Visa du học là tấm vé thông hành bắt buộc để sinh viên có thể đến nền giáo dục mơ ước của mình. Dù vậy, chính sách visa của mỗi nước là khác nhau với độ phức tạp của hồ sơ khác nhau. Trong đó, chứng minh tài chính là bước không thể thiếu khi tiến hành hồ sơ xin visa du học, tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức của cả phụ huynh và các em học sinh. Đây cũng được xem là khâu phức tạp và khó khăn nhất trong bộ hồ sơ du học - điều mà hầu hết phụ huynh và sinh viên đều công nhận.
Vì sao phải chứng minh tài chính khi xin visa du học?
Có thể hiểu chứng minh tài chính là việc xuất trình các loại giấy tờ cho thấy bạn có đủ khả năng tài chính để thực hiện mục đích du học. Đó cũng là yêu cầu cần thiết khi bạn nộp hồ sơ xin visa nhằm hạn chế tình trạng mượn danh nghĩa du học để sang cư trú, làm việc bất hợp pháp.
Trên thực tế, việc chứng minh tài chính giúp thiết lập sự tin tưởng giữa sinh viên với Lãnh sự quán các nước về khả năng kinh tế của bạn và gia đình. Tiềm lực kinh tế đủ mạnh đồng nghĩa với việc đảm bảo nguồn tài chính ổn định để thanh toán các khoản chi phí cho suốt quá trình học của bạn ở nước ngoài. Khi đó bạn có thể tập trung vào việc học thay vì lo lắng những vấn đề khác. Chứng minh tài chính được xem là sự đảm bảo, cam kết rằng bạn sang nước họ chỉ với mục đích học tập nghiêm túc chứ không phải vì bất kỳ lý do hay mục đích nào khác.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Có thể chứng minh tài chính bằng những cách nào?
Bản chất của chứng minh tài chính du học các nước thường giống nhau, gồm 2 phần cơ bản là sổ tiết kiệm và hồ sơ chứng minh thu nhập, ngoài ra còn có thể chứng minh bằng các tài sản sở hữu. Thực tế, 2 phần này có liên quan và bổ sung cho nhau. Nếu như sổ tiết kiệm chứng minh khả năng chi trả học phí, chi phí đi lại, sinh hoạt phí thì hồ sơ chứng minh thu nhập sẽ cho thấy nguồn gốc thu nhập hàng tháng, hàng quý hay hàng năm, đồng thời sẽ trả lời cho câu hỏi tiền trong sổ tiết kiệm ở đâu ra.
Sổ tiết kiệm
Đây là một trong những phương thức chứng minh tài chính cơ bản nhất khi làm hồ sơ du học. Thực chất, đây cũng là một loại tài sản. Lãnh sự cần xem xét những tài sản có tính thanh khoản cao (hay còn gọi là tính lưu động), trong đó tiền mặt là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao nhất. Dù vậy, họ lại không thể yêu cầu người nộp đơn xin visa mang toàn bộ số tiền mặt theo quy định lên để đếm, và giải pháp thay thế là sổ tiết kiệm. Sổ tiết kiệm có tính thanh khoản chỉ kém tiền mặt và được ngân hàng xác nhận, do đó có độ tin cậy cao. Vì vậy, Lãnh sự các nước đều yêu cầu chứng minh tài chính thông qua sổ tiết kiệm. Bạn sẽ cần xuất trình sổ và xác nhận số dư của ngân hàng trong tài khoản tiết kiệm.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Du học cần chứng minh tài chính bao nhiêu còn tùy thuộc quốc gia, thành phố mà bạn đến học tập. Nhìn chung trong sổ tiết kiệm cần đảm bảo có đủ tiền chi trả học phí, sinh hoạt phí, các khoản chi tiêu khác cho năm học đầu tiên. Bạn cũng cần lưu ý về thời hạn mở sổ tiết kiệm. Thời hạn mở sổ ở đây được tính từ lúc bạn lập sổ cho đến lúc nộp hồ sơ visa. Úc, New Zealand, Mỹ và Canada tương đối giống nhau, bạn cần mở sổ trước thời điểm nộp hồ sơ xin visa khoảng 3 tháng; lý tưởng nhất là 6 tháng. Đối với nước Anh thì chỉ cần mở sổ trước khi nộp hồ sơ 28 ngày là hợp lệ.
Chứng minh thu nhập
Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc vì sao đã có sổ tiết kiệm rồi mà vẫn phải chứng minh thu nhập. Rất đơn giản, Lãnh sự muốn biết nguồn gốc của số tiền đó là từ đâu. Hồ sơ chứng minh thu nhập sẽ cho thấy thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm của bạn hoặc bố, mẹ, người bảo trợ tài chính cho bạn. Nguồn thu nhập này có thể đến từ tiền lương hàng tháng, lợi nhuận kinh doanh, tiền cho thuê nhà/đất, thu nhập từ cổ phần/cổ phiếu hay góp vốn kinh doanh, thu nhập từ nông - lâm - ngư nghiệp… Các khoản thu nhập phải bắt nguồn từ các hoạt động hợp pháp, có tính ổn định. Đó cũng là nguồn tích lũy để hình thành sổ tiết kiệm, tài sản khác.
Bạn phải có giấy tờ giải trình nguồn gốc thu nhập của bản thân hoặc những người sẽ hỗ trợ tài chính cho bạn trong suốt quá trình du học. Qua đó phải cho thấy tính minh bạch, hợp pháp, hợp lệ.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Tài sản sở hữu có giá trị khác
Ngoài ra, những tài sản sở hữu có giá trị như nhà đất, bất động sản, xe hơi… cũng là yếu tố giúp hồ sơ của bạn đẹp hơn. Dù những tài sản giá trị có thể không phải là nguồn ngân sách để bạn du học nhưng sẽ giúp khẳng định khả năng tài chính vững vàng, có tính ổn định, nhờ đó độ tin cậy sẽ cao hơn và hồ sơ của bạn cũng có khả năng thông qua thuận lợi hơn.
Tùy thuộc quy trình visa của mỗi nước cũng như tùy từng hồ sơ cụ thể, yêu cầu chứng minh tài chính du học cũng sẽ khác nhau. Một số quốc gia chỉ cần bạn trình sổ tiết kiệm (ví dụ Thụy Sĩ), cũng có quốc gia xét đồng thời cả sổ tiết kiệm lẫn nguồn thu nhập. Chẳng hạn như khi du học Úc hay New Zealand, số tiền trong sổ tiết kiệm phải đủ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí, chi phí đi lại cho 1 năm (lý tưởng là từ 1,2 tỷ đồng), cộng với chứng minh thu nhập khoảng 50-60 triệu đồng/tháng. Lãnh sự quán cũng sẽ căn cứ vào từng hồ sơ cụ thể để yêu cầu bổ sung thêm tài sản sở hữu khác khi cần thiết.
Khó khăn của người Việt khi chứng minh tài chính
Chứng minh tài chính du học không đơn giản chỉ là cho thấy những con số mà cần được thể hiện rõ ràng qua giấy tờ chính thống. Cho dù bạn có dư dả tiền bạc nhưng giấy tờ không đầy đủ, hồ sơ không thuyết phục cũng khó có thể xin visa du học thành công. Đó cũng là lý do có rất nhiều trường hợp khó hoặc không thể tự chứng minh tài chính được.
Việc phải đảm bảo sở hữu một số tiền đủ lớn trong sổ tiết kiệm và chứng minh được thu nhập ổn định hàng tháng không phải là điều dễ dàng. Không phải là việc bạn vay mượn theo nhiều hình thức để làm tăng số dư trong tài khoản tiết kiệm, sau đó lấy giấy chứng nhận số tiền để nộp cho Lãnh sự quán (sau đó rút tiền từ tài khoản đó để trả lại các chủ nợ) là được. Cái mà Lãnh sự cần là xác nhận số dư đạt đủ điều kiện đó đã được tồn tại trong bao lâu, thời gian có đủ theo yêu cầu hay không.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Bên cạnh đó, thu nhập của phần lớn gia đình Việt Nam đến từ loại hình lao động, buôn bán tự do, kinh doanh nhỏ lẻ, làm nông nghiệp… thuộc dạng không kê khai rõ ràng về thu nhập với các cơ quan nhà nước nên cực kỳ khó khăn trong việc chỉ ra nguồn thu nhập một cách rõ ràng, thuyết phục trên giấy tờ.
Ngoài ra, chứng minh tài chính du học còn gặp khó khăn vì thủ tục hành chính rườm rà, gây mất thời gian. Những nguyên nhân như chậm chạp, thiếu sót hay thậm chí là không thể chứng minh tài chính hoàn toàn có thể xảy ra, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như làm trì trệ kế hoạch du học của không ít bạn.
Giải bài toán chứng minh tài chính và tự tin du học cùng INEC
Trên thực tế, chứng minh tài chính du học khó vì bạn chưa hiểu rõ các thủ tục cần thiết cũng như cách thức giải trình hồ sơ theo quy định và sao cho thuyết phục nhất. Việc chứng minh tài chính sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn chọn một công ty tư vấn du học uy tín, hiểu rõ quy trình xử lý và giải trình hồ sơ.
Để được hỗ trợ chi tiết, vui lòng liên hệ INEC qua:
- Tổng đài: 1900 636 990
- Email: inec@inec.vn
- Chat ngay với tư vấn viên của INEC: me/tuvanduhocinec
Bài viết xuất bản lần đầu vào tháng 6/2019 và được cập nhật mới nhất vào tháng 6/2024