Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 2: Đô thị hóa sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 2: Đô thị hóa
I. Khái niệm đô thị hóa và ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị
Mở đầu trang 19 Chuyên đề Địa lí 10: Đô thị hoá được hiểu như thế nào? Tỉ lệ dân thành thị có ý nghĩa gì? Đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển có đặc điểm gì? Đô thị hoá ở hai nhóm nước này sẽ diễn ra theo xu hướng nào?
Trả lời:
* Đô thị hoá được hiểu là:
- Theo nghĩa hẹp, đô thị hoá là quá trình phát triển đô thị, với biểu hiện đặc trưng là tăng quy mô dân số và diện tích đô thị.
- Theo nghĩa rộng, đô thị hoá là quá trình không chỉ tăng quy mô dân số đô thị và mở rộng không gian đô thị, mà còn bao gồm những thay đổi trong phân bố dân cư, cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và trong lối sống, văn hoá, tổ chức không gian môi trường sống.
* Tỉ lệ dân thành thị có ý nghĩa:
- Dùng để so sánh mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia, các châu lục, các nhóm nước,... Tỉ lệ dân thành thị càng lớn, mức độ đô thị hoá càng cao
- Tỉ lệ dân thành thị là thước đo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ văn minh của một quốc gia. Tỉ lệ dân thành thị phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế (đo bằng tốc độ tăng trưởng) và tiến bộ trong chất lượng cuộc sống dân cư (đo bằng GDP/người, tuổi thọ trung bình, số năm đi học trung bình,...).
* Đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển:
Đặc điểm đô thị hoá Các nước phát triển Các nước đang phát triển - Đô thị hoá diễn ra từ rất sớm và gắn liền với công nghiệp hoá.- Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm.- Tỉ lệ dân thành thị cao và có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước.- Quy mô các đô thị cực lớn được đẩy mạnh phát triển.- Đô thị có tầm ảnh hưởng lớn, lối sống đô thị diễn ra phổ biến. - Đô thị hoá diễn ra muộn và gắn liền với bùng nổ dân số.- Số dân thành thị tăng nhanh và tốc độ gia tăng số dân thành thị cao.- Tỉ lệ dân thành thị có sự chênh lệch giữa các châu lục, khu vực và các nước.- Số lượng đô thị và quy mô đô thị tăng nhanh.- Đô thị có vai trò quan trọng, lối sống đô thị ngày càng phổ biến.* Xu hướng đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển:
Xu hướng đô thị hoá Các nước phát triển Các nước đang phát triển- Số dân thành thị tăng chậm và quy mô đô thị thay đổi.
- Phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh các đô thị lớn.
- Chức năng đô thị thay đổi theo hướng đa dạng hơn.
- Số dân thành thị và số lượng đô thị lớn, cực lớn tiếp tục tăng.
Phát triển các đô thị vừa và nhỏ.
- Cải tạo và nâng cấp các đô thị, phát triển các đô thị sinh thái.
1. Khái niệm đô thị hóa
Câu hỏi trang 20 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin và dựa vào bảng 2.1, hãy:
- Trình bày khái niệm đô thị hoá theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Nhận xét về những biểu hiện của đô thị hoá trên thế giới.
Trả lời:
* Yêu cầu số 1:
- Khái niệm đô thị hoá theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
+ Theo nghĩa hẹp, đô thị hoá là quá trình phát triển đô thị, với biểu hiện đặc trưng là tăng quy mô dân số và diện tích đô thị.
+ Theo nghĩa rộng, đô thị hoá là quá trình không chỉ tăng quy mô dân số đô thị và mở rộng không gian đô thị, mà còn bao gồm những thay đổi trong phân bố dân cư, cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và trong lối sống, văn hoá, tổ chức không gian môi trường sống.
- Ví dụ: Một trong những nội dung trong bản Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 là: khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía tây, nam đến đường vành đai 4 và về phía bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; về phía Đông đến khu vực Gia Lâm, Long Biên.
Yêu cầu số 2: Nhận xét về những biểu hiện của đô thị hoá trên thế giới:
+ Sự tăng nhanh của số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị. Cụ thể, số dân thành thị tăng từ 1354 triệu người (1970) lên đến 4379 triệu người (2020).
+ Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng từ 36,6% (1970) lên đến 56,2% (2020).
2. Ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị
Câu hỏi trang 22 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin và dựa vào hình 2.1, bảng 2.2, bảng 2.3, bảng 2.4, hãy:
- Cho biết tỉ lệ dân thành thị có ý nghĩa gì.
- Nhận xét tỉ lệ dân thành thị của hai nhóm nước và của một số nước trên thế giới.
- Nhận xét mối quan hệ giữa tỉ lệ dân thành thị với một số tiêu chí chất lượng cuộc sống.
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Ý nghĩa tỉ lệ dân thành thị:
+ Dùng để so sánh mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia, các châu lục, các nhóm nước,... Tỉ lệ dân thành thị càng lớn, mức độ đô thị hoá càng cao
+ Tỉ lệ dân thành thị là thước đo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ văn minh của một quốc gia. Tỉ lệ dân thành thị phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế (đo bằng tốc độ tăng trưởng) và tiến bộ trong chất lượng cuộc sống dân cư (đo bằng GDP/người, tuổi thọ trung bình, số năm đi học trung bình,...).
- Yêu cầu số 2: Nhận xét tỉ lệ dân thành thị của hai nhóm nước và của một số nước trên thế giới:
+ Tỉ lệ dân thành thị của nhóm nước phát triển cao và tăng đều qua các năm, năm 1970 là 66,8% đến năm 2020 đã tăng lên là 79,1%. Tỉ lệ dân thành thị của nhóm nước đang phát triển còn thấp nhưng đang tăng nhanh qua các năm, năm 1970 là 25,3% đến năm 2020 đã tăng lên là 51,7%.
+ Các nước có tỉ lệ dân thành thị cao là Nhật Bản (91,6%), Na Uy (82,6%); Bô-li-vi-a có tỉ lệ dân thành thị ở mức trung bình (69,5%); Các nước có tỉ lệ dân thành thị thấp là Sát (23,3%) và Ni-giê (16,5%).
- Yêu cầu số 3: Nhận xét mối quan hệ giữa tỉ lệ dân thành thị với một số tiêu chí chất lượng cuộc sống: tỉ lệ dân thành thị cao thì khối lượng dịch vụ được tạo ra nhiều, hoạt động kinh tế phát triển và chất lượng cuộc sống được cải thiện.
+ Tỉ lệ dân thành thị càng cao thì số năm đi học trung bình cao, nhiều năm và thu nhập GDP bình quân đầu người càng tăng lên.
+ Tỉ lệ dân thành thị càng cao thì số năm đi học trung bình càng ít năm và thu nhập GDP bình quân đầu người thấp.
II. Đô thị hóa ở các nước phát triển
1. Đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển
Câu hỏi trang 24 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát bảng 2.5, bảng 2.6, hình 2.2, hãy:
- Phân tích đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển.
- Giải thích vì sao mức độ đô thị hoá có sự khác nhau giữa các khu vực và các nước
Trả lời:
* Yêu cầu số 1: Đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển:
- Đô thị hoá diễn ra từ rất sớm và gắn liền với công nghiệp hoá:
+ Đặc điểm của sản xuất công nghiệp đòi hỏi tập trung nhiều nhà máy, tư liệu sản xuất, nhân công và các ngành dịch vụ, dẫn đến sự tập trung nhanh chóng dân cư và hình thành nên hàng loạt các đô thị công nghiệp.
+ Các đô thị thường được quy hoạch, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm:
+ Qua nhiều thế kỉ phát triển đô thị phần lớn đã ổn định, đô thị hoá đã đạt trình độ cao nên tốc độ gia tăng số dân thành thị ở các nước phát triển ngày càng giảm.
+ Thậm chí ở một số nước phát triển xuất hiện xu hướng chuyển cư từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố nhỏ, thành phố vệ tinh do không có sự khác biệt lớn về chất lượng cuộc sống và cơ sở hạ tầng, giá đất rẻ, nhà ở rộng rãi hơn, chất lượng môi trường tốt, cảnh quan đẹp,...
- Tỉ lệ dân thành thị cao và có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước:
+ Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị ở các nước phát triển đạt trung bình là 79,1 % (tăng 12,3% so với năm 1970).
+ Sự chênh lệch tỉ lệ dân thành thị giữa các nước cao hơn sự chênh lệch giữa các khu vực
- Quy mô các đô thị cực lớn được đẩy mạnh phát triển: Công nghiệp và dịch vụ phát triển, quy mô sản xuất mở rộng đã thu hút lao động đến làm việc tại các đô thị nhỏ, làm cho các đô thị này dần phát triển thành các đô thị lớn và cực lớn.
- Đô thị có tầm ảnh hưởng lớn, lối sống đô thị diễn ra phổ biến:
+ Các đô thị ngày càng có vai trò và tầm ảnh hưởng không những trong phạm vi quốc gia mà còn trong phạm vi khu vực và thế giới.
+ Các thành phố Luân Đôn, Niu Y-oóc, Tô-ky-ô, Pa-ri, Bec-lin,... đã trở thành thành phố toàn cầu, trung tâm chỉ huy nền kinh tế thế giới.
+ Bên cạnh đó, lối sống đô thị được phổ biến rộng rãi.
* Yêu cầu số 2: Giải thích
- Mức độ đô thị hoá có sự khác nhau giữa các khu vực và các nước vì tỉ lệ dân thành thị không giống nhau giữa các khu vực và các nước; trong khi đó, đây là tiêu chí dùng để so sánh mức độ đô thị hóa giữa các khu vực và các nước.
2. Xu hướng đô thị hóa ở các nước phát triển
Câu hỏi trang 26 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.3, bảng 2.7, hãy cho biết đô thị hoá ở các nước phát triển sẽ diễn ra theo xu hướng nào. Tại sao?
Trả lời:
* Xu hướng đô thị hoá ở các nước phát triển và lý do:
- Số dân thành thị tăng chậm và quy mô đô thị thay đổi vì tốc độ đô thị hoá của các nước phát triển sẽ duy trì ở mức thấp và chậm dần. Dự báo, cứ sau 10 năm, chỉ tiêu này lại giảm đi 0,1 %. Tốc độ đô thị hoá của các nước phát triển sẽ chỉ bằng 1/4 lần so với các nước đang phát triển. Hiện tượng “phi đô thị hoá”, tức là giảm dân số tại các đô thị, chủ yếu tại các đô thị lớn.
- Phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh các đô thị lớn nhằm giảm hiện tượng tập trung dân cư và các đô thị lớn.
- Chức năng đô thị thay đổi theo hướng đa dạng hơn vì cải tạo đô thị làm thay đổi hình ảnh của đô thị, làm cho đô thị hấp dẫn hơn. Các đô thị sẽ được đầu tư cải tạo thành các đô thị dịch vụ (du lịch, văn hoá, giải trí) và trở thành nơi thu hút khách du lịch.
III. Đô thị hóa ở các nước đang phát triển
1. Đặc điểm đô thị hóa ở các nước đang phát triển
Câu hỏi trang 28 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.4, bảng 2.8, bảng 2.9, hãy:
- Phân tích đặc điểm đô thị hoá ở các nước đang phát triển.
- Giải thích vì sao số lượng và quy mô đô thị ở các nước đang phát triển tăng nhanh.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Đặc điểm đô thị hoá ở các nước đang phát triển:
- Đô thị hoá diễn ra muộn và gắn liền với bùng nổ dân số: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình đô thị hoá ở các nước đang phát triển mới bắt đầu phát triển với đặc trưng là sự thu hút dân cư nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là ở các thủ đô, do nhu cầu lao động cũng như hi vọng tìm được việc làm có thu nhập khá hơn của nông dân.
- Số dân thành thị tăng nhanh và tốc độ gia tăng số dân thành thị cao:
+ Ở các nước đang phát triển, khoảng cách về mức sống vật chất, thu nhập và điều kiện giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, phúc lợi xã hội giữa thành thị và nông thôn còn lớn nên dòng người từ nông thôn kéo ra thành thị để định cư và tìm việc làm rất lớn.
+ Quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hoá.
- Tỉ lệ dân thành thị có sự chênh lệch giữa các châu lục, khu vực và các nước:
+ Do sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chiếm ưu thể là nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp nên tỉ lệ dân thành thị cao.
+ Do trình độ phát triển kinh tế còn thấp; sản xuất nông, lâm, thuỷ sản vẫn chiếm ưu thế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm nên có tỉ lệ dân thành thị rất thấp.
- Số lượng đô thị và quy mô đô thị tăng nhanh:
+ Năm 1970, các nước đang phát triển chỉ có 276 đô thị các loại và đến năm 2020 đã có 1 464 đô thị (tăng 5,3 lần).
+ Các đô thị lớn và cực lớn xuất hiện ngày càng nhiều.
+ Tất cả các loại đô thị đều tăng, trong đó, đáng chú ý là sự gia tăng nhanh chóng của các đô thị lớn và siêu đô thị.
+ Ngày càng nhiều các đô thị có quy mô dân số từ 5 triệu người đến dưới 10 triệu người gia nhập vào danh sách các đô thị lớn của thế giới.
- Đô thị có vai trò quan trọng, lối sống đô thị ngày càng phổ biến: Các thành phố góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, quá trình đô thị hoá làm cho lối sống đô thị được phổ biến ngày càng rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn.
Yêu cầu số 2: Giải thích: Số lượng và quy mô đô thị ở các nước đang phát triển tăng nhanh vì sự tăng nhanh của số dân thành thị và tốc độ gia tăng số dân thành thị ngày càng cao.
2. Xu hướng đô thị hóa ở các nước đang phát triển
Câu hỏi trang 30 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.5, bảng 2.10, hãy nhận xét xu hướng đô thị hoá các nước đang phát triển.
Trả lời:
Xu hướng đô thị hoá các nước đang phát triển:
- Số dân thành thị và số lượng đô thị lớn, cực lớn tiếp tục tăng: Số dân thành thị tiếp tục tăng ở các nước đang phát triển nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2020, nhóm nước đang phát triển có 65 đô thị lớn và cực lớn thì dự bảo đến năm 2030 sẽ tăng lên là 86 và năm 2015 sẽ là 98.
- Phát triển các đô thị vừa và nhỏ: Để giảm sức ép dân số, giải quyết việc làm và đảm bảo chất lượng môi trường của các đô thị lớn và siêu đô thị, các nước đang phát triển sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các đô thị vừa và nhỏ, đô thị vệ tinh xung quanh đô thị lớn.
- Cải tạo và nâng cấp các đô thị, phát triển các đô thị sinh thái: Hiện đại hoá và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị như cấp thoát nước, xử lý chất thải, rác thải, cảnh quan đô thị được xây dựng theo hướng thân thiện với môi trường, các đô thị xanh đô thị sinh thái được xây dựng ngày càng nhiều.
3. Tác động của đô thị hóa ở các nước đang phát triển
Câu hỏi trang 31 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào bảng 2.11, hãy phân tích các tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hoá các nước đang phát triển.
Trả lời:
Các tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hoá các nước đang phát triển:
Tác động Tích cực Tiêu cực Dân số- Tỉ suất sinh và tử thấp hơn, tuổi kết hôn muộn hơn so với nông thôn.
- Thay đổi phân bố dân cư và lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế, theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
- Ảnh hưởng đến cơ cấu tuổi ở nông thôn.
- Thiếu hụt lao động ở nông thôn.
Kinh tế- Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng hiện đại.
- Tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn.
- Kết cấu hạ tầng đô thị quá tải.
Xã hội- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Cải thiện các điều kiện dịch vụ, ý tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục.
- Phổ biến lối sống đô thị.
- Sức ép về việc làm, nhà ở.
- Phân hóa giàu nghèo.
- An sinh xã hội không đảm bảo,…
Môi trường Đô thị hóa gắn liền với mở rộng và phát triển không gian đô thị, tạo môi trường đô thị hiện đại, sạch đẹp, thân thiện. Sức ép cho môi trường đô thị.4. Tác động của đô thị hóa ở Việt Nam
Câu hỏi trang 31 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.6, hãy trình bày những tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hoá ở Việt Nam.
Trả lời:
* Tác động tích cực của đô thị hóa ở Việt Nam:
- Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
- Khu vực đô thị đóng góp ngày càng cao trong tổng GDP quốc gia, trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn, cũng như hàng triệu việc làm cho người lao động.
- Góp phần chuyển đổi không gian đô thị khiến cho diện tích đô thị mở rộng nhanh chóng.
- Nhờ đô thị hoá, cơ sở hạ tầng đô thị từng bước được hoàn thiện.
- Các khu đô thị xanh, đô thị sinh thái có mật độ cây xanh lớn, thân thiện với môi trường ngày càng nhiều.
* Tác động tiêu cực của đô thị hóa ở Việt Nam:
- Làm cho số dân thành thị tăng nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng đô thị dù đã có những bước phát triển đột phá vẫn không đáp ứng kịp, gây nên sức ép quả tải ngày càng lớn.
- Tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập, ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến, nhất là ở các đô thị lớn.
- Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội như: y tế, giáo dục, văn hoá, công viên cây xanh,... còn thiếu.
- Sức ép về vấn đề việc làm, nhà ở, quản lý trật tự an toàn xã hội cũng ngày càng gia tăng.
Câu 1 trang 32 Chuyên đề Địa lí 10: Hãy so sánh đặc điểm đô thị hoá giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.
Trả lời:
Bảng so sánh đặc điểm đô thị hoá giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển:
Các nước phát triển Các nước đang phát triển Thời gian - Đô thị hoá diễn ra từ rất sớm và gắn liền với công nghiệp hoá. - Đô thị hoá diễn ra muộn và gắn liền với bùng nổ dân số. Số dân thành thị - Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm. - Số dân thành thị tăng nhanh và tốc độ gia tăng số dân thành thị cao. Tỉ lệ dân thành thị - Tỉ lệ dân thành thị cao và có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước. - Tỉ lệ dân thành thị có sự chênh lệch giữa các châu lục, khu vực và các nước. Quy mô đô thị - Quy mô các đô thị cực lớn được đẩy mạnh phát triển.s - Số lượng đô thị và quy mô đô thị tăng nhanh. Vai trò - Đô thị có tầm ảnh hưởng lớn, lối sống đô thị diễn ra phổ biến.Câu 2 trang 32 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào hình 2.1, hãy xác định một số siêu đô thị trên thế giới.
Trả lời:
- Siêu đô thị từ 20 triệu người trở lên: Mê-hi-cô Xi-ti, Xao-pao-lô, Cai-rô, Bắc Kinh, Niu-đê-li, Mum-bai, Tô-ky-ô.
- Siêu đô thị từ 15 đến dưới 20 triệu người: Trùng Khánh, Côn-ca-ta, I-xtan-bun, Niu Y-oóc.
Câu 3 trang 32 Chuyên đề Địa lí 10: Cho bảng số liệu sau:
Bảng 2.12. Tổng số dân, số dân thành thị và số dân nông thôn của thế giới
giai đoạn 1970 - 2020 (Đơn vị: triệu người)
1970 1990 2010 2020 Thế giới 3700 5327 6957 7795 Trong đó: Thành thị 1354 2290 3595 4379 Nông thôn 2346 3037 3362 3416Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu số dân phân theo thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1970 - 2020.
Trả lời:
- Xử lí số liệu (tỉ lệ: %)
1970 1990 2010 2020 Thế giới 100 100 100 100 Trong đó: Thành thị 36.6 43.0 51.7 56.2 Nông thôn 63.4 57.0 48.3 43.8- Vẽ biểu đồ
Câu 4 trang 32 Chuyên đề Địa lí 10: Hãy tìm hiểu về tỉ lệ dân thành thị ở tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi em sinh sống và học tập.
Trả lời:
- Tìm hiểu về tỉ lệ dân thành thị ở Hà Nội
+ Dân số sống ở khu vực thành thị là 3.962.310 người, chiếm 49,2% (2019)
+ Dân số sống ở khu vực nông thôn là 4.091.353 người, chiếm 50,8% (2019)