Tăng trưởng doanh thu là mục tiêu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp, vậy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là gì? Có những phương pháp nào giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu một cách hiệu quả? Cùng Investo giải đáp chi tiết những thắc mắc trên ngay trong bài viết dưới đây nhé!
-
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là gì ?
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Sale Growth Ratio) là phần trăm thay đổi doanh thu của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể và được đưa ra trong một bối cảnh nhất định.
Tỷ lệ tăng trưởng trong doanh thu phụ thuộc vào 2 quá trình:
- Quá trình tích lũy tài sản: Vốn, cơ sở vật chất, lao động,..
- Quá trình đầu tư vào những tài sản có năng suất hơn.
Mặc dù tiết kiệm và đầu tư đều là trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, song đầu tư phải hiệu quả thì doanh thu mới được đẩy mạnh.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp là gì?
-
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu được xác định như thế nào?
-
Cách tính
Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu:
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu =(Giá trị cuối - Giá trị đầu)Giá trị đầu x 100.
Cách tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu.
-
Ví dụ
Doanh thu của doanh nghiệp A đầu năm 2022 là 200.000 đô, cuối năm ghi nhận doanh thu là 320.000 đô. Vậy áp dụng cách tính tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp A sẽ là:
(320.000 - 200.000)200.000 x 100=60%
Có thể kết luận, năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng doanh số của doanh nghiệp A là 60%
-
Ý nghĩa của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
Tính tốc độ tăng trưởng doanh thu chính là một số liệu quan trọng giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định dễ dàng hơn dựa trên dữ liệu thực tế:
- Tỷ lệ tăng trưởng tổng doanh thu giảm so với các chu kỳ trước: Con số này đưa ra dấu hiệu đội ngũ bán hàng cần có cách tiếp cận khác để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
- Tỷ lệ tăng trưởng tổng doanh thu tăng so với các chu kỳ trước: Đây là dấu hiệu tốt cho các cổ đông đang góp vốn tại công ty về sự phát triển vượt bậc.
Ý nghĩa tốc độ tỷ lệ tăng trưởng trong doanh thu của doanh nghiệp.
-
Làm thế nào để tăng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu ?
Để đưa ra các phương án tăng tỷ lệ doanh thu, nhà quản trị cần xác định được lợi nhuận doanh nghiệp bắt nguồn từ đâu.
Lợi nhuận = Số lượng khách hàng tiềm năng x Tỷ lệ chuyển đổi x Giá trị đơn hàng trung bình x Tỷ lệ quay lại mua hàng.
Có thể nhận thấy, số lượng khách hàng, giá trị đơn hàng và số lần quay trở lại mua hàng là những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của một doanh nghiệp. Do vậy, cần chú trọng thúc đẩy các yếu tố này để gia tăng tỷ lệ tăng trưởng tổng doanh thu.
-
Tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới
Tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới là cách đầu tiên để tăng trưởng doanh thu hiệu quả.
Khách hàng tiềm năng có thể chính là những cá nhân hoặc doanh nghiệp xuất hiện thông qua các kênh truyền thông tiếp thị như quảng cáo, pr qua mạng xã hội hay được khách hàng cũ giới thiệu.
Một số cách để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp:
- Xây dựng các kênh mạng xã hội, tận dụng để đăng tải các thông tin, hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
- Tiếp cận lại các khách hàng tiềm năng chưa chuyển đổi mua hàng.
- Tiếp thị quảng cáo qua các kênh tạp chí, báo, ấn phẩm hoặc bản tin trong ngành.
- Nhờ các khách hàng cũ giới thiệu thêm cho doanh nghiệp các khách hàng mới.
- Thiết kế website, đẩy mạnh tối ưu hoá bán hàng, tối ưu SEO hoặc chạy Google Ads để tiếp cận thêm khách hàng.
- Khai thác từ các mối quan hệ cá nhân.
- Tiếp cận thông qua việc tham gia các sự kiện cộng đồng.
Tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
-
Tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng
Tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ của khách hàng thực sự của doanh nghiệp trên tổng số khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp tiếp cận. Tỷ lệ chuyển đổi mua hàng càng cao thì tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp càng lớn.
Tỷ lệ chuyển đổi mua hàng của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc nhiều vào kỹ năng chốt đơn của nhân viên bán hàng, một số chính sách đi kèm thúc đẩy ra quyết định như: bảo hành sau bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng hay chính sách miễn phí vận chuyển và lắp đặt.
Tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu bằng cách tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.
-
Tăng giá trị đơn hàng của mỗi khách hàng
Giá trị đơn hàng trung bình là số tiền trung bình khách hàng phải bỏ ra khi mua hàng tại doanh nghiệp. Để tăng tỷ lệ tăng trưởng, mục tiêu của doanh nghiệp là làm cho giá trị đơn hàng trung bình cao nhất có thể, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận.
Bên cạnh đó, giá trị đơn hàng mỗi khách hàng tăng cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm các khoản chi phí tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.
Một số cách giúp tăng giá trị đơn hàng của mỗi khách hàng:
- Triển khai các chính sách tri ân khách hàng cũ, khách hàng thân thiết hay xây dựng các quyền lợi tích lũy và giảm giá đối với khách hàng trung thành.
- Cung cấp các gói dịch vụ ưu đãi hoặc quà tặng kèm để gia tăng giá trị đơn hàng trung bình.
- Xây dựng các chính sách miễn phí vận chuyển, phí lắp đặt với các ngưỡng giá trị đơn hàng nhất định.
- Áp dụng các phương pháp Cross - sell và Up - sell đối với một số mặt hàng thông qua việc bố trí cửa hàng, tạo mục sản phẩm có liên quan đối với bán hàng trên website,..
Tăng giá trị đơn hàng mỗi khách hàng.
-
Tăng số lần khách hàng mua lặp lại
Khách hàng mua lặp lại, khách hàng trung thành là nguồn doanh thu lớn nhất của doanh nghiệp. Số lần khách hàng sẵn sàng quay lại càng nhiều thì doanh thu càng tăng trưởng mạnh.
Một số cách giúp tăng số lần khách hàng mua lặp lại:
- Tạo mối liên hệ cảm xúc với khách hàng, khiến cho khách hàng cảm thấy mình quan trọng và muốn gắn bó với doanh nghiệp.
- Áp dụng các phương pháp chăm sóc sau bán hàng, nhắc nhở khách hàng như: tiếp thị email marketing, tích điểm khách hàng, các chương trình khách hàng thân thiết hay gửi tin nhắn chúc mừng vào các dịp lễ, tết đặc biệt,...
Một số cách giúp tăng số lần khách hàng mua lặp lại.
-
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thế nào là tốt ?
Không có một giá trị nhất định nào phản ánh tỷ lệ tăng trưởng tổng doanh thu là tốt hoặc xấu vì tỷ lệ tăng trưởng tương đối sẽ phụ thuộc vào mỗi công ty. Có 3 yếu tố sau sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỷ lệ tăng trưởng trong doanh thu từ năm này qua năm khác của một doanh nghiệp:
-
Quy mô công ty
Một doanh nghiệp lớn thường sẽ có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn một doanh nghiệp nhỏ. Điều này là bởi một doanh nghiệp nhỏ đang làm việc với giá trị đô la nhỏ hơn nên sẽ cần ít doanh số hơn để tỷ lệ có sự thay đổi.
Ví dụ minh hoạ:
Doanh nghiệp nhỏ ghi nhận doanh thu 500.000 đô/năm, năm tới doanh thu 75.000 đô sẽ tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng doanh số 33%. Trong khi đó, nếu một doanh nghiệp lớn ghi nhận doanh số 10.000.000 đô/năm và 12.000.000 đô cho năm tới thì tỷ lệ tăng trưởng sẽ chỉ ở mức 20%.
Có thể thấy, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng doanh số ở công ty lớn thấp hơn công ty nhỏ nhưng số tiền tăng lên lại nhiều hơn đáng kể so với công ty đó.
Quy mô công ty.
-
Cảnh quan cạnh tranh
Tỷ lệ tăng trưởng tổng doanh thu của công ty cũng phụ thuộc vào mức độ thành công của các đối thủ cạnh tranh và tổng quan sự phát triển của ngành công nghiệp đó.
Ví dụ minh hoạ:
Vào năm 2019, doanh số thương mại điện tử tăng 14.9% so với năm trước, doanh số bán lẻ ghi nhận tăng 3.8% so với năm trước. Những con số này phản ánh rằng: Các công ty bán sản phẩm và dịch vụ trực tuyến có khả năng tăng trưởng doanh số cá nhân cao hơn các công ty bán lẻ vì họ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn cho các công ty thương mại điện tử ở cấp công nghiệp.
Cảnh quan cạnh tranh.
-
Mục tiêu bán hàng
Mục tiêu bán hàng là nhân tố chủ yếu tạo nên tỷ lệ tăng trưởng doanh số thành công. Mỗi công ty sẽ có mục tiêu và chiến lược phát triển riêng, chúng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp hay sự lãnh đạo của ban quản trị công ty, băng thông đội ngũ bán hàng hay các bên liên quan.
Mục tiêu bán hàng.
-
Kết luận
Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết và cụ thể nhất liên quan đến chỉ tiêu đánh giá: tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Là một thước đo thiết yếu cho sự phát triển của doanh nghiệp, hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp nhà quản trị xây dựng được các phương án mới, tối ưu và hiệu quả hơn, thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.
Lan Hương