Theo Báo cáo thị trường tuyển dụng 2023 & Nhu cầu tuyển dụng 2024 từ TopCV, Kinh doanh/Bán hàng là nhóm ngành khát nhân lực trong năm 2023, chiếm đến 39,3%. Trong đó, vị trí được tuyển dụng nhiều nhất nhóm ngành Kinh doanh/Bán hàng phải kể đến Sales (Nhân viên kinh doanh). Nếu bạn đam mê kinh doanh và sở hữu nền tảng kiến thức chuyên môn tốt, bạn hoàn toàn có thể chinh phục những vị trí Sales với mức thu nhập cao ngất ngưởng. Ở bài viết này, TopCV sẽ chia sẻ cụ thể thông tin Nhân viên Sales là gì và làm Sales trong lĩnh vực nào lương cao nhất để các bạn đọc dễ dàng định hướng nghề nghiệp chính xác và nắm được bí kíp thành công trong ngành.
Nhân viên Sales/Nhân viên kinh doanh là gì?
Sales (Nhân viên kinh doanh) là người chịu trách nhiệm giới thiệu, tư vấn và bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, từ đó tạo ra doanh thu cho công ty/doanh nghiệp.
Nhân viên Sales đóng vai trò quan trọng trong mọi doanh nghiệp, giúp tạo và doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động bán hàng, đóng góp lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Vậy nhân viên kinh doanh có phải là Sales không? Nhân viên kinh doanh và Sales thường được sử dụng để chỉ những người làm trong lĩnh vực bán hàng. Hai khái niệm này không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên tại Việt Nam, hai thuật ngữ "nhân viên kinh doanh" và "nhân viên Sales" thường được sử dụng để chỉ đến cùng một nhóm người làm công việc bán hàng, phát triển kinh doanh.
Mô tả công việc nhân viên Sales/Nhân viên kinh doanh
Dù nghề Sales không còn xa lạ nhưng vẫn rất nhiều người vẫn chưa biết cụ thể làm Sales là làm gì. Dưới đây là mô tả công việc nhân viên kinh doanh (Sales) để bạn tham khảo:
- Tìm hiểu và nắm vững thông tin về các sản phẩm/dịch vụ của công ty: Để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, nhân viên kinh doanh cần hiểu rõ từng chi tiết của sản phẩm, bao gồm: công dụng, chính sách bảo hành, và các ưu đãi khả dụng. Chỉ khi nắm vững thông tin này, họ mới có thể truyền đạt một cách hiệu quả đến khách hàng.
- Giới thiệu, tư vấn sản phẩm cho khách hàng: Nhân viên Sales là người trực tiếp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp các chính sách, ưu đãi đến khách hàng để thuyết phục khách hàng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thị trường: Một nhân viên Sales chuyên nghiệp sẽ luôn để ý tới biến động của thị trường, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường liên tục để nắm được nhu cầu của khách hàng. Bằng cách này, các nhân viên Sales sẽ nắm chắc được những lợi thế cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ, từ đó đưa ra được những lợi ích vượt trội trong quá trình tư vấn cho khách hàng, dễ dàng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.
- Chủ động tìm kiếm và mở rộng tệp khách hàng: Nhân viên Sales cũng đồng thời là người “đãi cát tìm vàng”, tìm kiếm khách hàng trên thị trường rộng lớn. Họ sẽ chịu trách nhiệm đưa ra danh sách các tổ chức hay cá nhân đang có nhu cầu mua sản phẩm hoặc các tập khách tiềm năng, khách mục tiêu, v.vv..
- Thỏa thuận và cung cấp báo giá cho khách hàng: Nhân viên kinh doanh cũng sẽ tiếp tục đàm phán với khách hàng sau khi giới thiệu sản phẩm và chương trình ưu đãi, báo giá sản phẩm và thỏa thuận về việc mua hàng.
- Duy trì sự hài lòng của khách hàng: Nhân viên kinh doanh cần chăm sóc khách hàng, cung cấp cho họ những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, và tạo dựng sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.
- Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng: Để giữ chân khách hàng lâu dài, nhất là những doanh nghiệp lớn, nhân viên kinh doanh cần duy trì mối quan hệ tốt, lắng nghe và đón nhận phản hồi từ khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Báo cáo kết quả định kỳ: Nhân viên Sales cần báo cáo doanh số định kỳ cho công ty, giúp doanh nghiệp kiểm soát tiến độ công việc và hiệu quả kinh doanh.
- Quản lý và kiểm soát hàng hóa: Nhân viên Sales có nhiệm vụ kiểm kê hàng hóa, quản lý hoá đơn bán hàng và cập nhật hàng hóa mới kịp thời, giúp khách hàng có được trải nghiệm mua sắm suôn sẻ, tiện lợi.
Một số miền đất hứa cho nghề Sales hiện nay
Hiểu rõ hơn về những thị trường tiềm năng cho các cơ hội việc làm Sales sẽ giúp bạn có thể có thêm những thông tin để đưa ra sự lựa chọn phù hợp hơn trong tương lai. Hãy cùng tham khảo một số “miền đất hứa” cho nghề Sales hiện nay.
Marketing
Lĩnh vực Marketing đang bùng nổ tại Việt Nam hơn bao giờ hết, điều này mở ra một thị trường kinh doanh sôi động và nhu cầu nhân lực cho ngành Sales tăng cao. Nhu cầu này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (dự kiến tăng trưởng 18 - 20% trong năm 2024) và sự tăng trưởng về nhu cầu sử dụng mạng xã hội (71% dân số Việt Nam sử dụng hàng ngày).
Bên cạnh nhu cầu thị trường lớn, ngành Marketing còn là miền đất hứa của nghề Sales bởi mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở. Ngoài ra, ngành Marketing cũng có nhiều lĩnh vực đa dạng, cho phép nhân viên Sales phát triển chuyên môn theo sở thích và năng lực. Họ có thể thăng tiến lên vị trí quản lý, giám đốc với mức thu nhập cao hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ngành Marketing là gì? Các vị trí trong ngành Marketing
Bất động sản
Sau giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường Bất động sản Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ từ nửa cuối năm 2024. Các nút thắt về pháp lý, vốn và thanh khoản dần được tháo gỡ, tạo điều kiện cho thị trường khởi sắc.
Theo dự báo của các chuyên gia, quy mô thị trường Bất động sản thế chấp Việt Nam ước tính đạt 47,59 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 87,46 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR hơn 12.94% (theo báo cáo thị trường của Mordor Intelligence). Khi thị trường phục hồi, nhu cầu về tuyển dụng Sales để phục vụ cho yếu tố này tại doanh nghiệp Bất Động Sản sẽ tăng cao hơn.
Bên cạnh đó, sự tăng cao về nhu cầu nhà ở, sự mở rộng của những kênh bán hàng trực tuyến cũng đang tạo ra nhiều cơ hội, lợi thế cho nghề Sales có thể phát triển tốt hơn trong lĩnh vực Bất Động Sản sắp tới.
Ô tô
Số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy doanh số bán hàng Ô tô trong năm 2023 đã đạt mức ấn tượng, với khoảng 370.000 xe được bán ra. Theo dự báo của SSI Research, thị trường ô tô Việt Nam sẽ tăng trưởng 9% trong năm 2024, đặc biệt là giai đoạn cuối năm. Điều này tạo ra cơ hội tăng trưởng chung cho ngành nói riêng và nhu cầu lao động trong lĩnh vực ô tô nói chung.
Các hãng ô tô lớn như Toyota, Ford, Hyundai và Honda cũng đang tăng cường đầu tư và mở rộng mạng lưới phân phối tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho nghề Sales trong ngành này phát triển hơn.
Logistics
Ngành Logistics tại Việt Nam hiện đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, hứa hẹn trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho các bạn trẻ theo đuổi và muốn thành công hơn trong nghề Sales. PGS.TS Nguyễn Tất Thắng (Khoa Kinh tế và Đô thị, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội) cho biết, đến năm 2030, ngành Logistics dự kiến sẽ cần đến khoảng 2.2 triệu nhân lực để đáp ứng được sự phát triển.
Ngoài ra, một báo cáo của Mordor Intelligence liên quan đến quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam cho biết thêm, trong năm 2024 thị trường này sẽ ước tính đạt 276,37 tỷ USD, dự kiến có thể đạt đến 488,08 tỷ USD vào năm 2029 với tốc độ CAGR là 12,05% trong giai đoạn dự báo (2024-2029). Sự tăng trưởng mạnh mẽ này của thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ thúc đẩy ngành Logistics phát triển hơn, từ đó cũng tạo ra nhiều cơ hội cho nghề Sales trong lĩnh vực này.
Công nghệ thông tin
Một trong những lý do chính làm cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trở thành một miền đất hứa cho nghề Sales là sự phổ biến của công nghệ trong mọi lĩnh vực kinh doanh và cuộc sống hàng ngày. Các doanh nghiệp ngày nay đang có nhu cầu tìm kiếm cao về các giải pháp CNTT để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ, từ quản lý dữ liệu đến tương tác với khách hàng.
Theo báo cáo từ Vietnam Software and IT Services Association (VINASA), doanh thu ngành CNTT tại Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng 1.49% (khoảng 3.744.214 tỷ đồng) vào năm 2023, và xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, dự báo từ Gartner cũng cho biết thêm, lĩnh vực CNTT toàn cầu vẫn sẽ tăng trưởng ở mức ổn định 8% (đạt khoảng 5.1 nghìn USD) trong năm 2024. Sự gia tăng này được dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới, tạo ra nhu cầu lớn về các giải pháp và dịch vụ CNTT.
Ngoài ra, sự bùng nổ của các startup CNTT tại Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội mới cho nghề Sales. Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Toàn cầu (WIPO), Việt Nam hiện có hơn 3.000 startup, với nhiều trong số đó hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Các doanh nghiệp mới này thường cần người bán hàng để giới thiệu và tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của họ, từ đó tạo ra cơ hội việc làm mới cho Sales trong ngành CNTT.
TOP các vị trí Sales được tuyển dụng nhiều nhất 2024
Salesman (Nhân viên kinh doanh)
Salesman (Nhân viên kinh doanh) là người chịu trách nhiệm giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng doanh thu cho công ty.
Mô tả công việc Nhân viên kinh doanh:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua nhiều kênh khác nhau như gọi điện thoại, email, mạng xã hội, v.vv..
- Giới thiệu và tư vấn sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, giải đáp thắc mắc của khách hàng.
- Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách trình bày lợi ích và giá trị của sản phẩm.
- Hỗ trợ khách hàng xử lý các đơn hàng và thanh toán.
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trước, trong và sau bán hàng.
Sales Representative (Đại diện kinh doanh)
Sales Representative (Đại diện kinh doanh) là một vị trí trong bộ phận Sales nói chung, nhưng họ có cấp bậc cao hơn so với vị trí nhân viên Sales thông thường. Tuy vậy, nhiệm vụ hàng ngày của họ cũng sẽ tương tự với một Salesman. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ chịu trách nhiệm sâu hơn trong quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Mô tả công việc Sales Representative (Đại diện kinh doanh):
- Giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ bằng cách sử dụng lập luận vững chắc cho khách hàng hiện tại và tiềm năng.
- Thực hiện phân tích chi phí-lợi ích và nhu cầu của khách hàng hiện tại/potential để đáp ứng nhu cầu của họ.
- Thiết lập, phát triển và duy trì mối quan hệ kinh doanh và khách hàng tích cực.
- Giải quyết nhanh chóng các vấn đề và khiếu nại của khách hàng để tối đa hóa sự hài lòng.
- Cung cấp cho quản lý các báo cáo về nhu cầu, vấn đề, quan tâm của khách hàng, hoạt động cạnh tranh và tiềm năng cho sản phẩm và dịch vụ mới.
Sales Executive (Điều hành kinh doanh)
Sales Executive (Điều hành kinh doanh) là vị trí cấp cao và quản lý các hoạt động bán hàng trong một khu vực hoặc phân khúc thị trường cụ thể. Họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phát triển chiến lược và thúc đẩy doanh số bán hàng cho nhóm bán hàng dưới quyền.
Mô tả công việc Sales Executive (Điều hành kinh doanh):
- Lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho khu vực hoặc phân khúc thị trường được giao.
- Quản lý, đưa ra những kế hoạch để phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng.
- Đào tạo và huấn luyện nhân viên bán hàng về sản phẩm, dịch vụ và kỹ năng bán hàng.
- Giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên bán hàng theo định kỳ.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho cấp trên theo định kỳ hoặc khi được yêu cầu.
Sales Supervisor (Giám sát kinh doanh)
Sales Supervisor (Giám sát kinh doanh) là người có trách nhiệm điều hành, quản lý các nhóm bán hàng để đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh doanh và thực hiện chiến lược bán hàng của công ty. Để thành công trong vị trí này, bạn cần có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tốt, khả năng truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên, cũng như kiến thức chuyên môn về bán hàng và thị trường.
Mô tả công việc Sales Supervisor (Giám sát kinh doanh):
- Lập kế hoạch và đề ra mục tiêu bán hàng cho nhóm.
- Tổ chức và điều phối lịch làm việc của các đại diện bán hàng.
- Đào tạo và phát triển kỹ năng bán hàng cho nhân viên thuộc nhóm bán hàng do mình quản lý.
- Hỗ trợ và giải quyết vấn đề cho nhân viên trong quá trình bán hàng.
- Theo dõi quá trình làm việc và đưa ra sự đánh giá về hiệu quả hoạt động của nhân viên.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho cấp trên theo định kỳ hoặc khi được yêu cầu.
Sales Manager (Trưởng phòng kinh doanh)
Sales Manager (Trưởng phòng kinh doanh) là vị trí lãnh đạo trong bộ phận bán hàng, chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược, phát triển và thúc đẩy doanh số bán hàng cho toàn bộ doanh nghiệp. Để thành công trong vị trí này, bạn cần có tố chất lãnh đạo, khả năng quản lý hiệu quả, tầm nhìn chiến lược và kiến thức chuyên môn sâu rộng.
Mô tả công việc Sales Manager:
- Lập kế hoạch chiến lược bán hàng và phát triển thị trường.
- Xây dựng mục tiêu doanh số và phân bổ cho các bộ phận/nhân viên bán hàng.
- Quản lý và giám sát hoạt động của toàn bộ bộ phận bán hàng.
- Tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng để đạt được những mục tiêu bán hàng, phát triển thị trường.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận bán hàng và đề xuất giải pháp cải thiện.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban lãnh đạo theo định kỳ hoặc khi được yêu cầu.
Sales Director (Giám đốc kinh doanh)
Sales Director (Giám đốc kinh doanh) thường được xem là vị trí lãnh đạo cao nhất trong bộ phận Kinh doanh/Bán hàng, chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược, phát triển và thúc đẩy doanh số bán hàng cho toàn bộ doanh nghiệp.
Mô tả công việc Sales Director (Giám đốc kinh doanh):
- Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu doanh thu và xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra.
- Quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng, giám sát hiệu quả công việc và đưa ra các giải pháp cải thiện.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận bán hàng, theo dõi tiến độ bán hàng và đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả công việc.
- Tuyển dụng nhân viên mới, đào tạo và phát triển kỹ năng bán hàng cho đội ngũ nhân viên.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban lãnh đạo công ty, cập nhật tình hình thị trường và đề xuất các phương hướng phát triển mới
Sales Logistics (Nhân viên kinh doanh Logistics)
Sales Logistics (Sales Logistics Staff) hay Nhân viên kinh doanh Logistics là những người bán các sản phẩm, dịch vụ trong chuỗi dịch vụ Logistics như kho bãi, dịch vụ khai báo hải quan, cung cấp giá cước, v.vv.. Họ là người trực tiếp tìm kiếm, trao đổi và thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ Logistics và giám sát hoạt động của chuỗi cung ứng trong tổ chức.
Mô tả công việc Sales Logistics:
- Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng thông qua quảng cáo, giới thiệu dịch vụ của công ty.
- Liên lạc, chăm sóc khách hàng cũ tiềm năng để hỗ trợ giá cả và thông báo các dịch vụ ưu đãi.
- Phối hợp cùng nhóm hậu cần để đảm bảo chất lượng các lô hàng đến và đi không bị nhầm lẫn, thiếu sót hoặc hư hại.
- Phối hợp với các đơn vị vận chuyển để quản lý các tệp tin vận chuyển điện tử và xử lý các phát sinh như hoàn trả hàng (nếu có).
Đây là một công việc chịu nhiều áp lực về doanh số và khả năng bị đào thải cao nếu không đảm bảo nguồn khách hàng. Tuy nhiên, môi trường làm việc nhiều cơ hội học hỏi, lương thưởng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn nên vị trí này vẫn thu hút lượng lớn ứng viên.
Xem thêm: Tổng quan về công việc ngành Logistics
Sales Admin (Trợ lý/Thư ký kinh doanh)
Sales adminlà trợ lý hoặc thư ký của các phòng ban trong doanh nghiệp. Họ là người tiếp nhận thắc mắc của khách hàng và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Tùy vào quy mô và cách thức làm việc của mỗi doanh nghiệp mà công việc của Sales admin khác nhau. Tuy nhiên, họ đều phải chịu trách nhiệm cho các đầu việc sau:
- Theo dõi tình trạng hàng hóa, nguyên vật liệu, v.vv.. xuất nhập và tồn kho.
- Theo dõi lịch trình đơn hàng, tiến hành lập biên bản giao - nhận của từng đơn.
- Thúc đẩy tiến độ làm việc của nhân viên Sales để đạt được doanh số tối thiểu.
- Kiểm tra đơn hàng bao gồm tình trạng, thông tin khách hàng, v.vv.. để đảm bảo giao đúng người, đúng sản phẩm.
- Nhập đơn hàng vào hệ thống của doanh nghiệp và kiểm tra tình trạng thanh toán, công nợ, thông tin của khách hàng và cập nhật những thay đổi (nếu có).
- Hỗ trợ cấp trên soạn thảo văn bản, giấy tờ nội bộ liên quan đến các cuộc họp hoặc hoạt động của phòng kinh doanh.
- Liên hệ, giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ cũng như hỗ trợ khi cần thiết.
- Tổng hợp thông tin khách hàng, phân loại khách thường, khách VIP, v.vv.. để đưa ra các chính sách tri ân phù hợp.
- Cập nhật số liệu bán hàng và lập báo cáo ngày, tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của cấp trên.
Sales Tour (Nhân viên kinh doanh Tour du lịch)
Du lịch nghỉ ngơi, trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống vốn là nhu cầu thiết yếu. Hậu đại dịch Covid-19, ngành du lịch vực dậy và phát triển mạnh mẽ, mở ra vô vàn cơ hội việc làm hấp dẫn, trong đó có nghề Sales tour.
Sale tour là người bán sản phẩm/dịch vụ du lịch cho khách hàng nhằm mang lại cho họ những trải nghiệm tốt nhất, đồng thời có thể tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hiện có 2 hình thức sale tour phổ biến:
- Sale tour Inbound: Là công việc tư vấn, giới thiệu thông tin gói sản phẩm/dịch vụ du lịch trong nước cho khách người nước ngoài.
- Sale Tour du lịch Outbound: Là người bán sản phẩm/dịch vụ du lịch cho đối tượng khách trong nước có kế hoạch du lịch ở nước ngoài.
- Dựa trên tính chất công việc, nhân viên Sale tour cần phải thực hiện một số đầu việc sau:
- Tìm kiếm nguồn khách hàng đoàn và lẻ, trực tiếp tư vấn các gói sản phẩm du lịch của doanh nghiệp với mức giá phù hợp, hấp dẫn.
- Phối hợp với admin xây dựng, thiết kế chương trình du lịch mới
- Tiến hành bán vé và ký hợp đồng, liên hệ với các bên để đặt vé, đặt chỗ, đặt phòng khách sạn ngay khi khách hàng đồng ý mua tour
- Định kỳ báo cáo công việc cho ban lãnh đạo
Xem thêm: Sale tour du lịch là gì? Lương của nhân viên sale tour có cao không?
>> Tin liên quan: Bỏ túi kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh cực “xịn”
Sales Consultant (Nhân viên tư vấn bán hàng)
Sales Consultant (Nhân viên tư vấn bán hàng) là người đóng vai trò cố vấn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp về cách gia tăng doanh số bán hàng, cải thiện kỹ thuật và chiến lược bán hàng, cũng như xây dựng mối quan hệ khách hàng chặt chẽ hơn. Họ sẽ xác định các điểm cần cải thiện, phát triển chiến lược để tối đa hóa tiềm năng bán hàng và xây dựng sự trung thành của khách hàng.
Mô tả công việc Sales Consultant (Nhân viên tư vấn bán hàng):
- Xác định và đánh giá nhu cầu của khách hàng để cung cấp cho họ các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.
- Tư vấn và hướng dẫn về các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Chuẩn bị các tài liệu về sản phẩm/dịch vụ và đưa ra trình bày, thuyết trình cho khách hàng khi cần thiết.
- Thỏa thuận về hợp đồng, giá cả, các điều khoản và điều kiện với khách hàng.
- Theo dõi xu hướng thị trường và hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
- Kiểm tra hiệu suất bán hàng và ghi lại dữ liệu khách hàng.
- Hỗ trợ xây dựng chiến lược bán hàng cùng các nhân viên khác trong bộ phận kinh doanh.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và theo dõi các cơ hội bán hàng.
- Cập nhật các diễn biến trong ngành.
Sales Associate (Nhân viên bán hàng tại cửa hàng)
Sales Associate là nhân viên bán hàng làm việc trong cửa hàng để bán các sản phẩm cho khách hàng. Sales Associate có nhiệm vụ chính là tạo ra trải nghiệm mua sắm dễ chịu và tốt đẹp cho khách hàng. Họ đại diện cho công ty mình làm việc, và thường được coi là "gương mặt" của thương hiệu trong tâm trí của người mua hàng.
Các nhiệm vụ hàng ngày của Sales Associate bao gồm:
- Chào đón và tương tác với khách hàng tại cửa hàng và trên sàn bán hàng.
- Lắng nghe nhu cầu của khách hàng và đề xuất các sản phẩm phù hợp.
- Thúc đẩy việc mua sắm bằng cách đề xuất thêm các sản phẩm có thể bổ sung cho nhu cầu của khách hàng.
- Kiểm tra và duy trì hàng tồn kho của các sản phẩm.
- Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về sản phẩm để có thể trả lời các câu hỏi của khách hàng.
- Hỗ trợ trong các chiến dịch tiếp thị, các chương trình trung thành và các chương trình khuyến mãi của cửa hàng.
- Tạo ra các trưng bày và treo biển hiệu.
- Xử lý thanh toán của khách hàng tại quầy thu ngân.
- Đóng gói hoặc đóng gói sản phẩm mua.
- Khuyến mãi cho các sản phẩm mới và các sản phẩm khuyến mãi.
- Làm đầy kệ hàng với hàng tồn mới.
- Xử lý việc trả hàng và đổi trả.
Sales B2B (Nhân viên kinh doanh B2B)
Sales B2B (Nhân viên kinh doanh B2B) là người chuyên thực hiện các hoạt động bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Khác với B2C (bán hàng cho người tiêu dùng cá nhân), B2B tập trung vào vào việc xây dựng mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp, hiểu rõ nhu cầu của họ và cung cấp các giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu đó.
Mô tả công việc của Sales B2B (Nhân viên kinh doanh B2B):
- Xác định các doanh nghiệp có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của công ty và có tiềm năng hợp tác lâu dài.
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và giải thích lợi ích cho họ.
- Đàm phán về giá cả, điều khoản hợp đồng và các yếu tố khác liên quan đến việc bán hàng.
- Giữ liên lạc với khách hàng sau khi bán hàng, hỗ trợ họ giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của họ.
- Ghi chép và theo dõi các hoạt động bán hàng, báo cáo kết quả cho cấp trên.
Sales Coordinator (Nhân viên điều phối kinh doanh)
Sales Coordinator (Nhân viên điều phối kinh doanh) là người hỗ trợ các hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp. Họ đảm nhiệm các công việc hành chính, quản lý dữ liệu và hỗ trợ các nhân viên bán hàng tập trung vào việc chốt giao dịch. Họ cũng cần phải giỏi trong việc lập kế hoạch và theo dõi dữ liệu.
Các trách nhiệm cụ thể của Sales Coordinator (Nhân viên điều phối kinh doanh):
- Duy trì hồ sơ bán hàng được tổ chức và báo cáo việc đặt mục tiêu cuối tháng cho nhóm quản lý cấp cao.
- Sắp xếp việc tạo ra và phân phối các bản trình bày và tài liệu hỗ trợ để giúp nhóm bán hàng tạo ra cơ hội kinh doanh.
- Hỗ trợ quản lý cấp cao bằng cách hoàn thành các đơn hàng và thông báo cho khách hàng về các trễ hẹn và ngày giao hàng.
- Đóng góp vào sự hài lòng tổng thể của khách hàng bằng cách trả lời email một cách kịp thời và xử lý các đơn hàng qua điện thoại.
- Thiết lập giao tiếp và tương tác tích cực với các đại diện bán hàng để đảm bảo các đơn hàng được xử lý kịp thời.
- Hợp tác với nhân viên bán hàng cấp cao trong các cuộc họp hàng tuần bằng cách tạo và duy trì báo cáo bán hàng cuối tháng.
Mức lương ngành Sales
Mức lương ngành Sales hiện nay sẽ có những sự khác biệt tùy vào từng vị trí và lĩnh vực mà bạn đang làm việc. Bên cạnh đó, sự thay đổi về mức lương ngành Sales cũng sẽ thay đổi theo từng năm. Để hiểu rõ hơn về mức lương ngành Sales là bao nhiêu, bạn có thể tham khảo 2 bảng tổng hợp về mức lương của ngành này theo 2 giai đoạn 2022 - 2023 và 2023 - 2024 để có được góc nhìn tổng quan hơn.
Bảng lương trung bình của ngành nghề Kinh doanh/Bán hàng giai đoạn 2022 - 2023 (Đơn vị tính: Triệu VND)
Bảng lương trung bình của ngành nghề Kinh doanh/Bán hàng giai đoạn 2023 - 2024 (Đơn vị tính: Triệu VND)
Lưu ý:
Số liệu về bảng lương ở trên được trích dẫn từ “Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 của TopCV” và ““Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2023 & Nhu cầu tuyển dụng 2024 của TopCV”.
10 kỹ năng không thể thiếu của nhân viên Sales
Người làm Sales cần những kỹ năng và yếu tố gì để đạt được doanh số? Dưới đây là một số kỹ năng bạn cần trau dồi:
- Lắng nghe chủ động: Hãy chú ý và tập trung với những thông tin mà khách hàng đưa ra. Thông qua đó bạn sẽ biết cách đặt câu hỏi sâu hơn để hiểu rõ nhu cầu và vấn đề của khách hàng, từ đó đưa ra được giải pháp phù hợp.
- Đồng cảm: Có khả năng đồng cảm và đảm bảo với khách hàng rằng bạn có thể đáp ứng được yêu cầu của họ là một khía cạnh quan trọng trong công việc. Để làm được điều này, bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng, lắng nghe và hiểu vấn đề khó khăn của họ.
- Kiến thức về sản phẩm: Khách hàng thường đặt nhiều câu hỏi về sản phẩm khi mua hàng. Nhân viên sales có kiến thức sâu về sản phẩm có thể giúp khách hàng giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Quản lý thời gian: Một nhân viên bán hàng cần làm việc thông minh hơn là chỉ làm việc chăm chỉ. Hãy học cách ưu tiên công việc và quản lý thời gian một cách hợp lý. Nếu bạn làm việc 12-15 giờ một ngày mà lại không chuyển đổi được bất kỳ khách hàng tiềm năng nào thành giao dịch thì sẽ rất lãng phí thời gian và nguồn lực. Thay vào đó, hãy biết sắp xếp và làm song song (multi - task) các đầu việc.
- Kỹ năng đàm phán: Một nhân viên sales có kỹ năng đàm phán tốt sẽ biết dựa vào yêu cầu về sản phẩm và ngân sách của khách hàng, và đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhất.
- Hiểu biết về kinh doanh: Hiểu biết về vấn đề kinh doanh, phân tích rủi ro và cơ hội, đưa ra quyết định dựa trên thông tin và hành động tích cực ảnh hưởng đến tổ chức là kỹ năng cần có của một nhân viên bán hàng.
- Xây dựng mối quan hệ: Một nhân viên bán hàng cần có khả năng xây dựng mối quan hệ vững chắc, lâu dài để tạo nguồn khách hàng trung thành, giảm bớt chi phí và thời gian tìm kiếm khách hàng mới cho doanh nghiệp. Các mối quan hệ chất lượng cũng giúp nhân viên sales dễ dàng tạo ra chuyển đổi.
- Giao tiếp tốt: Nhân viên sales cần truyền đạt thông tin một cách rõ ràng cả trong lời nói và viết, đảm bảo truyền tải thông tin một cách trơn tru và mạch lạc với khách hàng.
- Quản lý dự án: Kỹ năng quản lý dự án giúp nhân viên bán hàng biết cách phân bổ thời gian, các đầu việc, từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu công việc và dễ theo dõi, kiểm soát nếu có những vấn đề phát sinh.
- Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, các doanh nghiệp đã dần mở rộng thị trường kinh doanh ra các nước trong khu vực và quốc tế. Vậy nên kỹ năng ngoại ngữ sẽ giúp nhân viên sales tiếp cận được nhiều khách hàng với khả năng chi tiêu lớn hơn, thúc đẩy doanh số và mở rộng tệp khách hàng cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: TOP các kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh ở từng lĩnh vực
Những hiểu lầm thường gặp về nghề Sales
Nhân viên Sales cần phải ăn nói tốt
Trong công việc kinh doanh, bán hàng, việc sở hữu kỹ năng giao tiếp một cách linh hoạt và thuyết phục là yếu tố cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nó không phải là tất cả. Mỗi khách hàng có thể tiếp xúc với rất nhiều nhân viên sales từ các công ty khác nhau và đều có khả năng ăn nói tốt. Do đó, chất lượng thông tin bạn cung cấp, sự chân thật mà không phải lời nói đẹp đẽ hay quá nhiều lời khen ngợi sản phẩm sẽ là yếu tố thực sự quan trọng.
Làm Sales không ổn định
Mọi ngành nghề đều có thời gian thăng trầm nhất định. Điểm mấu chốt không nằm ở việc làm nhân viên sales không có tương lai, mà là khả năng của mỗi người trong việc đối mặt và giải quyết những thách thức. Cần nhìn nhận rằng, nhiều lãnh đạo hàng đầu và các tỷ phú hiện nay trên thế giới đã từng bắt đầu sự nghiệp của mình từ vị trí nhân viên sales.
Bị từ chối là thất bại của nhân viên Sales
Trong bối cảnh thị trường mở rộng, cung lớn hơn cầu, khách hàng có quyền lựa chọn và từ chối bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào họ thấy không hợp và không cần thiết. Vậy nên ngay cả những nhân viên sales dày dạn kinh nghiệm nhất cũng sẽ phải đối mặt với tình huống bị từ chối. Điều quan trọng là bạn cần rút ra được kinh nghiệm sau những lần bị từ chối và cải thiện kỹ năng của bản thân cho những lần sau.
Tìm việc làm Sales/Nhân viên kinh doanh ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều kênh để bạn tìm kiếm việc làm Sales/Nhân viên kinh doanh hiệu quả. Trong đó, phổ biến nhất là các website tuyển dụng. Nổi bật trong số đó là TopCV, nơi quy tụ hàng nghìn vị trí Sales/Nhân viên kinh doanh đang tuyển dụng trên toàn quốc với nhiều nhà tuyển dụng uy tín.
TopCV là một trong những nền tảng tuyển dụng hàng đầu đang áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, từ đó bạn có thể tìm kiếm việc làm dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, TopCV cũng là nơi quy tụ các nhà tuyển dụng tiềm năng trong ngành Sales, mở ra cơ hội phát triển rộng mở cho bạn. Ngoài ra, TopCV còn hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ xin việc chuyên nghiệp, giúp bạn tự tin hơn khi ứng tuyển.