Tâm lý học là một ngành hot được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, bạn đã biết chính xác ngành Tâm lý học thi khối gì hay chưa? Các hình thức xét tuyển, cơ hội nghề nghiệp của ngành học này như thế nào? Tất cả hãy để JobsGO giải đáp qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ngành Tâm Lý Học Là Gì?
Tâm lý học là một ngành nghiên cứu rộng lớn, tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích các khía cạnh khác nhau của tâm trí con người. Ngành này không chỉ nghiên cứu về cảm xúc, tâm trạng và hành vi mà còn đi sâu vào các quá trình tâm lý phức tạp. Các nhà tâm lý học tìm hiểu cả những rối loạn tinh thần và những phẩm chất cao quý của con người nhằm hiểu rõ hơn về bản chất của tâm hồn và trí tuệ.
Với phạm vi nghiên cứu đa dạng, tâm lý học bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, mỗi chuyên ngành tập trung vào một khía cạnh cụ thể của đời sống con người. Ví dụ, có các lĩnh vực như tâm lý học lao động, tâm lý học phát triển tập trung vào trẻ em và thanh thiếu niên hay tâm lý học lâm sàng nghiên cứu về sức khỏe tinh thần. Sự đa dạng này phản ánh tính phức tạp và sâu sắc của ngành học, đồng thời cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu rõ về tâm lý con người trong mọi giai đoạn và hoàn cảnh của cuộc sống.
2. Ngành Tâm Lý Học Thi Khối Gì?
Hiện nay, ngành tâm lý học có rất nhiều khối ngành xét tuyển khác nhau, tùy thuộc vào mỗi trường đại học. Tuy nhiên, tổ hợp môn xét tuyển phổ biến nhất của ngành này là B00 (Toán, Hóa, Sinh). Ngoài ra còn các khối thi khác như sau:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
- B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- C14: Toán, Văn, GDCD
- C19: Ngữ văn, Lịch sử, GDCD
- C20: Ngữ văn, Địa lý, GDCD
- D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp
- D04: Toán, Ngữ văn, Tiếng Trung
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D66: Ngữ văn, GDCD, Tiếng Anh
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
3. Các Chuyên Ngành Tâm Lý Học
Bạn đã biết “ngành Tâm lý học thi khối gì?” qua chia sẻ ở trên, vậy bạn có biết các chuyên ngành cụ thể của nó hay không? Biết các chuyên ngành sẽ giúp bạn có hướng lựa chọn để học chuyên sâu phù hợp với bản thân đấy nhé!
3.1. Tâm Lý Học Giáo Dục
Tâm lý học giáo dục là một chuyên ngành nhỏ trong ngành tâm lý học. Chuyên ngành này tập trung nghiên cứu về cách thức mà con người lĩnh hội kiến thức. Nhóm đối tượng tâm lý học giáo dục hướng tới là trẻ em khuyết tật, trẻ em tự kỷ,… mặc các vấn đề về tinh thần khi tham gia vào quá trình học tập.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học giáo dục, các bạn có thể dạy học ở trung tâm, trị liệu tâm lý hay nghiên cứu tâm lý,… với cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
3.2. Tâm Lý Học Tội Phạm
Tâm lý học tội phạm đang là một trong những ngành học “hot” nhất hiện nay được nhiều học sinh yêu thích. Đây là chuyên ngành tập trung nghiên cứu tâm lý, suy nghĩ, cảm xúc của nhóm đối tượng tội phạm trong quá trình họ thực hiện các hành vi phạm tội.
Sau khi tốt nghiệp tâm lý học tội phạm và đã có kinh nghiệm, các bạn có thể làm việc ở tòa án, giảng dạy ở các trường đại học hoặc trung tâm nghiên cứu, địa phương.
3.3. Tâm Lý Học Hành Vi
Tâm lý học hành vi chủ yếu nghiên cứu về các mối quan hệ hành vi và tâm lý của con người. Chuyên ngành này sẽ phân tích, lý giải lý do vì sao lại có những hành vi như vậy, tại sao lại có hành động như thế? Từ đó, các bạn có thể nghiên cứu xây dựng những hành vi tích cực hơn, phù hợp hơn với chuẩn mực xã hội.
3.4. Tâm Lý Học Lâm Sàng
Tâm lý học lâm sàng là một phân nhánh nhỏ của tâm lý đi sâu vào đánh giá và điều trị những vấn đề bệnh lý tâm thần, những hành vi bất ổn trong tâm lý và những vấn đề tâm thần khác mà con người mắc phải. Ngoài ra, tâm lý học lâm sàng còn lồng ghép thêm khoa học tâm lý điều trị những vấn đề phức tạp của con người.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này, bạn có thể theo đuổi công việc tâm lý học lâm sàng và làm việc ở phòng khám, bệnh viện, cơ sở hành nghề tư nhân hoặc tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học.
3.5. Tâm Lý Học Xã Hội
Khác với tâm lý học lâm sàng, tâm lý học xã hội là chuyên ngành tập trung vào việc nghiên cứu và hỗ trợ các cá nhân trong xã hội giải quyết những vấn đề về thể chất và tinh thần. Thông thường, những chuyên gia tư vấn xã hội sẽ tập trung vào những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của bệnh nhân, giúp cân bằng tâm lý, giảm thiểu các triệu chứng tâm lý nghiêm trọng.
4. Các Hình Thức Xét Tuyển Đại Học Ngành Tâm Lý Học
Hiện nay, bên cạnh những phương thức xét tuyển truyền thông thì phần lớn các trường đại học đều tự chủ tuyển sinh nên những phương thức xét tuyển cũng trở nên đa dạng và có phần “thiên vị” hơn cho thí sinh bao gồm:
- Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Xét học bạ THPT với nhiều hình thức khác nhau như: 3 học kỳ hay xét tổ hợp 3 môn lớp 12,…
- Xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Xét kết quả kỳ thi riêng của các trường đại học.
Trong quá trình tuyển sinh ngành tâm lý học, nhiều trường đại học đã đa dạng hóa phương thức xét tuyển của mình như sử dụng kết quả từ các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, điểm số của các bài kiểm tra chuẩn hóa quốc tế hoặc thậm chí là điểm thi các môn năng khiếu. Vì vậy, để tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển, thí sinh nên chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng về các phương thức xét tuyển mới và đa dạng này tại các trường đại học mà mình quan tâm bên cạnh việc nắm vững các phương thức tuyển sinh phổ biến.
5. Ngành Tâm Lý Học Học Trường Nào?
Để theo đuổi chuyên ngành tâm lý học, các bạn học sinh có thể tham khảo một số trường đào tạo chất lượng dưới đây:
Khu vực Tên trường Điểm chuẩn Ghi chú Miền Bắc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội 28 Tốt nghiệp THPT Đại học Sư phạm Hà Nội 26,89 Tâm lý học trường học Điểm thi TN THPT, TTNV <= 6 Học viện Phụ nữ Việt Nam 22 Học bạ Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 21 Tốt nghiệp THPT Miền Trung Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 750 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM Đại học Quy Nhơn 650 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 26 Học bạ Miền Nam Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 855 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM Đại học Thủ Dầu Một 760 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCm 600 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM Đại học Quốc tế Hồng Bàng 30 Xét học bạ; điểm 5 học học kỳ6. Học Tâm Lý Học Ra Làm Gì?
Trong những năm gần đây, Tâm lý học là một trong những ngành được săn đón khá nhiều. Con người ngày càng gặp nhiều vấn đề về tâm lý, điều đó khiến nhu cầu tuyển dụng ngành Tâm lý học tăng lên rõ rệt. Sau tốt nghiệp bạn có thể lựa chọn một trong số các cơ hội việc làm như sau:
- Bác sĩ tâm lý: Công việc này đòi hỏi bạn phải trực tiếp tương tác với bệnh nhân, thực hiện các buổi thăm khám và đánh giá tâm lý. Ngoài ra, bác sĩ tâm lý còn có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp để hỗ trợ bệnh nhân vượt qua các vấn đề tâm lý.
- Tư vấn tâm lý học đường: Hiện nay, các trường học đã nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần đối với học sinh và đã thiết lập các phòng tư vấn tâm lý học đường. Những bộ phận chuyên biệt này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và giải quyết các vấn đề tâm lý mà học sinh có thể gặp phải trong quá trình học tập và phát triển.
- Phân tích tâm lý khách hàng: Ở vị trí công việc này, bạn cần phân tích những hành vi của khách tại các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh.
- Chuyên viên tư vấn tâm lý lao động: Công việc này thường làm ở các công ty và doanh nghiệp giúp tư vấn và đưa ra những hướng giải quyết phù hợp cho các vấn đề nội bộ.
- Giảng viên: Muốn theo đuổi công việc giảng dạy, bạn cần học lên thạc sĩ.
Như vậy, JobsGO đã tổng hợp kiến thức về ngành Tâm lý học hiện nay. Đặc biệt bạn đã có đáp án cho thắc mắc “ngành Tâm lý học thi khối gì?”. Đây là một ngành học thú vị và phù hợp với những bạn thích khám phá về hành vi, tâm lý con người. Ngành không chỉ mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm mà còn giúp bạn có được thu nhập hấp dẫn lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Câu hỏi thường gặp
1. Học Tâm Lý Học Trong Bao Lâu?
Ngành tâm lý học có thời gian đào tạo ngắn hơn so với Y và Dược, thường kéo dài 4 năm cho bậc đại học, 1,5-2 năm cho thạc sĩ và 3-5 năm cho tiến sĩ. Để rút ngắn thời gian học đại học, sinh viên có thể tập trung hoàn thành nhanh các tín chỉ yêu cầu bằng cách học thêm vào kỳ hè hoặc đăng ký học xen kẽ các môn. Bằng cách này, sinh viên có thể đạt đủ số tín chỉ cần thiết sớm hơn và được xét tốt nghiệp trước thời hạn thông thường, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể trong quá trình học tập.
2. Ai Phù Hợp Với Ngành Tâm Lý Học?
Tâm lý học là ngành phù hợp với những người:
- Thích nghiên cứu chuyên sâu.
- Thích tìm hiểu về nội tâm con người.
- Biết lắng nghe và chia sẻ với mọi người.
- Có thể linh hoạt trong nhiều tình huống.
- Khả năng giải quyết vấn đề cao.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Chịu khó và áp lực tốt.
3. Bác Sĩ Tâm Lý Thi Khối Nào?
Để trở thành bác sĩ tâm lý, bạn có thể thi khối:
- C00 (Văn, Sử, Địa).
- B00 (Toán, Hóa, Sinh).
- B03 (Toán, Văn, Sinh).
- B08 (Toán, Sinh, Anh).
- D01 (Anh, Văn, Toán).
- D14 (Anh, Văn, Sử).
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: