Hầu hết các trường hợp chấn thương ngón chân do vấp ngã không đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, những tổn thương ban đầu có vẻ không quá lớn có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra sự tụ máu dưới da kéo dài, khiến cho việc di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn.
Nguyên nhân khiến móng chân bị bầm tím
Móng chân bị đen bị bệnh gì? Hay nguyên nhân khiến móng chân bầm tím là thắc mắc của khá nhiều người. Móng chân đóng vai trò bảo vệ và bọc lớp mô mềm, thiếu hụt canxi có thể làm cho móng yếu và dễ bị tổn thương như: Gãy, xước, nứt nẻ, điều này khiến móng dễ bị dập khi chịu các tác động mạnh. Các nguyên nhân cụ thể gây ra móng chân bầm tím bao gồm:
- Sử dụng búa không đúng cách vô tình tác động mạnh vào ngón chân.
- Móng bị kẹt giữa cửa hay các dụng cụ lao động.
- Vật nặng rơi trúng khiến móng chân bị bầm tím.
Khi móng chân bị dập, máu bầm có thể tích tụ dưới móng chân, gây sưng và có thể hình thành mủ. Nếu không áp dụng cách chữa móng chân bị bầm tím kịp thời, có thể dẫn đến viêm nhiễm và sưng lên, trong một số trường hợp có thể dẫn đến mất móng hoặc biến dạng móng chân.
Kiểm tra và sơ cứu vết thương móng chân bị bầm tím
Khi móng chân gặp chấn thương, cần thực hiện bước đầu tiên của cách chữa móng chân bị bầm tím ngay lập tức. Dưới đây là một số nguyên tắc phương pháp sơ cứu bạn cần nhớ:
- Hạn chế cử động của ngón chân, đặc biệt là phần móng chân bị tổn thương.
- Sử dụng túi đá được bọc trong khăn bông sạch để đặt lên vùng bị tổn thương, giúp giảm đau và sưng.
- Trong trường hợp vết thương có chảy máu, hãy tiến hành cầm máu và sát trùng vùng tổn thương bằng cách sử dụng băng gạc.
Nếu vết thương trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến gân và xương, bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có hướng kiểm tra và điều trị kịp thời.
Cách chữa móng chân bị bầm tím tại nhà
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là một phương pháp hiệu quả để giảm sưng và đau nhức nhanh chóng cho vùng móng bị bầm tím. Với cách chữa móng chân bị bầm tím này bạn có thể sử dụng một viên đá lạnh được bọc trong khăn mềm và chườm lên vị trí móng bị tổn thương trong khoảng 15-20 phút.
Trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị tổn thương, bạn nên thực hiện chườm đá lạnh mỗi 1-2 giờ. Trong những ngày tiếp theo, bạn có thể thực hiện chườm đá lạnh 2-3 lần mỗi ngày. Nếu nhiều móng chân bị tổn thương và không có vết thương mở, bạn cũng có thể ngâm chân trong một chậu đá lạnh để có hiệu quả tốt hơn.
Sử dụng thuốc giảm đau
Trong trường hợp đau nhức kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Hãy tránh tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Giảm áp lực
Khi móng chân bị tổn thương, bạn nên giảm áp lực lên vùng bị tổn thương bằng cách ngồi ở tư thế thoải mái nhất và đặt chân lên gối êm hoặc kê lên đầu gối của chân không bị tổn thương. Điều này giúp giảm đau và ngăn chặn sự tích tụ máu dưới móng.
Xử lý móng bị tổn thương
Xử lý móng bị tổn thương là bước quan trọng trong cách chữa móng chân bị bầm tím với trường hợp móng bị bong ra hoặc bị tổn thương nghiêm trọng, bạn cần thực hiện băng bó kết hợp sử dụng kháng sinh và vệ sinh móng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, như: Chảy máu hoặc máu tụ dưới móng nhiều, bạn nên đến cơ sở y tế để có biện pháp điều trị phù hợp, đồng thời giảm nguy cơ biến dạng móng và nhiễm trùng.
Chăm sóc và theo dõi tình trạng móng
Để vết thương phục hồi tốt nhất, việc tuân thủ nguyên tắc chăm sóc vết thương cơ bản và theo dõi tình trạng là điều cần thiết. Bạn cần chú ý thay băng gạc thường xuyên 1-2 lần/ngày, tránh vết thương bị nhiễm trùng. Nếu vết thương trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến gân và xương, bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Tình trạng móng chân bị bầm tím nghiêm trọng phải làm sao?
Trong trường hợp tình trạng móng chân bị bầm tím kèm theo một số dấu hiệu nghiêm trọng sau đây, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay:
- Cơn đau không thể chịu nổi.
- Chấn thương xảy ra ở trẻ em.
- Chảy máu không thể kiểm soát được.
- Nền móng bị tổn thương.
- Móng bị đổi màu mà không phải do chấn thương gây ra.
Trong những trường hợp này, cách chữa móng chân bị bầm tím sẽ do bác sĩ quyết định và có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ móng bị hư. Trước khi thực hiện việc này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành băng ngón chân hoặc ngón tay để bảo vệ nền móng trong vài ngày.
Nếu bạn gặp phải tình trạng dập móng chân kèm theo gãy xương, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng nẹp trong vài tuần để ổn định xương và giúp vùng tổn thương phục hồi nhanh chóng.
Bác sĩ cũng có thể thực hiện việc khoan móng để giảm áp lực và giảm đau. Lưu ý rằng bạn không nên tự thực hiện thủ thuật này tại nhà vì nó có thể gây nhiễm trùng nền móng. Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng nền móng như sau, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được can thiệp y tế đúng đắn:
- Có dịch hoặc mủ dưới móng tay.
- Đau và sưng ngày càng nặng hơn.
- Có vệt đỏ trên da.
- Ngón tay/chân nóng hoặc đau nhói.
- Khu vực xung quanh vùng tổn thương quá đỏ, phù nề.
Thời gian phục hồi khi móng chân bị bầm tím
Thời gian phục hồi của móng chân sau khi bị tổn thương phụ thuộc vào mức độ tổn thương và hiệu quả của cách chữa móng chân bị bầm tím mà bạn áp dụng. Cụ thể:
- Diện tích tổn thương dưới móng nhỏ: Trong trường hợp này, việc hồi phục thường chỉ mất vài tuần. Do góc móng bị tổn thương nhỏ, móng có thể rụng và mọc lại nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến toàn bộ móng.
- Tổn thương bầm đen toàn bộ nền móng một cách nghiêm trọng: Trong trường hợp này, việc phục hồi có thể mất đến 12 tháng để móng mới phát triển hoàn toàn đối với móng chân. Đối với móng tay, thời gian phục hồi có thể ngắn hơn, chỉ từ 4 đến 6 tháng.
Dù đã được điều trị kịp thời và hiệu quả, bạn cũng cần kiên nhẫn vì việc móng mới mọc lại và trông bình thường yêu cầu một khoảng thời gian không ngắn.
Trên đây là thông tin về cách chữa móng chân bị bầm tím mà nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn đọc. Trong nhiều trường hợp, móng chân bị bầm tím nhẹ có thể tự phục hồi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, đặc biệt là khi có các dấu hiệu bất thường. Khi đó, nên thăm khám sớm để loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây mất chức năng hoặc biến dạng móng và ngón chân.