4 Bí Kíp Học Tiếng Phần Lan Cho Người Mới Bắt Đầu Tiếng Phần Lan là ngôn ngữ được nói bởi phần lớn dân số Phần Lan và là một trong hai ngôn ngữ chính thức của người Phần.
Khác với tiếng Anh, chỉ cần tra từ điển, biết từ vựng là hiểu được nghĩa của câu, nhưng đối với tiếng Phần, nhìn vào một câu mà bạn không biết phân biệt thành phần ngữ pháp, bạn sẽ không tra nổi từ điển bởi nó biến đổi lung tung, thêm bớt đủ kiểu. Thế mới bảo tiếng Phần là một trong những ngôn ngữ khó nhằn nhất thế giới. Nhưng khó không có nghĩa là không học được nhé!
Mặc dù hầu hết người Phần Lan có thể giao tiếp thông thạo bằng tiếng Anh (Phần Lan xếp thứ 8 về Khả năng thông thạo tiếng Anh - Bảng xếp hạng về Chỉ số Khả năng Thông thạo tiếng Anh các nước do Education First (EF) đánh giá năm 2018), nhưng việc biết tiếng Phần trước khi du học Phần Lan sẽ giúp cho bản thân tự tin hơn khi học tập tại môi trường mới, cơ hội việc làm nhiều hơn và mở rộng con đường định cư cho các bạn muốn ở lại, sinh sống và làm việc tại Phần Lan sau này.
Dưới đây là 4 bí kíp học tiếng Phần cơ bản cho các bạn mới bắt đầu. Các bạn đã sẵn sàng khám phá chưa? Let’s start thôi nào!
1. Học tiếng Phần qua sách.
Học cái thì cũng vậy, sách là công cụ vô cùng hữu ích và thuận tiện. Đối với những bạn mới bắt đầu tiếp cận tiếng Phần Lan thì Soumen mestari tập 1,2,3, 4 và Sun Suomi là 2 bộ sách được khuyên dùng, vì nội dung học rất căn bản. Ngoài ra Hyvin menee cũng là một quyển sách hay các bạn nên tham khảo. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng thư viện trường hoặc trên mạng. Sun Soumi có nội dung viết hoàn toàn bằng tiếng Anh, trong khi Suomen Mastarin lại viết toàn bộ bằng tiếng Phần, nên việc học sẽ gặp khó khăn hơi tí xíu. Bởi thế mà bạn nên cân nhắc xem khả năng tiếng Phần của mình đang ở đâu để chọn sách phù hợp nhé! Để luyện ngữ pháp tiếng Phần thì Harjoitus tekee mestarin là sự lựa chọn tuyệt vời.
Dưới đây là link download sách Soumen mestari:
Suomen mestari 1 & Sound
Suomen mestari 2 & Sound
Suomen mestari 3 & Sound
2. Học qua website.
Bạn không biết tra từ điển tiếng Phần ở trang nào tốt? Vậy thì hãy tham khảo trang Sanakirja.org - từ điển được dùng phổ biến và đáng tin cậy nhất. Tại đây, bạn có thể tra và dịch từ tiếng Phần Lan sang tiếng Anh một cách dễ dàng và ngược lại. Ngoài ra, En.bab.la cũng là trang từ điển thông dụng.
Nếu bạn mới bắt đầu tự học tiếng Phần, thì Uusi kielemme là trang web dành cho bạn. Những bài học về ngữ pháp và từ vựng từ cơ bản đến nâng cao đều nằm hết trên trang web này. Toàn bộ thông tin đều chính thống và dễ dàng ứng dụng trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Còn nếu bạn muốn học qua tranh và nghe thì Kotisoumessa là một lựa chọn không tồi.
Các động từ tiếng Phần Lan thường biến hóa khó lường, không theo một quy tắc nào cả nên rất dễ bị nhầm. Để kiểm tra xem bạn viết hoặc chuyển động từ đã đúng hay chưa, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm Google, gõ động từ đó ra rồi thêm “verbi”, sẽ ra kết quả website Ymmarra soumea. Bạn nào làm tại cửa hàng thì đoạn văn này sẽ giúp bạn biết được những cụm từ thông dụng nhất sử dụng trong các tình huống dịch vụ khách hàng.
3. Học qua đọc truyện.
Nếu bạn muốn đánh bóng ngôn từ tiếng Phần của bản thân, học những câu từ cơ bản và ứng dụng dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày thì hãy ghé thăm website Iltasatu. Ở đây bạn có thể tìm kiếm những câu chuyện cho trẻ em được viết một cách đơn giản nhất. Mỗi ngày đọc một câu chuyện, trình tiếng Phần của bạn sẽ lên vù vù trông thấy.
Ngoài ra, bạn có thể kiếm những mẩu truyện hay trên trang Satupalvelu hay đọc những câu chuyện mới mỗi ngày với audio để luyện tập kỹ năng nghe ở trang Lastenoma.
4. Học qua video và phim.
Một nguồn cực kỳ thú vị khác khi học ngôn ngữ là học qua video và phim. Kaapo là bộ phim hoạt hình bằng tiếng Phần với nội dung là những câu giao tiếp cơ bản, rất phù hợp cho những bạn mới học. Khá hơn một chút bạn có thể xem Olivia và Timo menee eskariin.
Một cách hay nữa để học tiếng Phần là hãy đến rạp chiếu phim. Bạn có thể xem tại rạp Finnkino, với các bộ phim bằng tiếng Anh được phụ đề tiếng Phần. Kênh The Finnish Netflix cũng có nhiều phim và seri phim tiếng Anh với phụ đề tiếng Phần để dễ theo dõi.
(Nguồn: edunation.co)
Tham khảo thêm: Có nên du học Phần Lan không?