Nốt ruồi hình thành ở những vị trí không mong muốn đôi khi gây mất thẩm mỹ. Có rất nhiều phương pháp dân gian và hiện đại để tẩy nốt ruồi hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì, chăm sóc da như thế nào để giảm nguy cơ để lại sẹo là thắc mắc của nhiều người.
Tầm quan trọng của việc chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi
Hiện nay, tẩy nốt ruồi ở các địa điểm thẩm mỹ được tiến hành dựa trên liệu pháp laser tiên tiến. Tuy đây là kỹ thuật không xâm lấn nhưng bạn vẫn cần chú ý chăm sóc da sau điều trị để giúp các tế bào biểu bì phục hồi ổn định, lấy lại làn da mịn màng, đều màu.
Sau khi tẩy nốt ruồi bằng laser, da thường ửng đỏ trong 1 - 2 ngày đầu, kèm theo cảm giác hơi rát nhẹ. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể, bạn chỉ cần chú ý giữ vệ sinh, chăm sóc da theo chỉ dẫn.
Nếu không giữ vệ sinh, chăm sóc da đúng cách, vùng nốt ruồi mới tẩy dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, viêm nhiễm… Trường hợp bề mặt da bị tổn thương sâu, vùng điều trị bằng laser có thể để lại sẹo xấu.
Dù là tẩy nốt ruồi bằng laser, đốt điện hay tẩy da… thì việc chăm sóc da sau đó rất quan trọng và quyết định trực tiếp đến hiệu quả thẩm mỹ cuối cùng.
Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì?
“Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì?” là thắc mắc của nhiều người. Để tránh vùng da bị sẹo lồi, thâm sạm sau khi tẩy nốt ruồi bạn cần lưu ý một số điều sau:
Không chà xát hoặc gãi
Khi các mô liên kết lành lại, các tế bào da mới được tạo ra, có thể gây ra cảm giác ngứa ran nhẹ. Vì vậy, bạn cần cẩn thận để không chà xát hoặc làm trầy xước vết thương. Vì điều này rất dễ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.
Mặt khác, vi khuẩn từ móng tay có thể xâm nhập vào vết xước, gây viêm nhiễm và để lại sẹo.
Đối với những người có sức đề kháng kém, máu lưu thông kém sẽ rất lâu lành vết thương và mất nhiều thời gian để hồi phục.
Giữ khô vùng da mới tẩy nốt ruồi trong ngày đầu tiên
Tình trạng viêm cũng có thể xảy ra khi vết thương bị dính nước. Vì lúc đó mạch máu rất dễ vỡ do huyết thanh đã bị hóa lỏng. Do đó, bạn nên tránh tiếp xúc với nước ít nhất trong 24 giờ đầu tiên sau khi "tẩy" nốt ruồi.
Sau 24 giờ, bạn có thể tắm nước ấm. Tuyệt đối không được để nước quá nóng, vì nước nóng có thể dễ gây bỏng và tổn thương vùng da mà bạn vừa tẩy nốt ruồi.
Vệ sinh vết thương hàng ngày
Để ngăn ngừa khả năng viêm nhiễm, bạn cần thường xuyên làm sạch và khử trùng vùng da xung quanh vết thương. Điều này nhằm giúp hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn, bã nhờn và tế bào chết. Những chất này có thể khiến da mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
Tẩy nốt ruồi xong nên bôi thuốc gì?
Sau khi tẩy nốt ruồi, làn da ít nhiều sẽ bị tổn thương, số lượng tế bào giảm đi nhanh chóng. Vì vậy, việc bôi thuốc để phục hồi và tái tạo làn da là điều cần thiết.
Sát trùng da bằng kháng sinh
Lớp da mới điều trị nốt ruồi thường mỏng và yếu. Đây là lúc vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây hậu quả nghiêm trọng cho da. Do đó, việc bảo vệ da tối ưu bằng kem bôi, thuốc uống và kháng sinh là rất quan trọng.
Nghệ giúp kháng khuẩn, giảm thâm nám, mờ sẹo
Củ nghệ hoặc các sản phẩm có chứa chất curcumin, được đánh giá cao về đặc tính kháng khuẩn. Ngoài ra, thoa nghệ tươi lên vùng da mới tẩy nốt ruồi còn có tác dụng thúc đẩy quá trình lành vết thương, làm mờ sẹo và giảm các vết thâm gây mất thẩm mỹ.
Thoa kem/thuốc thúc đẩy tái tạo da
Kem tái tạo da thường chứa các thành phần như vitamin C, E, axit hyaluronic. Các hoạt chất này đẩy nhanh quá trình tăng sinh elastin và collagen dưới da. Cấu trúc tế bào được phục hồi. Làn da trở nên khỏe mạnh và mịn màng từ trong ra ngoài.
Thông thường, các bác sĩ kê đơn thuốc có đặc tính kháng khuẩn và tái tạo da. Do đó, bạn chỉ cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, làn da sau điều trị sẽ nhanh chóng trở nên mịn màng, đều màu và trắng sáng tự nhiên.
Thoa kem chống nắng
Trên thực tế, những vùng mô mới hình thành rất dễ bị tác động từ bên ngoài. Đặc biệt là mặt trời. Vì tia UV có thể làm lớp da đó sạm đi, dễ hình thành các mảng hắc tố.
Vì vậy, nếu phải ra ngoài nhiều hoặc tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh (laptop, tivi, điện thoại…) thì bạn cần bảo vệ da bằng kem chống nắng.
Lưu ý sau khi tẩy nốt ruồi
Dưới đây là một số lưu ý sau khi tẩy nốt ruồi để da nhanh lành và không để lại sẹo, cụ thể:
- Vệ sinh da hàng ngày: Bạn nên chọn dung dịch có tính tẩy rửa nhẹ (nước muối loãng, cồn 60 độ...) và lưu ý không sử dụng oxy già/iodua.
- Tháo và thay băng theo hướng dẫn: Bạn cần xác nhận hướng dẫn của bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi quyết định thay băng. Đây là điều cần thiết trong chế độ chăm sóc tại nhà để có kết quả thẩm mỹ hoàn hảo hơn.
Ngoài những một lưu ý sau khi tẩy nốt ruồi trên, dưới đây là một số lưu ý quan trọng khác:
- Vệ sinh da nhẹ nhàng bằng nước muối trong 3 - 5 ngày đầu. Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh nhiễm trùng, chảy dịch hoặc mủ.
- Thoa kem chống nắng hằng ngày. Điều này sẽ cung cấp sự bảo vệ tốt nhất khỏi ánh nắng mặt trời.
- Không chà xát vùng da bị thương: Có thể dùng thêm kem dưỡng da để giảm ngứa.
Trên đây là những chia sẻ sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì, chăm sóc da như thế nào? Chăm sóc da là bước vô cùng quan trọng quyết định đến kết quả thẩm mỹ của phương pháp tẩy nốt ruồi. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn biết được sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì và cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi để có được làn da đều màu.
Xem thêm: Sau khi tẩy nốt ruồi có nên bôi nghệ không?
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp