1. Khi nào cần chỉnh phanh đĩa xe máy?
Phanh đĩa xe máy(hay còn gọi là phanh dầu, thắng đĩa xe máy) là hệ thống phanh sử dụng đĩa phanh giúp xe giảm tốc độ và dừng xe. Phanh đĩa thường được lắp ở bánh trước của xe. Tuy nhiên, với những xe phân khối lớn phanh đĩa được lắp ở cả hai bánh của xe.
Cấu tạo của phanh đĩa xe máy gồm: má phanh đĩa, piston, kẹp phanh piston đôi, phanh chu vi.
Sau một thời gian hoạt động phanh đĩa cần được chỉnh lại và bảo dưỡng để phanh hoạt động. Thông thường cứ khoảng 5000km - 10.000km bạn nên chỉnh và bảo dưỡng phanh đĩa một lần. Nếu xe bạn chạy thường xuyên lên xuống dốc, sử dụng phanh đĩa nhiều thì nên bảo dưỡng sớm hơn.
Sau đây là một dấu hiệu phanh đĩa cần được điều chỉnh:
- Phanh đĩa không ăn
- Phanh đĩa bị bó kẹt, khó ăn phanh
- Phanh đĩa phát ra tiếng ồn khi chạy xe
- Phanh đĩa phanh quá nông hoặc quá sâu
2. Cách chỉnh phanh đĩa xe máy không ăn
Phanh đĩa (thắng đĩa) xe máy không ăn là tình trạng bạn bóp phanh đĩa nhưng phanh bị mất áp lực, xe máy không giảm tốc độ hoặc giảm chậm, gây nguy hiểm cho người lái.
Nguyên nhân khiến phanh đĩa không ăn thường là do: bộ phớt chặn dầu bị hỏng, thủng, phần dầu phanh bị phù dẫn đến phanh đĩa mất áp suất, không có lực đẩy vào má phanh.
Sau đây là cách chỉnh phanh đĩa không ăn do dầu phanh đĩa bị cạn:
- Bước 1: Xác định vị trí bình dầu
- Thông thường, bình dầu sẽ được đặt ở bên phải, ngay cạnh vị trí tay phanh.
Vị trí bình dầu phanh đĩa
- Bước 2: Kiểm tra bình dầu
- Mở nắp để kiểm tra bình dầu xe có bị cạn hay không. Nếu bình dầu cạn thì cần thay thêm dầu phanh mới.
Bình dầu phanh đĩa bị cạn
- Bước 3: Đổ thêm dầu mới vào bình dầu
- Để biết phanh đĩa dùng dầu phanh gì bạn xem ở phần nắp của bình dầu.
Cách xem tên dầu phanh đĩa
- Tiến hành đổ dầu mới cho bình dầu
- Sau đó bóp tay phanh liên tục để dầu đi xuống phần heo dầu phía dưới.
- Bước 4: Xả gió
- Dùng cờ lê xoay ốc xả gió (ở gần heo dầu) 3 - 4 lần rồi vặn chặt lại
Vị trí ốc xả gió
- Bước 5: Xả dầu xuống heo dầu
- Bạn tiếp tục ấn tay phanh để phần dầu ở bình dầu đi xuống heo dầu dưới. Làm liên tục đến khi thấy tay phanh bóp đã có áp lực.
Lưu ý: sau khi thấy tay phanh bóp đã có áp lực thì bạn cần quay bánh xe kiểm tra xe bánh có bị bó hay không. Nếu có cần tiếp tục xả gió để đẩy hết bọt, không khí trong heo dầu ra.
- Bước 6: Lắp lại nắp của bình dầu
Như vậy, chỉ với 6 bước đơn giản bạn đã có thể tự điều chỉnh phanh đĩa xe máy không ăn tại nhà.
3. Cách chỉnh sửa phanh đĩa xe máy bị bó kẹt
Phanh đĩa xe máy bị bó kẹt là tình trạng má phanh bị ép chặt vào đĩa phanh dẫn đến bánh xe không thông thể quay được hoặc quay nhưng rất chậm, ảnh hưởng đến vận tốc của xe.
Nguyên nhân phanh đĩa bị bó kẹt thường xe đi lâu ngày những không bảo dưỡng phanh đĩa nên má phanh bị mài mòn, bề mặt piston bị oxy hóa han gỉ, do bị dính ẩm, nước mưa dẫn đến phanh đĩa bị kẹt.
Để giúp bạn khắc phục tình trạng trên, sau đây Alobike hướng dẫn bạn cách chỉnh phanh đĩa xe máy khi bị bó kẹt như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Kìm
- T12
- Dầu thay cho phanh đĩa
- Bước 2: Tháo phanh đĩa xe máy
- Cách tháo phanh đĩa xe máy như sau: Dùng cờ lê tháo ốc bắt phanh
- Bước 3: Kiểm tra và xử lý các bộ phận bị hỏng
- Tháo má phanh đĩa để kiểm tra:
Dùng T12 tháo ốc giữ má phanh và lấy má phanh ra kiểm tra. Nếu má phanh đã mòn thì cần thay má phanh mới
Vị trí vặn ốc để tháo má phanh đĩa
Má phanh đĩa xe máy đã bị mòn
- Kiểm tra piston heo dầu phanh đĩa bằng cách bóp tay phanh:
Nếu phần piston bị oxy hóa bám nhiều bụi bẩn thì dùng giấy nhám làm sạch lại bề mặt piston
Piston bị oxy hóa
- Kiểm tra phớt dầu và phớt chống nước, bụi:
Dùng kìm tháo piston để kiểm tra phớt dầu và phớt chống nước, bụi.
Nếu phớt bị nở thì thay phớt mới.
Nếu phớt bị bụi bẩn nhưng vẫn dùng tốt thì chỉ cần vệ sinh làm sạch lại.
- Bước 5: Lắp lại hoàn thiện
- Sau khi đã kiểm tra xử lý xong thì bạn lắp lại piston, phớt dầu và phớt chống nước về vị trí ban đầu. Lắp lại phanh đĩa vào bánh xe.
- Bước 6: Thay dầu phanh mới
- Đổ dầu phanh mới vào bình dầu sau đó bóp tay phanh và xả ốc gió đến khi không có bọt ở ốc xả gió nữa thì dừng lại.
4. Cách sửa phanh đĩa xe máy kêu ken két
Khi bạn di chuyển hoặc bóp phanh thấy hiện tượng má phanh đĩa kêu ken két có thể là do:
- Hệ thống phanh đĩa bị bám nhiều cát và bụi bẩn.
- Do má phanh sử dụng lâu ngày bị mòn, hoặc má phanh bị lỗi cong vênh (do nhà sản xuất).
Cách sửa phanh đĩa xe máy kêu ken két
Muốn sửa phanh đĩa xe máy khi bị kêu ken két thì bạn xử lý như sau:
- Nếu phanh đĩa bị bám nhiều bụi bẩn thì bạn chỉ cần vệ sinh, làm sạch lại hệ thống phanh đĩa.
- Nếu kiểm tra má phanh đã bị mòn hoặc lỗi cong vênh thì cần thay mới để chấm dứt tình trạng má phanh kêu ken két, cũng như đảm bảo an toàn cho bạn khi di chuyển trên đường.
5. Cách chỉnh phanh đĩa xe máy ăn nông sâu tùy ý
Để giúp phanh đĩa hoạt động ổn định, hiệu quả giúp bạn lái xe an toàn. Sau đây, Alobike sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh phanh đĩa ăn nông hoặc ăn sâu tùy ý sao cho phù hợp với xe.
5.1 Cách chỉnh phanh đĩa xe máy ăn nông
Khi xe máy ăn sâu tức là bóp tay phanh gần với tay lái thì phanh mới ăn.
Để chỉnh phanh đĩa xe máy ăn nông bạn làm như sau:
- Dùng cờ lê vòng 8 nới lỏng ốc gió
Vị trí vặn ốc xả gió
- Khi thấy dầu chảy ra thì bạn siết chặt lại ốc xả đầu.
5.2 Cách chỉnh phanh đĩa xe máy ăn sâu
Khi phanh đĩa ăn nông tức là mới bóp phanh xe đã giảm ngay tốc độ khiến bạn dễ giật mình và gây ngã (thường hay xảy ra với chị em phụ nữ mới sử dụng phanh đĩa). Do đó, trong trường hợp này nên chỉnh phanh ăn sâu hơn.
Tình trạng phanh đĩa ăn nông thường là do lượng khí trong piston quá ít nên má phanh giảm áp suất dẫn đến phanh ăn nông.
Để chỉnh phanh đĩa xe máy ăn sâu bạn tiến hành như sau:
- Bóp căng tăng phanh
- Sau đó bạn dùng cờ lê nới lỏng ốc xả gió đồng thời nhả tay phanh từ từ.
Vặn ốc xả gió
- Khi đã nhả phanh xong thì bạn đóng ngay ốc xả gió
6. Cách sử dụng phanh đĩa xe máy đúng cách
Để phanh đĩa xe máy ổn định, hiệu quả đảm bảo an toàn khi lái xe, bạn cần sử dụng phanh đĩa đúng cách như sau:
- Khi bóp phanh nên bóp từ từ, tránh bóp phanh gấp bởi phanh gấp khiến bánh xe bị khóa cứng đột ngột làm bạn mất kiểm soát xe.
- Sau khi phanh nên nhả phanh từ từ để tránh bị giật
- Nếu cần giảm tốc độ đột ngột thì nên sử dụng cả phanh bánh trước và bánh sau.
- Kiểm tra và thay má phanh định kỳ khoảng 15.000km -20.000km/lần.
- Kiểm tra và tra dầu phanh đĩa định kỳ khoảng 20.000km - 30.000km/lần.
- Bảo dưỡng, kiểm tra phanh đĩa mỗi lần bảo dưỡng xe máy tổng thể khoảng 8000km - 10.000km/lần.
Cách sử dụng phanh đĩa xe máy
Trên đây là các cách chỉnh phanh đĩa xe máy trong từng trường hợp cụ thể. Chỉnh phanh đĩa xe máy đúng cách giúp phanh hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn khi bạn lái xe. Hy vọng với những chia sẻ ở trên đã giúp bạn có thể tự chỉnh phanh đĩa xe máy tại nhà. Nếu bạn không có thời gian và đủ dụng cụ để chỉnh phanh đĩa thì bạn hãy mang xe tới các cơ sở của Alobike, để nhân viên kỹ thuật Alobike hỗ trợ bạn điều chỉnh phanh đĩa chính xác, hiệu quả.