Bán lẻ là loại hình kinh doanh quen thuộc trên thị trường cung ứng và phân phối hàng hóa hiện nay. Mặc dù là thuật ngữ thông dụng và được sử dụng nhiều, thế nhưng lại có ít ai hiểu rõ về ngành bán lẻ. Vì vậy, để hiểu hơn về khái niệm bán lẻ là gì cũng như nắm bắt được xu hướng ngành bán lẻ trong thời đại số, các chủ shop hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Bán lẻ là gì?
Bán lẻ (retail management hay retail) là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Như vậy, người bán lẻ sẽ mua hàng từ nhà sản xuất rồi bán cho người tiêu dùng cuối cùng và hưởng lợi nhuận từ chênh lệch mức giá.
Theo Khoản 6 và Khoản 7, Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP, hoạt động bán lẻ bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh mới được phép hoạt động.
Kinh doanh bán lẻ là hoạt động buôn bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng với số lượng sản phẩm nhỏ.
2. Các mô hình phổ biến trong ngành bán lẻ
Dưới đây là các mô hình bán lẻ phổ biến hiện nay:
- Tiệm tạp hóa: Mô hình cửa hàng tạp hóa bán lẻ nhiều mặt hàng khác nhau, trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, cửa hàng còn bán lẻ các loại hàng hóa như quần áo, giường, bàn ghế, hóa mỹ phẩm,... nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ.
- Siêu thị: Mô hình siêu thị bán lẻ nhiều loại hàng hóa như lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng, mỹ phẩm. Còn mặt hàng quần áo, hàng ngũ kim, đồ chơi, đồ thể thao chiếm số lượng ít hơn.
- Cửa hàng tiện lợi: Mô hình cửa hàng tiện lợi tương tự như siêu thị mini. Trong đó loại sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn là thực phẩm, đồ gia dụng, thức uống, thuốc lá. Còn loại sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là quần áo, giày dép, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ thể thao, đồ chơi.
3. Xu hướng nào trong ngành bán lẻ mà bạn cần nắm bắt để làm giàu nhanh chóng?
Khi kinh doanh trong ngành bán lẻ, bạn cần nắm bắt xu hướng để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Dưới đây là một số xu hướng kinh doanh bán lẻ bạn nên biết:
3.1 Xu hướng bán hàng online
Bên cạnh cửa hàng truyền thống, kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,...); mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok,...) đang ngày càng phát triển mạnh và được nhiều người lựa chọn. Bởi đi cùng với sự phát triển của Internet, người tiêu dùng thích mua sắm online để tiết kiệm thời gian, tự do so sánh giá,... Việc shop bán hàng online sẽ đáp ứng được nhu cầu này của người tiêu dùng, mang đến cho họ trải nghiệm mua sắm liền mạch, nhanh chóng đồng thời nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng hiệu quả.
Kinh doanh trực tuyến là xu hướng chung của xã hội hiện nay.
Xem thêm:
- Thương mại điện tử là gì? Lĩnh vực kinh doanh nào có thể áp dụng?
- Cách kinh doanh trên sàn thương mại điện tử
- Rủi ro và lợi ích của thương mại điện tử
3.2 Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Mặc dù các mặt hàng tiêu dùng trong bán lẻ là những sản phẩm đại trà, khó cá nhân hóa như quần áo, đồ dùng cá nhân, thực phẩm,... Tuy nhiên, chủ shop cũng cần tìm cách để người mua cảm nhận được sự khác biệt và chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu riêng biệt của họ.
Gợi ý shop một số “bí quyết” cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng sau:
- Dùng phần mềm bán hàng đa kênh để phân tích hành vi, theo dõi hành vi mua sắm của khách hàng để nắm bắt được nhu cầu, sở thích của họ mà tư vấn cho phù hợp.
- Khi gói hàng, nên tặng kèm 1 chiếc thiệp cảm ơn có viết tên của khách hàng để thể hiện sự trân trọng và tạo ấn tượng.
- Dành tặng các voucher giảm giá, thẻ tặng quà,... vào ngày sinh nhật để thu hút thêm nhiều khách hàng.
3.3 Xu hướng tiêu dùng bền vững, lành mạnh
Chọn mua sản phẩm có yếu tố “xanh”, sẵn sàng chi trả cho những món đồ có tính bền vững và thân thiện với môi trường đang là xu hướng tiêu dùng được nhiều bạn trẻ hưởng ứng hiện nay. Do đó, chủ shop nên nắm bắt cơ hội, lựa chọn sản phẩm và áp dụng chiến dịch marketing phù hợp để tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng này.
Một số chiến dịch tận dụng xu hướng tiêu dùng bền vững, thu hút khách hàng cho bạn tham khảo:
- Chiến dịch thay thế bọc nilon.
- Chiến dịch đổi vỏ chai cũ nhận sản phẩm mới.
- Chiến dịch thu hồi pin cũ nhận pin mới.
Kinh doanh sản phẩm bảo vệ môi trường đang là xu hướng thu hút nhiều người tham gia.
3.4 Thanh toán bằng nhiều phương thức
Thay vì sử dụng tiền mặt, hiện nay người tiêu dùng ưa thích các phương thức thanh toán tiện lợi và nhanh chóng như thẻ ngân hàng; QR code; ví điện tử (Zalo Pay, Shopee Pay, Momo,...). Để bắt kịp xu hướng thị trường, shop nên tích hợp thêm các phương thức thanh toán trên cho cửa hàng. Điều này không chỉ giúp tăng trải nghiệm cho khách hàng, mà còn giúp giảm tỉ lệ sai sót khi thanh toán.
3.5 Giao hàng thần tốc
Đa số ngành bán lẻ chủ yếu là hàng tiêu dùng nên rất thiết yếu và người tiêu dùng có nhu cầu nhận hàng càng nhanh càng tốt. Do đó, shop nên tìm đơn vị giao hàng nhanh, chi phí rẻ nhưng vẫn đảm bảo hàng hóa an toàn khi đến tay khách hàng.
Hiểu được điều đó, Giao Hàng Nhanh (GHN) luôn không ngừng nâng cao quy trình để rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng. Với hệ thống phân loại tự động, có khả năng xử lý gần 2 triệu đơn/ngày giúp đảm bảo thời gian giao hàng siêu tốc, đơn nội thành chỉ 24 giờ và đơn liên tỉnh thì 1 - 2 ngày. Điều này giúp đơn hàng được gửi đến tận tay người nhận nhanh chóng, đồng thời gia tăng sự uy tín cho chủ shop.
Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ có thể theo dõi đơn hàng 24/7 trên Web/App của GHN, từ đó có thể xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời. Không chỉ vậy, GHN còn tích hợp trên các phần mềm bán hàng uy tín như TUHA.VN, NOBITA.PRO, TRUSTSALES,… giúp shop thao tác thuận tiện trên 1 nền tảng, tránh sót đơn và có thể nhận các ưu đãi độc quyền từ GHN.
Giao Hàng Nhanh nỗ lực hoàn thành nhanh mọi đơn hàng cho Shop.
> Đăng ký ngay dịch vụ giao hàng của Giao Hàng Nhanh tại https://sso.ghn.vn/register
Trên đây là tất tần tật thông tin giải đáp thắc mắc bán lẻ là gì cũng như các xu hướng bán lẻ nổi bật hiện nay. Hy vọng chủ shop có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh này để được nhiều khách hàng biết tới và chốt đơn liên tục nhé!
Xem thêm:
- Multi Channel Marketing là gì? Khi nào nên áp dụng?
- Cross Selling là gì? Ví dụ thực tế và cách áp dụng hiệu quả