Chào các bạn, ở bài viết này HocFLStudio.com sẽ chia sẻ cho các bạn quy trình để học làm beat nhạc hoàn toàn free và đem lại hiệu quả cao cho bạn. Chúng ta sẽ nắm được quy trình cơ bản để bạn có thể bắt tay ngay vào việc làm beat nhạc nhé.
Học cách sử dụng FL Studio
Đầu tiên, chúng ta sẽ cần học cách sử dụng DAW, cụ thể ở đây là FL Studio. Có rất nhiều người sẽ khuyên bạn học nhạc lý trước, nhưng theo kinh nghiệm của mình, các bạn nên học các sử dụng với DAW trước. Bạn hãy coi phần mềm làm nhạc của bạn như một trò chơi và bắt đầu nghịch ngợm với nó. Sẽ có những âm thanh có sẵn để cho bạn mày mò, khám phá. Ban đầu, bạn sẽ tìm hiểu xem các công cụ này là gì, rồi bạn thử ghép chúng lại để tạo ra những giai điệu đầu tiên cho mình. Học cách sử dụng FL Studio cũng tương tự như bạn đang mày mò một phần mềm hay một trò chơi nào đấy. Bản chất âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật, nên ở bước đầu chúng ta nên yêu thích nó trước khi bắt đầu tìm hiểu chi tiết về nó.
Tại HocFLStudio.com, chúng tôi giới thiệu cho bạn một khoá học hoàn toàn miễn phí, giúp bạn có thể tự mày mò, khám phá cách sử dụng FL Studio một cách thú vị. Bạn click vào link này để bắt đầu học:
- https://hocflstudio.com/khoa-hoc-cac-thao-tac-co-ban-trong-fl-studio/
Học cách soạn Drum
Tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu soạn Drum cho các thể loại mà chúng ta thích. Tại đây, chúng ta vẫn chưa cần học nhạc lý vội mà chúng ta sẽ học về nhịp trước. Bạn sẽ được học cách tạo các Drum cho thể loại House, Trap, Dubstep, Future Bass … Bạn sẽ biết được các sound trong một bộ Drum gồm những gì, như tiếng Kick, Snare, Clap hay Percussion. Bạn vẫn như đang chơi đùa với âm nhạc khi chưa phải nhớ gì, mà vẫn đang chơi đùa với sự sáng tạo của bạn một cách khá thoải mái. Bạn có thể click vào đây để bắt đầu khoá học miễn phí học cách soạn Drum tại đây:
- https://hocflstudio.com/khoa-hoc-soan-drum-cac-the-loai-nhac/
Học nhạc lý cơ bản
Lúc này là lúc chúng ta sẽ bắt đầu học nhạc lý để bắt đầu làm những bài nhạc cơ bản đầu tiên. Việc học nhạc lý để sản xuất âm nhạc ban đầu bạn cũng không nên quá nhồi nhét và học máy móc. Bạn nên học từ từ, kết hợp vừa thực hành vừa lý thuyết. Tại sao lại như vậy? Ví dụ như bạn chưa biết cách nốt nhạc, khi mới bắt đầu học lý thuyết nhạc lý, học các nốt nhạc theo các sheet nhạc hay với nhạc cụ thì sẽ tương đối là khó nhớ. Tuy nhiên, nếu học trên FL Studio, các nốt nhạc đơn giản là các vị trí bấm và bạn tuân theo những công thức cơ bản được hướng dẫn trong khoá học. Và nhờ đó bạn sẽ theo học nó một cách rất dễ dàng. Bạn hãy học khoá học nhạc lý miễn phí tại đường link dưới đây nhé:
- https://hocflstudio.com/khoa-hoc-hoc-nhac-ly-sieu-co-ban-voi-fl-studio/
Bắt đầu tự làm các beat nhạc đầu tiên
Khi đã hiểu một chút về các phần ở trên rồi, thì chúng ta có thể bắt đầu làm những beat nhạc đầu tiên được. Bạn nên download các Sample mà bạn yêu thích trước và bắt đầu làm. Bạn cũng có thể tham khảo khoá học dưới đây để học cách làm và bắt chước theo.
- https://hocflstudio.com/hoc-lam-nhac-bang-stock-plugin-co-san-cua-fl-studio/
Bạn cũng cần nhớ rằng, có rất nhiều thể loại beat nhạc như Lofi, Hiphop, Trap hay RnB … Mỗi thể loại thì nó lại có một cái khó riêng mà bạn cần học. Nhưng mới học cơ bản thì bạn cũng chưa cần quá lo, hãy coi âm nhạc là một hành trình và bạn đang bước đi để tìm ra được âm nhạc cho riêng mình.
Quy trình để làm Beat nhạc cho người mới
Phần này, HocFLStudio.com sẽ giới thiệu cho bạn quy trình để làm beat nhạc cho người mới nhé. Bạn lưu ý, đây là quy trình gợi ý và bạn hoàn toàn có thể thay đổi nó theo ý thích, miễn sao bạn hoàn thành được bài nhạc nhé.
Xác định Tempo, Scale, soạn hợp âm cho beat
Đầu tiên, chúng ta sẽ xác định Tempo cho bài. Thông thường thì những bài nhạc Trap sẽ có Tempo là 140, nhạc Hiphop thì Tempo tầm 100. Tất nhiên những con số này chỉ mang tính chất tham khảo, tuỳ vào bạn muốn beat của bạn nhanh hay chậm.
Scale hay còn gọi là âm giai,bạn có thể lựa chọn Scale trưởng hoặc Scale thứ. Thông thường, âm giai trưởng thì sẽ vui, âm giai thứ thì sẽ buồn.
Khi đã xác định được Scale rồi, bạn bắt đầu soạn hợp âm cho bài. Nếu như vẫn còn bối rối chưa biết nên lựa chọn scale và hợp âm gì, chúng tôi có thể gợi ý cho bạn hợp âm Am - F - C - G (âm giai Am). Đây là hợp âm mà rất nhiều bài nhạc Việt sử dụng và rất dễ để triển khai bài nhạc.
Soạn Drum cho beat
Sau khi có hợp âm của bài rồi, bạn có thể soạn hợp âm ấy với Piano và giờ chúng ta sẽ soạn Drum cho Beat. Drum sẽ thường có Kick, Snare, Hihat và Percussion. Bạn sẽ vận dụng kiến thức đã được học tại khoá học soạn Drum miễn phí và bắt đầu soạn. Lưu ý, mỗi thể loại lại có kiểu soạn Drum riêng, nhưng đừng quên sự sáng tạo của bạn nhé.
Thêm Melody đệm
Thêm Melody cho beat là một khâu cần sự tinh tế của bạn. Bạn sẽ cần phải nghĩ ra được giai điệu trong đầu và đưa nó vào trong Project của bạn. Ở khâu này, sẽ rất khó để khuyên bạn nên làm như thế nào, vì mỗi nghệ sĩ lại có cách chạy giai điệu riêng, lại có những giai điệu riêng mà không ai bắt chước được. Đây cũng là phần mà bạn sẽ đưa đặc trưng riêng, chất riêng của bạn vào.
Thêm hiệu ứng
Cuối cùng, bạn sẽ thêm những âm thanh hiệu ứng bổ trợ để Beat trở nên hay hơn. Ví dụ như tiếng Crash, tiếng Sound Effect hay Vocal Reverse. Sự phối hợp tinh tế của các âm thanh hiệu ứng này giúp beat của bạn trở nên sống động hơn rất nhiều.
Mixing
Sau khi đã hoàn thiện xong khâu Arrange, bạn sẽ tiến hành Mixing bài nhạc. Đây lại là một phần mà bạn sẽ phải tự học và nghiên cứu rất nhiều để hoàn thiện bài nhạc, trước khi đến phần Master. Bạn nên tham khảo trên Youtube, hay mua các khoá học trả phí để biết thêm về giai đoạn này nhé.
Tổng kết
Như vậy, HocFLstudio.com đã giới thiệu cho bạn cách học làm beat miễn phí và quy trình để bạn bắt đầu làm beat. Chúng tôi hy vọng với sự gợi ý này, bạn sẽ làm được những beat nhạc đầu tiên cho mình. Xin chào và hẹn gặp lại.