Copywriter là một nghề không mấy xa lạ với những người quan tâm tới ngành Marketing & Communication. Nếu bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, AIM sẽ cùng bạn soi rọi chút ánh sáng đầu tiên trên hành trình trở thành một copywriter thực thụ, với lộ trình tự học copywriting cơ bản dành cho người mới bắt đầu.
I. Nhìn nhận chung về nghề copywriting
Muốn bước chân vào lĩnh vực này, việc đầu tiên là bạn phải có cái nhìn bao quát về ngành quảng cáo, về nghề viết quảng cáo và con đường sự nghiệp của nghề. Một số nội dung bạn không được bỏ qua:
- Nhìn nhận chung về ngành quảng cáo và ngành quảng cáo Việt Nam hiện đại.
- Thấu hiểu về nghề copywriting trong ngành quảng cáo - một nghề vừa “danh giá” vừa lắm trắc trở.
- Vai trò đặc biệt của copywriter trong ngành quảng cáo: Copywriter chính là người truyền nội dung, thông điệp đến khách hàng bằng cách sử dụng ngôn từ làm vũ khí để tạo ấn tượng, xây dựng niềm tin, và gia tăng cảm tình, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
II. Copywriting không chỉ dừng lại là viết
Nhiều bạn còn lầm tưởng làm copywriting chỉ việc viết nội dung, truyền tải thông tin đến khách hàng. Tuy nhiên viết làm sao để khiến người đọc chú ý và thuyết phục họ mua sản phẩm, thì còn đòi hỏi khả năng sáng tạo qua từng “con chữ” của mỗi người. Để làm được điều này, một copywriter cần phải tiến hành nghiên cứu insight khách hàng và đưa ra các phương án phù hợp.
-
Học cách phân tích toàn bộ bối cảnh và chiến dịch của thương hiệu
Tham khảo những case-study từ các thương hiệu lớn sẽ giúp bạn rút ra được những ý tưởng và bài học thú vị để từ đó có thể áp dụng chúng vào công việc thực tế của mình.
-
Tìm hiểu cách xác định ý tưởng chiến lược là kim chỉ nam định hướng toàn bộ nội dung viết
Một ý tưởng tuyệt vời sẽ là tâm điểm của bất kỳ chiến dịch hoặc dự án nội dung nào. Từ việc xây dựng big idea cho đến execution idea sẽ giúp bạn triển khai ra rất nhiều nội dung hấp dẫn và ti tỉ cách diễn giải thú vị, hài hước khác nhau. Chính vì vậy, việc lên ý tưởng là cả một hành trình dài và tốn nhiều nhân lực.
Execution idea thành từng nhóm nhỏ nội dung
- Tìm hiểu cách triển khai ý tưởng
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nhiều bạn copywriter thường vấp phải nhiều vấn đề trong việc triển khai các ý tưởng hay ho của mình thành những nội dung có thể “xài” và chạm được đến khách hàng.
-
Tìm hiểu cách thức viết cho loại hình tuyên ngôn (Brand Manifesto)
Ngày nay, khi có quá nhiều sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, hành vi mua sắm của người dùng không chỉ dừng lại ở việc chọn những loại sản phẩm chất lượng, giá tốt nữa. Giờ đây, người tiêu dùng còn dựa vào “Lý do sản phẩm tồn tại”, “Lý do bạn làm ra chúng”. Và một trong những cách phổ biến nhất để kết nối cảm xúc, truyền cảm hứng đến khách hàng là sử dụng tuyên ngôn thương hiệu (Brand Manifesto).
Nike là một trong những thương hiệu áp dụng hình thức này và đạt được sự yêu thích đến từ mọi người. Với thông điệp mong muốn mọi vận động viên có thể dùng tài năng của mình để đạt được thành công của chính họ, NIKE đã thành công trong việc mang lại sự cộng hưởng cảm xúc và lý giải được vì sao thương hiệu ấy lại dành cho mọi người.
Đọc thêm: Lộ Trình Tự Học Content Marketing
III. Ứng dụng viết cho từng loại hình quảng cáo
Công việc của copywriter rất đa dạng từ việc viết bài SEO, bản tin, khẩu hiệu, tagline, kịch bản quảng cáo cho đến đóng góp ý tưởng trong quá trình thiết kế ấn phẩm quảng cáo (catalogue, banner, brochure, postcard…). Như bạn thấy, một copywriter phải mang trong mình sự đa nhiệm về kỹ năng viết, cũng như sử dụng ngôn từ sao cho phù hợp cho từng loại hình quảng cáo, vì mỗi loại đều có cách viết và mục đích khác nhau.
Để làm được điều đó, trước tiên bạn phải nắm được chức năng của mỗi loại, từ đó khai thác điểm mạnh và tối ưu chúng một cách hiệu quả.
1. Phim quảng cáo (TVC, video) và quảng cáo hiển thị (Web banner)
- Thấu hiểu tính năng, chức năng của loại hình phim quảng cáo (TVC, video) và quảng cáo hiển thị (Web banner).
- Thực hành trải nghiệm thông qua các ví dụ về phim quảng cáo (TVC, video)
- Luôn bắt đầu từ ý tưởng sáng tạo.
- Cách viết ngôn ngữ kịch bản (Scripts) và mô tả (Description).
- Cách viết lời hội thoại (Voice over, dialog).
- Cách viết phụ đề (Subtitles).
- Cách viết khẩu hiệu (Endline).
- Thực hành trải nghiệm thông qua các ví dụ và bài tập về web banner:
- Luôn bắt đầu từ ý tưởng sáng tạo.
- Cách xử lý tiêu đề (Headline).
- Cách cung cấp thông tin đến người xem hiệu quả.
2. Quảng cáo vô tuyến (Radio ad), quảng cáo giới thiệu (Corporate film), phim tài liệu (Documentary film)
- Thấu hiểu tính năng, chức năng của loại hình quảng cáo vô tuyến (Radio ad), quảng cáo giới thiệu (Corporate film), phim tài liệu (Documentary film).
- Thực hành trải nghiệm thông qua các ví dụ và bài tập về quảng cáo vô tuyến (Radio ad):
- Luôn bắt đầu từ ý tưởng sáng tạo.
- Cách viết ngôn ngữ kịch bản (Scripts).
- Thực hành trải nghiệm thông qua các ví dụ về quảng cáo giới thiệu (Corporate film), phim tài liệu (Documentary film).
- Cách viết để tạo sự thú vị cho loại hình quảng cáo vốn được xem là khó và tẻ nhạt này.
Đọc thêm: Làm sao để trở thành freelance content writer?
3. Nội dung mạng xã hội (Social content)
Social Content là những công việc liên quan đến sáng tạo những nội dung hấp dẫn, thu hút người xem trên các trang mạng xã hội. Đối với dạng này, nội dung bài viết sẽ ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề nhưng vẫn phải viết làm sao để gây ấn tượng đến người đọc. Từ cơ bản cho đến kỹ năng chuyên sâu, đầu tiên bạn phải:
- Hiểu rõ định nghĩa mạng xã hội (Social network) và nội dung mạng xã hội (Social content).
- Phân biệt truyền thông mạng xã hội (Social media marketing) và tiếp thị nội dung (Content marketing).
- Thấu hiểu tính năng, chức năng của loại hình quảng cáo nội dung mạng xã hội.
- Tìm hiểu sâu về các hình thức thể hiện nội dung trên mạng xã hội (Format) bao gồm định dạng single, multi, carousel, canvas,…
- Phân biệt các dạng nội dung viết phổ biến hiện nay như blog, case study, podcast, ebook,…
- Thấu hiểu về hành vi người đọc mạng xã hội để hoạch định chiến lược nội dung. Ví dụ: với lượng nội dung khổng lồ trên facebook, bạn chỉ có 3 giây để thu hút người dùng dừng lại và đọc bài viết của bạn. Để làm được điều đó, buộc tiêu đề hoặc hình ảnh bài viết phải làm sao cho thật nổi bật hấp dẫn người xem.
Sau khi đã có lượng kiến thức nền tảng đầy đủ, giờ đây bạn có thể dễ dàng hơn trong việc làm quen với những kỹ năng viết dưới nhiều hình thức:
- Nắm bắt cách viết nội dung cho mạng xã hội.
- Nắm bắt các thủ thuật để giúp tiếp cận được nhiều người xem nhất.
- Thực hành trải nghiệm thông qua các ví dụ về nội dung mạng xã hội của các thương hiệu (Social content).
- Tìm hiểu về cách viết để không bị lạc đề và luôn giữ được mối liên hệ với chiến dịch và với thương hiệu.
- Thấu hiểu cách viết để bán hàng.
- Thấu hiểu cách viết bài PR.
- Thấu hiểu cách viết gia tăng nhận thức (Brand awareness).
- Cách thức phát triển nội dung 1 bài social content.
Để tạo ra những bài viết hấp dẫn người đọc, thì content và ý tưởng sẽ phải song hành cùng nhau. Có ý tưởng, mọi câu từ đều được chắt chiu để toát lên tinh thần thương hiệu, chạm vào tâm lý người tiêu dùng và thôi thúc mua hàng.
Hơn thế, nếu bạn muốn trở thành một Copywriter thực thụ - một nghề cần phải có trải nghiệm nhiều, thì nắm lý thuyết thôi chưa đủ. Bạn cần phải luyện tập càng nhiều để “lên tay” kỹ năng viết của mình. Vậy làm sao để vừa nắm chắc kiến thức vừa có thể thực hành? AIM Academy sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó với: KHÓA HỌC CREATIVE IDEAS
- Nơi giúp bạn có những trải nghiệm mới lạ về ngành quảng cáo với sự dẫn dắt là những giám đốc sáng tạo (Creative director) và giám đốc nội dung (Content director) kỳ cựu tại Việt Nam.
- Thực hành xuyên suốt khóa học và ngay tại lớp để nhận được ý kiến đóng góp từ giảng viên.
- Nắm vững bản chất của viết trong quảng cáo sáng tạo là xuất phát từ ý tưởng và phục vụ cho mục đích kinh doanh.
- Phát triển tư duy sáng tạo cân bằng giữa nghệ thuật và logic.
- Rèn luyện khả năng cảm nhận ý tưởng và ngôn từ vốn rất chủ quan, trừu tượng và dễ rơi vào tình trạng ‘văn mình, vợ người.
- Ứng dụng viết trên nhiều loại hình đa dạng của quảng cáo.
- Bài tốt nghiệp cuối khoá tạo điều kiện cho học viên thể hiện khả năng viết quảng cáo với nhiều định dạng khác nhau, từ đó đặt để vào portfolio phục vụ cho việc ứng tuyển việc làm.
Viết trong quảng cáo sáng tạo không phải là câu từ lấp lánh, càng không phải là câu chuyện vần điệu. Cuối cùng viết trong quảng cáo sáng tạo là để phục vụ mục đích kinh doanh, thúc đẩy bán hàng. Do đó, viết phải có chiến lược.
Tất cả đều sẽ được làm rõ trong khoá học CREATIVE IDEAS, đăng ký ngay để AIM tư vấn bạn kỹ hơn!