Nếu bạn đang bí ý tưởng content bài viết, content video. Đừng bỏ qua 7 công thức sáng tạo content sau đây. Đơn giản và rất dễ áp dụng!
1. Công thức sáng tạo content phổ biến nhất AIDA
AIDA là công thức sáng tạo content phổ biến của dân marketing. Sử dụng công thức này, bạn sẽ khơi gợi được sự tò mò của khách hàng và kích thích họ hành động.
Công thức được cấu thành bởi 4 yếu tố:
Attention (sự chú ý)
Bước này thường được áp dụng ở tiêu đề của bài viết hay intro của video. Mục đích của Attention là gây ấn tượng với người đọc, người xem bằng những tiêu đề thu hút, hình ảnh bắt mắt.
Ví dụ. Thay vì viết tiêu đề như “Bí quyết làm đẹp tại nhà” đã quá là xưa. Bạn có thể viết tiêu đề thu hút, hấp dẫn hơn như “Bí quyết làm đẹp, đè bẹp Tuesday”,….
Interest (tạo thích thú)
Sau khi đã thu hút khách hàng bằng Attention, đây là lúc bạn cần đưa ra các thông tin để giữ chân khách hàng. Đừng nhầm lẫn nó với “tạo sự chú ý” - attention. Vì bước đầu chỉ là bước để khách hàng nán lại với bạn một chút. Ở bước này, mới quyết định khách hàng có ở lại đọc tiếp bài viết hay xem tiếp video của bạn hay không.
Interest được sử dụng ở đoạn mô tả ngay sau phần tiêu đề. Có tác dụng nêu lên chủ đề chính của cả bài viết.
Ví dụ như câu tôi đã viết ở phần đầu “Nếu bạn đang bí ý tưởng content bài viết, content video. Đừng bỏ qua 8 công thức sáng tạo content sau đây. Đơn giản và rất dễ áp dụng!”. Nhìn vào câu này, ai cũng có thể biết tôi sắp nói đến chủ đề gì. Đó là 8 công thức để sáng tạo content dành cho những bạn nào đang bí ý tưởng content bài viết hay content video.
Desire (Kích thích mong muốn)
Đây là lúc bạn cần khai thác nỗi đau, sự sung sướng của khách hàng để họ “khao khát” được đọc tiếp bài viết hay xem tiếp video. Hiểu đơn giản đây là phần lõi, là phần nội dung chính của một bài viết/video.
Ở Desire, bạn cần phải diễn giải nội dung một cách logic, dễ hiểu để khán giả dễ dàng theo dõi và tiếp thu. Các phần phải có sự liên kết, hấp dẫn nhằm thu hút và giữ chân khách hàng đến cuối.
Action (hành động)
Đến bước cuối cùng - Action (hành động). Bạn có thể kêu gọi mọi người ủng hộ bằng các hành động cụ thể. Chẳng hạn đối với video youtube là subcribe - đăng ký kênh. Hay đối với bài viết là comment dưới phần bình luận.
Tuy nhiên, ở bước này, bạn cần hết sức cẩn thận vì các trang mạng xã hội thường có quy định nhằm hạn chế người dùng kêu gọi hành động. Do đó, thay vì kêu gọi trực tiếp, bạn có thể sử dụng những từ cách điệu, từ đồng nghĩa để không bị bóp reach.
2. Công thức 4C
Đây không phải là công thức hay cấu trúc bài viết content như các công thức trên. Mà nó là công thức nói về các yếu tố cần thiết phải có trong một bài viết content.
Ở trong trường hợp này, một bài viết content cần phải đáp ứng được 4 yếu tố, gồm:
- Clear (Rõ ràng)
- Concise (Súc tích)
- Compelling (Thuyết phục)
- Credible (Đáng tin)
Khi đủ 4 yếu tố trên, bài viết của bạn sẽ đạt được chất lượng cao và người đọc cũng dễ nắm bắt được thông điệp mà bạn muốn truyền tải.
3. Công thức APP
Công thức APP là một công thức content marketing “Bất diệt” mà bạn có thể dễ dàng áp dụng trong mọi dạng content bài viết hay video.
- Agree (Đồng ý): Nhận ra vấn đề của người đọc, người xem, thừa nhận và đồng ý với vấn đề đó.
- Promise (Hứa): Hứa rằng sẽ giải quyết vấn đề đó cho họ.
- Preview (Xem trước): Cho khách hàng biết những nội dung bạn sẽ nhắc đến trong bài viết.
4. Công thức 4P trong sáng tạo content
4P là công thức chung áp dụng cho các mẫu content bán hàng ở trên Fanpage hiện nay. Nội dung của content theo công thức này tập trung đánh vào lòng tin của khách hàng và thôi thúc họ đưa ra hành động.
Công thức 4P là tập hợp của các yếu tố, gồm:
- Picture (Hình ảnh): đưa ra một hoặc nhiều bức ảnh để thu hút sự chú ý, tò mò của khách hàng.
- Promise (Lời hứa): Đưa ra lời cam kết với khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Prove (Cung cấp): đưa ra bằng chứng nhằm chứng minh những lời cam kết bên trên.
- Push (Thúc đẩy): Kêu gọi khách hàng mua hàng, chốt sale.
5. Công thức PAS
PAS là công thức được ví như “thống trị” trong giới truyền thông bởi sự ứng dụng rộng rãi của nó. Bạn có thể sử dụng cấu trúc PAS trong các bài blog, bài PR, email lẫn tờ rơi, tin vặt,…
Cấu trúc này khá tinh gọn, dễ hiểu vàđược thực hiện theo trình tự 3 bước sau:
- Problem: Xác định vấn đề
- Agitate: Khoét sâu vấn đề
- Solve: Giải quyết vấn đề
Khi thực hiện đúng theo 3 bước trên, bạn sẽ có một bài content chất lượng, đánh sâu vào vấn đề, vào nỗi đau của khách hàng một cách khéo léo và tinh tế.
6. Công thức FAB
Với công thức content này, bạn sẽ dễ dàng hệ thống các thông điệp muốn truyền tải cho người đọc, người xem dưới dạng những câu chuyện cuốn hút và mang tính thuyết phục cao.
Tuy nhiên, công thức này phù hợp với những mẫu content bán hàng hay giới thiệu sản phẩm hơn là content trao giá trị.
Công thức content FAB gồm có:
- Features (Tính năng): Nói về các tính năng sản phẩm hoặc dịch vụ như các thông số, các thành phần, những gì mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể làm.
- Advantages (Ưu điểm): Nêu nên ưu điểm, điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Benefits (Lợi ích): Nói về những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đem lại cho khách hàng.
7. Công thức BAB
Công thức BAB này phổ biến trong content quảng cáo mỹ phẩm, spa, dịch vụ làm tóc,…Nó bao gồm 3 yếu tố cấu thành gồm:
- Before (Trước đây): nêu nên hiện trạng trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn
- After (Hiện tại): nêu nên hiện trạng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
- Bridge (Giải pháp): nêu ra giải pháp bạn đã sử dụng để có được hiện trạng như hiện tại.
Đây là công thức content đơn giản và dễ áp dụng. Tuy nhiên, để tránh việc nói quá phô trương về sản phẩm/dịch vụ khiến khách hàng phản cảm. Bạn hãy nói một cách, hãy viết một cách khéo léo. Chẳng hạn, bạn có thể lồng ghép nó trong một câu chuyện. Như vậy content sẽ chân thật và được khách hàng dễ dàng đón nhận hơn.
Để biết thêm những thông tin bổ ích, hãy theo dõi các bài viết mới nhất của Nguyễn Anh Tùng tại trang này. Hoặc truy cập vào kênh Youtube Nguyễn Anh Tùng để theo dõi những video cập nhật mới nhất nhé!
Xem thêm: Cách tìm kiếm từ khóa cho những ai làm video marketing