Chuột là tác nhân hỏng đồ đạc và các vật dụng khác trong nhà, làm ô nhiễm thực phẩm của bạn. Thêm nữa chuột là nguyên nhân làm lây truyền một số bệnh nguy hiểm. Chuột hoạt động vào ban đêm nên bạn có thể không nhận ra rằng nhà mình có chuột. Biết cách đuổi chuột là điều cần thiết để giữ cho môi trường gia đình của bạn an toàn và khỏe mạnh.
Chuột gây hại như thế nào?
Chuột là loài động vật gặm nhấm như: Sóc, hải ly, sóc chuột và chuột cống. Đây là các loài quan trọng đối với môi trường sinh thái ở đồng cỏ và rừng. Đồng thời chúng cũng là nguồn thức ăn cho những kẻ săn mồi như diều hâu, cáo, rắn và sói.
Chuột là loài truyền bệnh, làm hỏng thực phẩm và phá hủy đồ đạc. Do đó chuột là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng và mùa màng.
Chuột có thể sống cả trong nhà và ngoài tự nhiên. Mặc dù tuổi thọ của chúng lên tới 3 năm nhưng hầu hết chúng chỉ sống được khoảng một năm do bị săn mồi. Chuột không ngủ đông và hoạt động vào mùa đông.
Trong nhà bạn, chuột thường làm tổ ở những khu vực ít người lui tới. Khi hoạt động vào ban đêm, chúng di chuyển dọc theo các bức tường và không thích đi vào giữa các phòng.
Dấu hiệu nhà bạn có chuột
Chuột là loài sống về đêm, hoạt động vào ban đêm. Do đó bạn khó có thể nhìn thấy chúng vào ban ngày. Điều cần thiết là bạn phải cảnh giác với các dấu hiệu xâm nhập của chuột. Phân của chúng có màu sẫm, nhọn ở hai đầu và có kích thước từ 0.125 đến 0.25 inch. Bạn cũng có thể thấy dấu vết của chuột qua đồ đạc và thực phẩm trong nhà bị chuột cắn phá.
Để có được cách diệt chuột hiệu quả, bạn cần nhận biết được các dấu hiệu khác của chuột trong nhà bạn:
- Có hang nhỏ trong nhà bạn;
- Có lông chuột trên giường, sofa, trên đồ đạc, trên nền nhà;
- Có đốm nước tiểu nhỏ;
- Có nghe thấy âm thanh;
- Ngửi thấy mùi hôi từ nước tiểu chuột hoặc chuột chết.
Nhà bạn có chuột bởi vì chuột thích nơi ở ấm áp. Ngoài ra còn bởi vì trong nhà hay có đồ ăn thừa hoặc vụn thức ăn. Bên cạnh đó nếu nhà hàng xóm của bạn có chuột thì nhà bạn cũng có vì chuột sẽ đi tìm thức ăn xung quanh khu vực chúng sống.
Một số bệnh lây truyền từ chuột
Chuột tuy rất nhỏ nhưng do đời sống ẩn thân ở khắp nơi nên chúng có mang các mầm bệnh nguy hại. Trong đó bao gồm một số bệnh truyền nhiễm có thể mắc như sau:
- Hội chứng phổi Hantavirus và viêm màng não lympho bào;
- Bệnh Leptospirosis hay bệnh xoắn khuẩn vàng da do xoắn khuẩn Leptospira gây nên.
- Nhiễm Salmonella;
- Một số bệnh khác như: Dịch hạch, thương hàn, thủy đậu.
Cách đuổi chuột hiệu quả
Một số cách đuổi chuột hiệu quả mà an toàn như sau:
Tinh dầu bạc hà
Chuột ghét mùi bạc hà. Do đó bạn nên thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà vào một miếng bông gòn và lau lên chân tường trong nhà bếp, tủ đựng thực phẩm nếu có. Ngoài ra bạn có thể thêm một ít tinh dầu bạc hà vào bông gòn và đặt ở các góc tủ hoặc kệ nơi cất thực phẩm.
Dùng long não
Đa số mọi người thích mùi bạc hà hơn mùi long não. Vì vậy bạn nên để mùi này tránh xa nhà bếp và các khu vực sinh hoạt khác.
Tuy nhiên, bạn có thể cho long não vào một chiếc tất cũ rồi đặt ở những nơi mà chuột có thể đi vào như: Gần lỗ thông hơi, cửa sổ, tầng hầm, cửa ra vào, nhà kho sẽ ngăn cản chuột di chuyển vào. Lưu ý là để những chiếc tất có long não cần tránh xa tầm tay trẻ em.
Sử dụng ớt cay
Hãy thử dùng dung dịch ớt cay đậm đặc. Lưu ý là nên xịt dung dịch này ở những nơi ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi. Nhưng nên xịt vào những chỗ chuột thường lui tới, chẳng hạn như dưới bếp hoặc phía sau tủ.
Mặc dù các loại bả hóa học có hóa chất sẽ diệt chuột ngay lập tức nhưng lại có nhiều rủi ro về sức khỏe. Đặc biệt là với con người và cả vật nuôi. Cho nên thay vì sử dụng hóa chất độc hại thì bạn có thể thử với ớt hoặc xà phòng hoặc giấm táo.
Đặt bẫy chuột
Chọn loại bẫy chuột được làm theo cách là chuột có thể vào ăn mồi nhưng không thể ra được. Bẫy nên được đặt ở nơi phát hiện có hang chuột hoặc góc bếp, góc tủ. Trong bẫy bạn nên chọn mồi có mùi thơm để dễ dụ chuột vào. Sau khi chuột dính bẫy thì chuột vẫn còn sống mạnh khỏe, hãy đem chuột ra xa nhà khoảng gần 2km để thả.
Nuôi mèo
Nếu không có ai trong gia đình bạn bị dị ứng lông mèo thì nuôi mèo có thể là cách dễ nhất để đuổi chuột. Nếu không thể nuôi mèo, hãy mua cát vệ sinh cho mèo và rải nó ở những khu vực chuột thường lui tới nhất.
Mèo vừa có thể đuổi chuột vừa có thể bắt chuột. Tuy nhiên bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho mèo khi ôm, sờ và ngủ cùng.
Dùng thiết bị siêu âm
Giống như chúng ta, chuột cũng muốn có một nơi ấm cúng, yên tĩnh để định cư. Thiết bị siêu âm được thiết kế để phát ra âm thanh mà chuột và các loài gây hại khác có thể nghe thấy. Điều này tạo ra một môi trường khó chịu khiến chuột phải bỏ chạy.
Chỉ sử dụng riêng thiết bị siêu âm thì không phải là phương pháp đuổi chuột hiệu quả nhất vì tường và đồ đạc có thể chặn được sóng âm.Do đó bạn nên sử dụng các thiết bị này cùng với các biện pháp xua đuổi chuột khác như dùng ớt, dùng giấm, tinh dầu bạc hà,...
Các biện pháp ngăn chặn chuột vào nhà
Ngoài các cách đuổi chuột thì các biện pháp ngăn chặn chuột vào nhà rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của bạn. Một số biện pháp bao gồm:
- Bịt các lỗ trong nhà, kể cả các lỗ để đi dây và đường ống. Chuột có thể chui qua các lỗ nhỏ bằng đồng xu hoặc lỗ có đường kính khoảng 5mm.
- Đừng để rác trong nhà quá lâu. Hãy thường xuyên đổ rác hoặc sử dụng thùng rác có nắp đậy trong nhà.
- Đậy kín tất cả thực phẩm, để vào tủ lạnh hoặc tủ thực phẩm.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để đảm bảo nhà bạn không có mảnh thức ăn thừa và rác thải.
- Lắp các thanh chắn cửa bên dưới cửa vào để ngăn chuột bò dưới cửa.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được các cách đuổi chuột hiệu quả đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Chuột là loài gặm nhấm gây hại, sinh sản nhanh và nhiều. Tuy nhiên các cách đuổi chuột hiệu quả lại áp dụng dễ dàng tại nhà. Chúc bạn thành công.
Xem thêm: Thực hư về cây đuôi chuột trị hở van tim?