Nhằm giúp các em lớp 12 ôn thi đạt kết quả cao cho môn lịch sử, Tài Liệu Học Tập đã biên soạn 996 câu trắc nghiệm lịch sử 12 theo từng bài có đáp án và được chia theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Các mức độ vận dụng sẽ chia theo các bài học để giúp các em không bị nhàm chắn, làm trắc nghiệm nhanh ghi nhớ kiến thức mình đã học. Hy vọng việc làm trắc nghiệm lịch sử 12 theo từng bài sẽ là nguồn thông tin hữu ích để các em thi đạt kết quả cao.
Mẹo khoanh trắc nghiệm lịch sử 12 THPT quốc gia 2023
Các bạn đã xem đề minh họa sử thpt quốc gia 2023 chưa ? Hôm qua mình đã xem đề minh họa môn lịch sử năm nay và có rút ra 1 số mẹo khoanh trắc nghiệm lịch sử 12 dưới đây:
Không học thì khả năng khoanh trúng đáp án đúng là 25%
Ví dụ câu 40 trong đề minh họa năm nay:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 tại Việt Nam ?
A. Là trận quyết chiến chiến lược kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc chiến.
B. Thực hiện phương châm lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều.
C. Là trận quyết chiến chiến lược huy động cao nhất sức mạnh nội lực.
D. Tấn công trực diện vào cơ quan đầu não của đối phương.
Câu này không học chắc thì bạn chỉ có khoanh bừa. Đáp án đúng là đáp án C.
Học để loại trừ những đáp án sai
Nếu mà nhìn đáp án nào cũng đúng thì chúng ta chỉ có 25 % cơ hội khoanh vào đáp án đúng. Hãy cùng phân tích câu 40 phía trên để loại ra phương án sai các bạ nhé.
Câu A sai: Chỉ đúng với chiến dịch Hồ Chí Minh còn với kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống pháp phải là hiệp định Giơ Ne Vơ.
Câu B sai: Trên thực tế năm 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ mình lấy nhiều đánh ít.
Câu D sai: Đúng với chiến dịch Hồ Chí Minh còn Điện Biên Phủ không phải cơ quan đầu não đấy là căn cứ quan trọng của thực dân Pháp.
Đấy không học thuộc lý thuyết lịch sử 12 thì làm sao chúng ta loại được đáp án sai được.
Tìm keyword trong câu hỏi
Khi đọc câu hỏi bạn hãy dùng bút bi để gạch chân keyword trong câu để xác định đúng câu hỏi muốn hỏi gì. Xác định được key word chính và phụ thì việc chọn đáp án đúng sẽ nhanh hơn đấy.
Câu 40:
Keyword chính: điểm tương đồng
Keyword phụ: Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Từ khóa lịch sử 12
Dễ làm trước khó làm sau
Mẹo này các bạn chắc được thầy cô nhắc nhiều khi làm trắc nghiệm lịch sử 12 rồi. Thời gian chỉ có 50 phút hãy làm đúng câu dễ trước và những câu khó để lại làm sau. Câu dễ hay câu khó cũng chỉ có 0,25đ nên đừng để mất câu dễ mà không làm được câu khó.
Giữ tâm lí thoải mái khi làm bài thi
Tâm lí bất ổn sẽ làm bạn không tập trung suy nghĩ câu hỏi và tìm nhanh ra đáp án đúng. Nhiều bạn bất ổn còn bù đầu bứt tai suy nghĩ hoang mang quên cả kiến thức mình đã học rồi. Đừng thấy câu khó mà hoang mang hãy bình tĩnh và đọc câu khác. Làm hết câu dễ rồi quay lại làm đến câu khó các bạn nhé. Trước khi bắt đầu thi hãy hít thật sâu để lấy tinh thần thoải mái, cười với ông bạn bên cạnh để lấy tự tin.
Với đề thi năm nay chẳng có mẹo nào khoanh đúng 100 % đâu
Đừng tin những clip tiktok nói mẹo khoanh trắc nghiệm lịch sử 12 là 3 ngắn 1 dài chọn dài. Năm nay đề minh họa không ra như thế. Những đáp án đọc sẽ na ná giống nhau và sẽ có liên quan đến câu hỏi. Không học thì bạn sẽ chẳng rút ra được cái mẹo khoanh đúng trắc nghiệm cả.
Xem thêm: Cách học lịch sử 12 hiệu quả
Trắc nghiệm lịch sử 12 theo từng bài
Lịch sử lớp 12 chia ra làm 2 phần: lịch sử thế giới hiện đại và lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000. Trong phần lịch sử thế giới hiện đại lại được chia làm 6 chương. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000 được chia làm 5 chương. Để thuận tiện cho các bạn làm trắc nghiệm lịch sử 12 mình cũng sẽ chia theo cấu trúc như trên. Mỗi bài mình sẽ chia theo mức độ vận dụng để tăng cường trí não và khả năng vận dụng, ghi nhớ của các bạn.
Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000)
Chương 1: Bối cảnh quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Mức độ nhận biết : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1: Trật tự thế giới sau chiến tranh ( 15 câu)
Câu hỏi thông hiểu: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1: Trật tự thế giới sau chiến tranh ( 15 câu)
Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1: Trật tự thế giới sau chiến tranh ( 18 câu)
Chương 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000) ( 15 câu)
Mức độ thông hiểu: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000) ( 15 câu)
Mức độ vận dụng: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000) ( 10 câu)
Mức độ vận dụng cao: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000) ( 10 câu)
Chương 3: Các nước Á, Phi, và Mĩ La Tinh (1945-2000)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (10 câu)
Mức độ thông hiểu: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (10 câu)
Vận dụng và vận dụng cao: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (10 câu)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (15 câu )
Mức độ thông hiểu: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (20 câu )
Vận dụng và vận dụng cao : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (10câu )
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh ( 10 câu)
Mức độ thông hiểu: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh ( 10 câu)
Vận dụng và vận dụng cao : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh ( 15 câu)
Chương 4: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ (10 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ (10 câu)
Vận dụng và vận dụng cao : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ (10 câu)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7: Tây Âu (10 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7: Tây Âu (10 câu)
Vận dụng và vận dụng cao : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7: Tây Âu (10 câu)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản (13 câu)
Chương 5: Quan hệ quốc tế (1945-2000)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh” (15 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh” (15 câu)
Vận dụng: Trắc nghiệm Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh” (10 câu)
Mức độ vận dụng cao : Trắc nghiệm Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh” (10 câu )
Chương 6: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 1) ( 10 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 1) ( 20 câu)
Vận dụng : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 1) ( 15 câu)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 (30 câu )
Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Chương 1: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925( 20 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925( 22 câu)
Vận dụng và vận dụng cao : Trắc nghiệm lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925( 15 câu)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930( 20 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930( 20 câu)
Vận dụng và vận dụng cao : Trắc nghiệm Lịch sử Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930( 20 câu)
Chương 2: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945 ( 20 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945 ( 20 câu)
Vận dụng và vận dụng cao : Trắc nghiệm Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945 ( 20 câu)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939 ( 15 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939 ( 17 câu)
Vận dụng và vận dụng cao : Trắc nghiệm Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939 ( 10 câu)
Mức độ nhận biết: trắc nghiệm Bài 16: Phong trào giải phóng dânn tộc 1939-1945 và cách mạng thánh Tám 1945. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời (12 câu)
Mức độ thông hiểu: trắc nghiệm Bài 16: Phong trào giải phóng dânn tộc 1939-1945 và cách mạng thánh Tám 1945. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời (20 câu)
Vận dụng : trắc nghiệm Bài 16: Phong trào giải phóng dânn tộc 1939-1945 và cách mạng thánh Tám 1945. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời (12 câu)
Vận dụng cao : trắc nghiệm Bài 16: Phong trào giải phóng dânn tộc 1939-1945 và cách mạng thánh Tám 1945. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời (15 câu)
Chương 3: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau 2-9-1945 đến trước 19-12-1946 ( 12 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau 2-9-1945 đến trước 19-12-1946 ( 20 câu)
Vận dụng : Trắc nghiệm Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau 2-9-1945 đến trước 19-12-1946 ( 12 câu)
Vận dụng cao : Trắc nghiệm Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau 2-9-1945 đến trước 19-12-1946 ( 12 câu)
Mức độ nhận biết : Trắc nghiệm Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1950) (15 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1950) (20 câu)
Vận dụng và vận dụng cao : Trắc nghiệm Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1950) (15 câu)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950-1953) (13 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950-1953) (13 câu)
Mức độ vận dụng : Trắc nghiệm Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950-1953) (10 câu)
Vận dụng cao : Trắc nghiệm Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950-1953) (10 câu)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) ( 15 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) ( 10 câu)
Vận dụng : Trắc nghiệm Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) ( 10 câu)
Vận dụng cao : Trắc nghiệm Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) ( 10 câu)
Chương 4: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc- Đấu tranh chống Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) ( 12 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc- Đấu tranh chống Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) ( 12 câu)
Vận dụng : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc- Đấu tranh chống Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) ( 12 câu)
Vận dụng cao : Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc- Đấu tranh chống Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) ( 10 câu)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm lịch sử 12 Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) ( 12 câu)
Mức độ thông hiểu: Trắc nghiệm Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) ( 12 câu)
Vận dụng: Trắc nghiệm Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) ( 12 câu)
Vận dụng cao: Trắc nghiệm Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) ( 10 câu)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội miền Bắc- Giải phóng hoàn miền Nam (1973-1975) ( 12 câu)
Mức độ thông hiểu: Trắc nghiệm Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội miền Bắc- Giải phóng hoàn miền Nam (1973-1975) ( 12 câu)
Vận dụng: Trắc nghiệm Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội miền Bắc- Giải phóng hoàn miền Nam (1973-1975) ( 20 câu)
Chương 5: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm lịch sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975 ( 14 câu)
Mức độ thông hiểu: Trắc nghiệm Bài 24: Việt Nam trong năm đầu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975 ( 12 câu)
Vận dụng: Trắc nghiệm Bài 24: Việt Nam trong năm đầu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975 ( 12 câu)
Vận dụng cao: Trắc nghiệm Bài 24: Việt Nam trong năm đầu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975 ( 10 câu)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 25: Xây dựng đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội- Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986) (20 câu)
Mức độ nhận biết: Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa xã hội (1986-2000) (30 câu)
Mức độ thông hiểu : Trắc nghiệm Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa xã hội (1986-2000) (10 câu)
Vận dụng : Trắc nghiệm Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa xã hội (1986-2000) (10 câu)
Trắc nghiệm Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thứ nhất đến năm 2000 ( 20 câu)
Trắc nghiệm lịch sử lớp 12 học kì 1 và 2
Học kì 1 và học kì 2 đều rất quan trọng, điểm số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em. Do vậy đừng bỏ lỡ trắc nghiệm lịch sử lớp 12 từng kì nhé.
- Trắc nghiệm lịch sử 12 giữa học kì 1
- Trắc nghiệm lịch sử lớp 12 học kì 1
- Trắc nghiệm lịch sử 12 giữa học kì 2 có 5 đề
- Trắc nghiệm lịch sử 12 học kì 2
Trắc nghiệm theo đề thi thpt quốc gia các năm
Tài liệu học tập sẽ cập nhật thêm trắc nghiệm lịch sử 12 ôn theo các đề thi để mọi người làm quen với đề thi thpt quốc gia.
- Trắc nghiệm lịch sử 12 thi thpt quốc gia 2024 5 đề
- Trắc nghiệm Đề thi sử thpt quốc gia 2022
- Trắc nghiệm đề minh họa sử thpt quốc gia 2023
- Trắc nghiệm đề minh họa sử thpt quốc gia 2022
- Trắc nghiệm đề ôn thi lịch sử thpt quốc gia
Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 5 có đáp án 2023
Bài 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ CHÂU MỸ LA-TINH
Mức độ nhận biết
Câu 133. Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi là
A. năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc.
B. năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi).
C. năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la.
D. năm 1990 Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập.
Đáp án B
Câu 134. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì
A. châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.
B. tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất .
D. có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
Đáp án D
Câu 135. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm nhất ở đâu?
A. Bắc Phi.
B. Nam Phi
C. Trung Phi.
D. Tây Phi
Đáp án A
Câu 136. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân Nam Phi là
A. chủ nghĩa thực dân cũ.
B. chủ nghĩa thực dân mới.
C. chủ nghĩa Apacthai.
D. chủ nghĩa đế quốc.
Đáp án C
Mức độ thông hiểu
Câu 141. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân.
B. Đấu tranh chính trị
C. Đấu tranh nghị trường.
D. Đấu tranh vũ trang
Đáp án D
Câu 142. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì:
A.núi lửa thường xuyên hoạt động
B.cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ
C.phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức
D. lần lượt lật đổ chế độ độc tài phản động giành lại chủ quyền dân tộc.
Đáp án D
Câu 143. Cách mạng Cu Ba thành công đã mở đầu cho phong trào gì ở Mĩ La- tinh
A. đấu tranh vũ trang.
B. đấu tranh chính trị.
C.đấu tranh nghị trường.
D đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân.
Đáp án A
Câu 144. Sự kiện nào được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba.
B. Thắng lợi của cách mạng Pê ru.
C. Thắng lợi của cách mạng Ê-cu-a-đo.
D. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.
Đáp án A
Mức độ vận dụng
Câu 149: Nước nào ở châu Phi phong trào giải phóng dân tộc của có ảnh hưởng từ Chiến thắng Điện Biên Phủ -1954 ở Việt Nam ?
A.Ai Cập.
B. Tuy-ni-di.
C. Ăng-gô-la.
D. An-giê-ri
Đáp án D
Câu 18. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai đối với nhân dân Nam Phi là gì?
A. Bóc lột tàn bạo người da đen.
B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi.
C. Tước quyền tự do của người da đen.
D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.
Đáp án D
Câu 150:Câu nói nào sau đây thể hiện tình đoàn kết của nhân dân Cu Ba đối với nhân dân Việt Nam?
A. Các đồng chí hãy phất cao lá cờ này tại sào huyệt Sài Gòn.
B. Vì Việt Nam nhân dân Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình.
C. Vì Việt Nam nhân dân Cu Ba sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình.
D. Vì Việt Nam nhân dân Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả tính mạng của mình.
Đáp án B
Câu 151: Câu nói : Các đồng chí hãy phất cao lá cờ này tại sào huyệt Sài Gòn của Phi đen Cátxtơrô ra đời trong bối cảnh nào?
A. đến thăm Sài Gòn.
B. đến thăm Hà Nội.
C. đến thăm Quảng Trị.
D. đến thăm Quảng Bình.
Đáp án C
Câu 152. Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cu Ba năm 1959 với cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam
A. Đấu tranh ngoại giao
B. Đấu tranh chính trị
C. Đấu tranh vũ trang
D. Khởi nghĩa từng phần
Đáp án C
Mức độ vận dụng cao
Câu 155: N.Manđêla có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
A. Là người tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai.
B. Là người lãnh đạo đấu tranh chống chế độ Apacthai.
C. Là người lãnh đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai.
D. Là người chỉ đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai.
Đáp án C
Câu 156: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng mức độ giành độc lập trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. đều nhau.
B. giống nhau
C. không đồng đều.
D. Mức độ độc lập và sự phát triển của các nước sau độc lập không đều nhau.
Đáp án A
Câu 157: Nhận định nào sau đây không đúng về giai cấp vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. trưởng thành.
B. chưa trưởng thành.
C. không đủ sức lãnh đạo.
D. trưởng thành nhưng không đủ sức lãnh đạo.
Đáp án B
Câu 158: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa bản Hiến pháp tháng11- 1993 của Nam Phi
A. chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
B. chính thức xóa bỏ chủ nghĩa thực dân cũ.
C. chính thức xóa bỏ chủ nghĩa thực dân mới.
D. chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Đáp án A
Bài viết là tổng hợp trắc nghiệm lịch sử lớp 12 theo từng bài và mỗi bài đều chia các câu trắc nghiệm theo từng mức vận dụng để các em dễ dàng chọn lọc và tham khảo. Hy vọng các em sẽ thích và làm trắc nghiệm đúng nhiều câu trong đề thi thpt quốc gia năm nay.
Tham gia group Tài Liệu Học Tập để lấy đề thi các bạn nhé !
Xem thêm: Đề thi hsg môn lịch sử quốc gia 2023