Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Bài giảng Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
1. Khái quát của biển đông
- Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương).
- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.
Một góc Vịnh Bắc Bộ của Biển Đông Việt Nam
2. Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam
a) Khí hậu
- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.
- Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu thổ, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,...
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo.
Ven biển Việt Nam có nhiều hệ sinh thái đa dạng
c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các bãi cát, muối,…
- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,…
VÙNG BIỂN VIỆT NAM TRONG BIỂN ĐÔNG
d) Thiên tai
- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.
- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.
Hoang mạc hóa diễn ra ngày càng phổ biến ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ
Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
I. Nhận biết
Câu 1: Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa Biển Đông nước ta là
A. Sông Hồng và Trung Bộ.
B. Cửu Long và Sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.
Câu 2: Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta có duy nhất một tỉnh giáp biển?
A. Đông Nam Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 3: Những tỉnh, thành phố nào sau đây của nước ta có 2 huyện đảo?
A. Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
B. Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
C. Quảng Ninh, Đà Nẵng, Kiên Giang.
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang.
Câu 4: Đặc điểm chung vùng biển nước ta là
A. biển lớn, mở rộng ra đại dương và nóng quanh năm.
B. biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm.
C. biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa.
D. biển nhỏ, mở và mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
Câu 5: Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Là biển nhỏ trong các biển của Thái Bình Dương.
C. Nằm ở rìa phía đông của Thái Bình Dương.
D. Phía đông và đông nam mở rộng ra đại dương.
Câu 6: Tính chất nhiệt đới của biển Đông được thể hiện rõ trong đặc điểm nào sau đây?
A. nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 230C.
B. Độ mặn trung bình 32 - 33%o , thay đổi theo mùa.
C. Sóng biển mạnh nhất vào thời kì gió mùa Đông Bắc.
D. Trong năm thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với Biển Đông ?
A. Là biển tương đối kín.
B. Nằm trong vùng nhiệt đới khô.
C. Phía đông và đông nam là vòng cung đảo.
D. Phía bắc và phía tây là lục địa.
Câu 8: Biển Đông là một vùng biển
A. diện tích không rộng.
B. có đặc tính nóng ẩm.
C. mở rộng ra Thái Bình Dương.
D. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải của Biển Đông?
A. Là biển rộng.
B. Là biển tương đối kín.
C. Là biển lạnh.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?
A. Làm dịu tính nóng bức của mùa hạ.
B. Làm cho khí hậu khô hạn.
C. Tăng độ ẩm tương đối của không khí.
D. Mang lại lượng mưa lớn.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Lý thuyết Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Lý thuyết Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng
Lý thuyết Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)
Lý thuyết Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên