Để xã hội ngày càng phát triển thì cũng cần tới sự phát triển của tất cả các ngành nghề, và trong đó ngành Hóa Học đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất đối với sự phát triển của ngành khoa học. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để thấy được tầm quan trọng của ngành hóa học và học giỏi Hóa thì nên làm nghề gì nhé.
1. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành hóa học
Có thể nói môn Hóa Học là môn môn học khó đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên nhưng lại vô cùng quan trọng. Ngày nay ngành Hóa Học đã có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống của con người.
Hóa học đóng góp vào các ngành nghề khác nhau, là một chất xúc tác để tác động đến sự phát triển của các ngành. Vì vậy, ngành hóa học liên quan đến nhiều công việc khác nhau cụ thể như:
- Sản xuất vật liệu xây dựng (cao su, chất liệu nhựa,..)
- Chế biến thực phẩm (gia vị, chất phụ gia)
- Sử dụng trong y dược (bào chế thuốc men, vitamin, thực phẩm chức năng,…)
- Sản xuất các loại mặt hàng tiêu dùng trong đời sống
- Nghiên cứu những loại thuốc dùng trong ngành nông nghiệp,…
Vậy nên, chúng ta có thể thấy ngành Hóa Học góp mặt trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống.
Ngành Hóa Học hiện nay đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng, ngành Hóa Học đang dần mở ra triển vọng việc làm và đồng thời mở rộng cơ hội làm việc đối với các bạn sinh viên đang theo đuổi ngành này sau khi ra trường.
Nước Việt Nam được xem là một thị trường được đánh giá cao về có tiềm năng và chú trọng phát triển đến ngành công nghiệp Hóa Học. Đặc biệt là Nhà nước đang không ngừng đầu tư và đổi mới về các phòng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu bao gồm cả về mặt tài chính, công nghệ hiện đại và cơ sở hạ tầng,…
Để luyện thi đại học các em có thể luyện thi trắc nghiệm THPT QG tại Học Thông Minh để chuẩn bị kiến thức và kỹ năng trước khi bước vào kỳ thi quan trọng
Qua đó sẽ tập trung phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời nâng cao khả năng ứng dụng các kiến thức liên quan đến hóa học vào thực tiễn cuộc sống. Do vậy, các ngành liên quan đến Hóa Học đều đang có xu hướng phát triển và hoạt động bền bỉ hơn.
2. Học giỏi Hóa thì nên làm nghề gì?
Các chuyên gia đã từng khẳng định rằng, cử nhân ngành Hóa Học sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm, và có rất nhiều sự lựa chọn ngành nghề khác nhau. Họ vừa có thể tham gia vào lực lượng lao động và đóng góp vào bất cứ ngành nghề nào. Ngoài ra, họ cũng có thể tiếp tục học lên trình độ Thạc sĩ/Tiến sĩ hay đi du học ở nước ngoài.
Vì vậy, với những người có năng lực về ngành Hóa Học thì cũng không quá khó để tìm kiếm một vị trí giảng viên dạy tại những cơ sở đào tạo ngành Hóa Học trong và ngoài nước.
Nắm vững kiến thức cơ bản về nguyên tử khối cũng là một trong những cách để học giỏi hóa và dễ dàng hơn cho các em tìm việc làm
- Đối với những người có chuyên môn ngành Hóa Học thì cũng có thể nhận vào làm việc ở những vị trí như:
+ Chuyên viên phát triển sản phẩm.
+ Chuyên viên kiểm định chất lượng sản phẩm.
+ Nhà nghiên cứu vật liệu.
+ Cố vấn khoa học.
+ Nhà quản lý chất lượng sản phẩm.
+ Kỹ sư hóa học
+ Giảng viên bộ môn công nghệ hóa học.
Học giỏi Hóa nên làm nghề gì?
- Ngoài ra, cũng có thể ứng tuyển vào các vị trí chuyên viên hóa học như:
+ Y tế, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe.
+ Công nghệ thực phẩm.
+ Vật liệu xây dựng.
+ Vật liệu công nghệ cao (vi mạch, màn hình OLED, LED,…)
+ Nguyên liệu cho công nghiệp điện tử.
+ Nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…)
+ Sản xuất hàng hóa tiêu dùng.
+ Năng lượng.
+ Mỹ phẩm, hóa dược.
+ Môi trường (xử lý chất thải, khí thải,…).
+ Thời trang (dệt, thuốc nhuộm,…).
Trong các ngành liên quan đến hóa học đã liệt kê ở phía trên đây, hầu hết cho thấy có rất nhiều bạn thí sinh lựa chọn và yêu thích lĩnh vực Y Dược. Không những có cơ hội việc làm cao, ổn định mà ngành học này còn mang đến nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai. Và ngày nay, lĩnh vực y tế cũng đang được chú trọng rất nhiều.
3. Các trường có sử dụng môn Hóa trong tổ hợp xét tuyển
Hiện nay, có rất nhiều tổ hợp xét tuyển có chứa môn Hóa nhưng không thể không kể đến một số tổ hợp truyền thống như: A00 (gồm Toán, Hóa, Lý), B00 (Toán, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh) và D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh) .
Xem ngay: Cách học giỏi hóa hiệu quả
Và cũng có rất nhiều trường xét tuyển sử dụng Hóa trong tổ hợp xét tuyển như:
- Tại khu vực miền Bắc gồm các trường:
+ Đại học Bách Khoa
+ Đại học Xây dựng
+ Đại học Kinh tế Quốc dân
+ Đại học Thương Mại
+ Đại học Y Hà Nội
+ Đại học Dược Hà Nội
+ Đại học Khoa học Tự Nhiên
+ Đại học Khoa học và Công nghệ
+ Đại học Khoa học (Thái Nguyên)
+ Đại học Công Nghiệp (Việt Trì)
- Ở khu vực miền Trung gồm các trường:
+ Đại học Khoa học (Đại học Huế)
+ Đại học Sư phạm Đà Nẵng
+ Đại học Đà Lạt
+ Đại học Quy Nhơn
+ Đại học Phú Yên
- Tại khu vực miền Nam gồm các trường:
+ Đại học Y Dược TPHCM
+ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
+ Đại học Khoa học Tự nhiên (Tp Hồ Chí Minh)
+ Đại học Cần Thơ
+ Đại học Thủ Dầu Một
Ngoài ra cũng còn rất nhiều trường khác có sử dụng môn Hóa trong tổ xét tuyển.
Bài viết trên đây là những thông tin mà Học Thông Minh muốn chia sẻ cho các bạn để hiểu rõ hơn về các ngành liên quan đến Hóa Học. Hy vọng sẽ hữu ích đối với tất cả các bạn trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.