàn cảnh của tác giả.
- Nhan đề đó chính là nói về những ước nguyện nho nhỏ của tác giả để tạo nên một mùa xuân rộng lớn của đất nước.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Đoạn văn tham khảo:
Khép lại bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, em thấy ấn tượng nhất với khổ thơ đầu tiên.
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Nhà thơ đã cảm nhận mùa xuân qua những phát hiện rất tinh tế: màu xanh của dòng sông, màu tím của bông hoa, và tiếng chim hót của chim chiền chiện. Đây đều là những đặc trưng rất riêng của mùa xuân nói chung và mùa xuân xứ Huế - quê hương của tác giả nói riêng. Mùa xuân tới, dòng nước trôi xanh êm đềm, mọc giữa dòng sông ấy là vẻ đẹp tím mộng mơ của bông hoa lục bình trôi lững lờ. Có thể nói, đây là một phát hiện đầy gợi cảm, mang tới cho người đọc sự bất ngờ, thể hiện sự nhạy cảm của nhà thơ. Còn với tiếng chim, Thanh Hải đã cảm nhận thông qua ba giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác. Tiếng chim lúc này như một âm thanh lắng đọng lại “long lanh rơi”, và tác giả chỉ trực chờ đón nhận lấy. Khổ thơ đã đem đến cho người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, khẳng định tài năng sử dụng ngôn từ của Thanh Hải.
Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92
Soạn bài Gò Me
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95
Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi
Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc