I. Giới thiệu tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc
Tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc có những đặc điểm gì? Theo dõi những phân tích dưới đây để hiểu rõ hơn Preppies nhé!
1. Tiếng Trung Quốc, tiếng Hoa
Tiếng Trung Quốc, giản thể 中国话, phồn thể 中國話, phiên âm /Zhōngguó huà/, còn có tên gọi khác là tiếng Trung, tiếng Hoa, Trung Văn, Hoa văn, Hoa ngữ, Hán ngữ. Đây là nhóm các ngôn ngữ tạo thành một ngữ tộc trong hệ thống Hán-Tạng.
Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ mẹ để của người Hán, chiếm đa số tại đất nước xứ tỷ dân và là ngôn ngữ chính hoặc phụ của các dân tộc thiểu số tại đây. Hiện nay, trên thế giới có gần 1,2 tỷ người (chiếm 16% dân số thế giới) có tiếng mẹ đẻ là biến thể của tiếng Hoa nào đó.
Xét về mặt ngữ pháp, tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ đơn lập hay là ngôn ngữ phân tích. Điều này có nghĩa là nó không làm thay đổi về từ vựng sở hữu cách, tính từ, từ tình thái, số. Ngôn ngữ này chỉ theo thứ tự trước sau của từ và sử dụng từ ảo để diễn đạt nghĩa. Cấu trúc này khá giống với tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ ở Đông Nam Á.
Về bước đầu khi giải thích tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc thì ta thấy tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc thực chất là một, là cách gọi khác nhau.
2. Tiếng Đài Loan
Tiếng Đài Loan hay còn có tên gọi khác là tiếng Phúc Kiến Đài Loan, tiếng Mân Nam Đài Loan, Đài ngữ được 80% dân cư Đài Loan sử dụng. Đây cũng là ngôn ngữ lớn nhất tại Đài Loan.
Có thể bạn chưa biết, tiếng Đài Loan cũng là một biến thể của tiếng Mân Nam, có quan hệ gần gũi với Phương ngữ Hạ Môn. Ngôn ngữ này thường được coi là “phương ngôn Trung Quốc” thuộc về nhóm ngôn ngữ Hán lớn hơn.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, đây có thể coi là ngôn ngữ độc lập vì không thể hiểu lẫn nhau với tiếng Trung phổ thông. Và cách phát âm cũng có những điểm khác biệt. Khi một người nói tiếng phổ thông cần phải dùng hệ thống Hán tự (loại chữ tượng hình, biểu ý) để giao tiếp với người nói tiếng Đài.
II. Tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc giống và khác nhau chỗ nào?
Tiếng Đài Loan và tiếng Trung Quốc có giống nhau không? Nếu giống thì đó là điểm nào? Hãy cùng PREP phân tích chi tiết dưới đây nhé!
1. Giống nhau
Cả tiếng Trung Quốc và tiếng Đài Loan đều sử dụng cùng một hệ thống chữ viết, đó là Hán tự. Tuy nhiên, sau cuộc Cách mạng văn hóa, Trung Quốc ngày nay đã dùng chữ giản thể, còn Đài Loan và một số quốc gia như Hồng Kông vẫn còn sử dụng chữ phồn thể khó viết và khó nhớ với nhiều nét lằng nhằng.
2. Khác nhau
Tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc khác nhau thế nào? Hãy cùng PREP so sánh chi tiết ở bảng sau:
III. Nên học tiếng Đài Loan, tiếng Hoa hay tiếng Trung Quốc?
Sau khi tìm hiểu và phân biệt được tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc thì câu hỏi đặt ra nên học ngôn ngữ nào? Điều này còn phụ thuộc rất lớn vào mục đích sử dụng và định hướng riêng của từng người.
Bởi vì tiếng Trung (tiếng Hoa) được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới, nên có tính ứng dụng cao hơn. Do đó, nếu học ngôn ngữ này mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội trong công việc, nghề nghiệp. Hơn nữa, hệ thống chữ Hán hiện đại đã được giản lược số nét nên dễ học hơn nhiều so với chữ phồn thể.
Còn nếu bạn là người có niềm đam mê sâu sắc với chữ Hán truyền thống thì tiếng Đài Loan chính là lựa chọn phù hợp. Ngôn ngữ này khá hữu ích cho ai đang có mục tiêu du học hoặc làm việc tại Đài Loan.
Tham khảo thêm bài viết:
- Giải đáp thắc mắc: Nên học tiếng Trung phồn thể hay giản thể?
- Giải đáp thắc mắc: Du học Đài Loan hay Trung Quốc tốt hơn?
Như vậy, PREP đã phân tích và giải thích chi tiết về tiếng Đài Loan, tiếng Hoa và tiếng Trung Quốc. Mong rằng, với những chia sẻ trên đã giúp bạn mở rộng thêm kiến thức hữu ích.