Đỉnh Everest nằm ở giữa biên giới Tây Tạng và Nepal trên dãy Himalaya ở châu Á. Everest nằm trong dãy Mahalangur trên cao nguyên Tây Tạng được gọi là Qing Zang Gaoyuan. Đỉnh núi nằm trực tiếp giữa Tây Tạng và Nepal.
Núi Everest bao gồm một số cụm núi cao. Dãy Mahalangur là nơi có bốn trong số sáu đỉnh núi cao nhất của trái đất. Đỉnh Everest hiện mờ ảo khi đứng nhìn từ dưới đất. Những người lần đầu đến Nepal thường không thực sự chắc chắn ngọn núi nào là Everest cho đến khi có ai đó xác định rõ ràng!
Về phía Nepal, Núi Everest nằm trong Công viên Quốc gia Sagarmatha ở Quận Solukhumbu. Về phía Tây Tạng, đỉnh Everest nằm ở quận Tingri thuộc khu vực Xigaze; nơi Trung Quốc coi đây là một khu tự trị và là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Do những hạn chế chính trị và các yếu tố khác, Đỉnh Everest phía Nepal dễ tiếp cận nhất và và luôn là tiêu điểm. Khi ai đó nói rằng họ sẽ “trekking đến Everest Base Camp”; nghĩa là họ đang nói về South Base Camp ở độ cao 17.598 feet ở Nepal.
Đỉnh Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới.
Đỉnh Everest cao bao nhiêu?
Theo cuộc khảo sát được Nepal và Trung Quốc (hiện tại) chấp nhận thì kết quả độ cao của Everest là: 29.029 feet (8.840 mét) trên mực nước biển.
Khi công nghệ được cải thiện;các cuộc khảo sát khác nhau tiếp tục cho ra nhiều kết quả khác nhau về chiều cao theo nghĩa đen của đỉnh Everest. Các nhà địa chất không đồng ý liệu các phép đo có nên dựa trên tuyết hoặc đá vĩnh viễn. Thêm vào đó, sự vận động địa chất đang khiến cho ngọn núi mỗi năm mỗi dâng lên một chút!
Với độ cao 29.029 feet (8.840 mét) so với mực nước biển, đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất và nổi bật nhất trên trái đất dựa trên số đo so với mực nước biển.
Dãy Himalaya của dãy núi cao nhất châu Á trải dài trên khắp sáu quốc gia: Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Bhutan và Afghanistan. Himalaya có nghĩa là “nơi ở của tuyết” trong tiếng Phạn.
Cái tên “Everest” đến từ đâu?
Kỳ lạ thay, ngọn núi cao nhất trái đất đã không có một cái tên Tây từ bất kỳ những người đã chinh phục nó. Ngọn núi được đặt theo tên của Ngài George Everest; Tổng cục Khảo sát xứ Wales của Ấn Độ vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ông ấy không muốn nhận danh dự này và phản đối ý tưởng này vì nhiều lý do.
Các nhân vật chính trị năm 1865 đã không lắng nghe và vẫn đổi tên “Đỉnh XV” thành “Đỉnh Everest” để vinh danh Ngài George Everest. Tệ hơn nữa, cách phát âm tiếng Wales thực sự là “Eave-rest” chứ không phải “Ever-est”!
Núi Everest cũng có một số tên địa phương được phiên âm từ các bảng chữ cái khác nhau; nhưng không có tên nào đủ phổ biến để được đặt chính thức mà không làm ai đó bị “tổn thương”. Sagarmatha, tên tiếng Nepal của Everest và công viên quốc gia xung quanh; đã không được đưa vào sử dụng cho đến những năm 1960.
Tên tiếng Tây Tạng của Everest là Chomolungma có nghĩa là “Thánh mẫu”.
Hàng năm, có rất nhiều người muốn chinh phục được đỉnh núi này.
Chi phí để leo lên đỉnh Everest là bao nhiêu?
Việc leo núi Everest là rất mắc mỏ. Và rất khó khăn khi bạn cố gắng muốn cắt giảm chi phí các thiết bị giá rẻ hoặc thuê một người không biết gì. Đó là điều không tưởng!
Chi phí cho việc xin giấy phép leo lên đỉnh Everest từ chính phủ Nepal rất đắt; khoảng 11,000 USD/ người. Đó là một mảnh giấy đắt tiền. Nhưng các khoản phí và chi phí khác cũng rất cao.
Bạn sẽ bị tính phí mỗi ngày tại Base Camp để có cứu hộ; bảo hiểm để giúp hồi phục cơ thể nếu cần thiết … chi phí có thể nhanh chóng tăng lên 25.000 USD trước khi bạn mua thiết bị đầu tiên ; hoặc thuê Sherpas( người dẫn đường) và hướng dẫn viên.
Sherpa “Bác sĩ băng”, người chuẩn bị lộ trình cũng cần được bồi thường. Bạn cũng sẽ phải trả phí hàng ngày cho đầu bếp; truy cập vào điện thoại; dọn rác, dự báo thời tiết, v.v … Bạn có thể ở Base Camp tối đa hai tháng trở lên, tùy thuộc vào thời gian bạn thực hiện.
Việc chinh phục được đỉnh núi Everest là một chuyện cực kì khó khăn, không phải ai cũng làm được.
Thiết bị có thể chịu được “cảnh địa ngục” cho một chuyến thám hiểm đỉnh Everest không hề rẻ. Một chai oxy 3 lít bổ sung có thể có giá hơn 500 USD mỗi chai. Bạn sẽ cần ít nhất 5 chai, hoặc có thể nhiều hơn nữa. Bạn cũng sẽ phải mua cho Sherpas. Cả đôi giày và bộ đồ leo núi chất lượng cũng có giá ít nhất 1.000 USD. Việc chọn những thứ rẻ tiền có thể khiến bạn phải trả giá đắt. Thiết bị cá nhân thường dao động trong khoảng 7.000-10.000USD/ mỗi chuyến thám hiểm.
Theo nhà văn, diễn giả và nhà leo núi Seven-Summit Alan Arnette; mức giá trung bình để lên tới đỉnh Everest từ phía nam cùng với một hướng dẫn viên phương Tây là 64.750 USD vào năm 2017.
Vào năm 1996, nhóm của Jon Krakower đã trả 65.000 USD cho mỗi lần đấu giá để chinh phục đỉnh núi. Nếu bạn thực sự muốn tăng cơ hội để lên đến đỉnh và sống sót trở về để kể về điều đó; bạn sẽ cân nhắc đến việc muốn thuê David Hahn. Với 15 lần chinh phục đỉnh núi thành công; anh ấy đã giữ kỷ lục cho một người leo núi không phải là Sherpa. Việc “gắn tên” mình cùng với anh ấy sẽ tiêu tốn của bạn hơn 115.000 USD.
Ai leo lên đỉnh Everest đầu tiên?.
Ngài Edmund Hillary, một người nuôi ong từ New Zealand và Sherpa người Nepal của ông, Tenzing Norgay; là người đầu tiên lên tới đỉnh vào ngày 29 /5 / 1953, vào khoảng 11:30 sáng. Bộ đôi này đã chôn một số cây kẹo và một cây thánh giá nhỏ để kỉ niệm trước khi leo xuống ; điều này đã trở thành một phần của lịch sử.
Vào thời điểm đó, Tây Tạng đã đóng cửa với người nước ngoài vì cuộc xung đột với Trung Quốc. Nepal chỉ cho phép thám hiểm đỉnh Everest mỗi năm một chuyến; có rất nhiều cuộc thám hiểm trước đó nhiều người đã đến rất gần nhưng không thể lên đến đỉnh.
Vẫn còn khá nhiều tranh cãi và lý thuyết về việc liệu người leo núi người Anh George Mallory có lên tới đỉnh năm 1924 hay không trước khi chết trên núi. Cơ thể của ông ấy đã không được tìm thấy cho đến năm 1999. Những câu chuyện về đỉnh Everest rất “giỏi “trong việc tạo ra những cuộc tranh cãi và thuyết âm mưu.
Kỷ lục leo núi đáng chú ý.
Apa Sherpa đã chinh phục thành công 21 lần vào tháng 5 /2011. Hiện anh đang sống ở Utah.
Vào năm 2013, Sherpa Phurba Tashi đã đạt được kỉ lục ngang bằng Apa Sherpa là 21 lần chinh phục đỉnh thành công. Tashi nổi tiếng với vai diễn trong bộ phim tài liệu năm 2015, là 1 Sherpa đầy tâm huyết.
Dave Hahn người Mỹ giữ kỷ lục thành công cho một người không phải là Sherpa; ông đã đến đỉnh Everest lần thứ 15 vào tháng 5 / 2013.
Jordan Romero, một cậu bé 13 tuổi đến từ California đã lập kỷ lục là người trẻ nhất leo lên đỉnh Everest vào ngày 22/ 5 / 2010. Cậu bé đã lên đỉnh với cha và mẹ kế của mình. Cậu cũng tiếp tục trở thành người trẻ nhất hoàn thành việc chinh phục 7 đỉnh núi cao.
Melissa Arnot người Mỹ đã giữ kỉ lục lần thứ 5 vào năm 2013. Cô giữ kỷ lục là người phụ nữ chinh phục đỉnh núi thành công khi không phải là Sherpa.
Leo núi Everest.
Do đỉnh núi nằm trực tiếp giữa Tây Tạng và Nepal, nên đỉnh Everest có thể được leo lên từ phía Tây Tạng (sườn núi phía bắc) hoặc từ phía Nepal (sườn núi phía đông nam).
Bắt đầu ở Nepal và leo từ sườn núi phía đông nam thường được coi là dễ nhất’ cả vì lý do leo núi và những lý do quan liêu. Leo núi từ phía bắc rẻ hơn một chút’ tuy nhiên, việc giải cứu phức tạp hơn nhiều và máy bay trực thăng không được phép bay về phía Tây Tạng.
Hầu như những người leo núi cố gắng leo lên đỉnh Everest từ phía đông nam ở Nepal, bắt đầu từ Everest Base Camp ở độ cao 17,598 feet.
Leo xuống từ đỉnh Everest.
Hầu hết các trường hợp tử vong trên đỉnh Everest xảy ra trong quá trình leo xuống. Tùy thuộc vào thời gian những người leo núi rời khỏi đỉnh núi; họ phải xuống gần như ngay lập tức một khi họ lên đến đỉnh để tránh hết oxy. Thời gian luôn chống lại những người leo núi trong “Vùng tử thần”. Rất ít người được đi chơi, nghỉ ngơi hoặc ngắm cảnh sau khi “chinh phục đỉnh núi này”!
Mặc dù một số nhà leo núi cũng nán lại đủ lâu để gọi điện thoại vệ tinh về nhà.
Độ cao trên 8.000 mét (26.000 feet) được coi là “Vùng tử thần”. Khu vực này đúng với tên gọi của nó. Mức oxy ở độ cao đó quá loãng (chỉ bằng khoảng 1/3 không khí ở mực nước biển) khiến con người khó thở. Hầu hết những người leo núi, đã kiệt sức vì chinh phục độ cao này; và sẽ chết nhanh chóng nếu không có oxy bổ sung.
Xuất huyết võng mạc đôi khi xảy ra ở “Vùng tử thần”, khiến những người leo núi bị mù. Một người leo núi người Anh 28 tuổi đột nhiên bị mù vào năm 2010 khi anh ta leo xuống và chết trên núi.
Năm 1999, Babu Chiri Sherpa đã lập kỷ lục mới bằng cách duy trì trên đỉnh núi trong hơn 20 giờ. Anh thậm chí còn ngủ trên núi! Đáng buồn thay, hướng dẫn viên người Nepal đã thiệt mạng vào năm 2001 sau khi thất bại trong việc cố gắng chinh phục Everest lần thứ 11 của mình.
Tử thần đỉnh Everest.
Mặc dù cái chết trên đỉnh Everest nhận được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông vì sự nổi tiếng của ngọn núi; nhưng Everest chắc chắn không phải là ngọn núi chết chóc nhất trên trái đất.
Annapurna I ở Nepal có tỷ lệ tử vong cao nhất đối với người leo núi; trung bình khoảng 34 %, nhiều hơn 1/3 số người leo núi đã thiệt mạng. Trớ trêu thay, Annapurna là cái tên cuối cùng trong danh sách 10 ngọn núi cao nhất thế giới. Với 29 %, K2 có tỷ lệ tử vong cao thứ hai.
Không phải ai cũng có thể lên đến đỉnh, nhưng hàng năm vẫn có rất nhiều du khách mạo hiểm Để so sánh, Núi Everest có tỷ lệ tử vong hiện tại khoảng 4-5%; ít hơn 5 người ( con số này tính trên 100 người chinh phục đỉnh núi). Con số này không bao gồm những người chết trong trận tuyết lở xảy ra tại Base Camp.
Mùa chết chóc nhất trong lịch sử chinh phục đỉnh Everest là vào năm 1996 khi thời tiết xấu; và những quyết định tồi tệ đã gây ra cái chết của 15 nhà leo núi. Mùa thảm họa trên đỉnh Everest là tâm điểm của nhiều cuốn sách; bao gồm cả Jon Krakauer Into Thin Air.
Trận tuyết lở nguy hiểm nhất trong lịch sử của đỉnh Everest xảy ra vào ngày 25 / 4 / 2015; khi ít nhất 19 người mất mạng tại Base Camp. Trận tuyết lở xảy ra do tác động của một trận động đất tàn phá phần lớn đất nước. Năm 2017, một trận tuyết lở đã giết chết 16 Sherpas tại Base Camp; những người đang chuẩn bị các tuyến đường cho mùa leo núi. Mùa leo núi đã chấm dứt ngay sau đó.
Trekking đến Everest Base Camp.
Everest Base Camp ở Nepal được hàng ngàn người đi bộ ghé thăm mỗi năm. Không có kinh nghiệm leo núi hoặc thiết bị kỹ thuật nào sẽ tăng thêm khó khăn cho bạn. Nhưng hãy chắc chắn bạn phải có khả năng đối phó với cái lạnh (các phòng gỗ dán đơn giản trong nhà nghỉ không được sưởi ấm) và thích nghi với độ cao.
Tại Base Camp, chỉ có 53 % oxy so với ở mực nước biển. Một số người đi bộ đều bỏ qua các dấu hiệu của AMS “bệnh khi leo núi”; và thực sự bỏ mạng trên tuyến đường. Trớ trêu thay, những người đang đi bộ độc lập ở Nepal phải chịu ít vấn đề hơn. Theo lý thuyết cho thấy ,những người đi bộ trong các tour du lịch có tổ chức thường sợ hãi hơn khi leo xuống ; họ hay than vãn vì bị đau đầu.
Việc bỏ qua các dấu hiệu của bệnh AMS (nhức đầu, chóng mặt, mất phương hướng) là rất nguy hiểm.
Top 10 ngọn núi cao nhất thế giới.
Các phép đo được dựa trên mực nước biển.
- Đỉnh Everest: 29.035 feet (8.850 mét).
- K2 (nằm giữa Trung Quốc và Pakistan): 28.251 feet (8.611 mét).
- Kangchenjunga (nằm giữa Ấn Độ và Nepal): 28.169 feet (8,586 mét).
- Lhotse (một phần của phạm vi Everest): 27.940 feet (8.516 mét).
- Makalu (nằm giữa Nepal và Trung Quốc): 27.838 feet (8.485 mét).
- Cho Oyu (gần đỉnh Everest giữa Nepal và Trung Quốc): 26.864 feet (8.188 mét).
- Dhaulagiri I (Nepal): 26.795 feet (8.167 mét).
- Manaslu (Nepal): 26.781 feet (8.163 mét).
- Nanga Parbat (Pakistan): 26.660 feet (8.126 mét).
- Annapurna I (Nepal): 26.545 feet (8.091 mét).
Với mức độ nổi tiếng của mình, đỉnh Everest luôn là ngọn núi được mong muốn chinh phục nhất thế giới. Tuy rằng không phải ai cũng thực hiện được điều này, nhưng leo đến Everest Base Camp không phải là chuyện không thể.
Bạn đã sẵn sàng cho chuyến trekking đến Everest Base Camp chưa nào?