Cung và cầu là một mô hình kinh tế xác định giá cả trên thị trường. Trong một thị trường cạnh tranh, giá cả có chức năng cân bằng lượng cầu với lượng cung. Điều này dẫn đến sự cân bằng kinh tế. Các quyết định về giá cả của doanh nghiệp dựa trên những sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp. Những quyết định này có tác động lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Vậy khi giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi sẽ có những ảnh hưởng nào tới nền kinh tế?
Hàng hóa là gì?
Hàng hóa là sản phẩm của lao động thông qua quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa của người mua và người bán để có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất và hàng hóa có thể tồn tại ở dạng hữu hình hoặc vô hình.
Mặt khác, tùy thuộc vào nhu cầu, chúng ta cũng có thể hiểu hàng hóa có 2 loại chính như sau:
- Hàng hóa tiêu dùng: thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cơ bản của con người như: thực phẩm, hóa mỹ phẩm, …
- Hàng hóa đầu tư: là những hàng hóa phục vụ nhiều hơn bởi mục đích kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho người mua.
Từ khái niệm này, chúng ta có thể kết luận rằng một vật thể phải thỏa mãn 3 yếu tố để trở thành hàng hóa:
- Hàng hóa được xem là sản phẩm của lao động
- Hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của con người
- Thông qua hình thức trao đổi, mua bán
Giá cả hàng hóa bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Giá cả hàng hóa trên thị trường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sau:
- Giá trị hàng hóa: Đây là yếu tố quyết định đến việc xác định giá cả của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa bị ảnh hưởng bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của quá trình lao động tạo ra sản phẩm. Có thể hiểu đơn giản là để sản xuất ra một mặt hàng phải mất rất nhiều thời gian và công sức thì giá của mặt hàng đó càng cao.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa: Chỉ thể hiện khi con người sử dụng, tiêu dùng hàng hoá, của cải vật chất. Giá trị sử dụng của hàng hoá là một phạm trù vĩnh viễn bởi bản chất của giá trị chính là sức lao động, vì vậy sản phẩm nào mà sức lao động của người sản xuất không được kết tinh thì sản phẩm đó không có giá trị.
- Tiền tệ: Tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa. Khi giá trị của một tiền tệ tăng lên, một đơn vị tiền tệ đó sẽ mua được ít hàng hóa hơn và ngược lại.
- Nhu cầu của thị trường: Nguồn cung hàng hóa của nhà sản xuất
- Nguồn cung thị trường: Nhu cầu của thị trường đối với một loại hàng hóa.
- Cung cầu: Giá cả lên xuống thay đổi do cung cầu: cầu vượt cung thì giá hàng hóa tăng, ngược lại cung vượt cầu thì giá hàng hóa giảm
- Ảnh hưởng của chính sách kinh tế: Theo chính sách kinh tế của mỗi quốc gia, giá cả có thể thay đổi theo từng thời điểm để thích ứng với sự phát triển của đất nước và thế giới.
Những tác động khi giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi
Giá cả hàng hoá trên thị trường là gì?
Giá cả là một biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hóa, được định nghĩa rộng rãi là số tiền được trả cho một hàng hóa, dịch vụ hoặc một số loại tài sản. Giá cả của hàng hóa thường là một biến số xoay quanh giá trị. Khi cung và cầu đối với một hàng hóa hoặc hàng hóa khớp nhau về cơ bản, giá cả phản ánh và tương ứng với giá trị của hàng hóa đó. Nếu lượng cung ít hơn lượng cầu, giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa. Nếu lượng cung cao hơn lượng cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hóa.
Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, năng suất lao động tăng
Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm mà người lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, năng suất lao động tăng có nghĩa là trong cùng một thời kỳ lao động, lượng hàng hóa tăng lên thì thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm, do đó giá trị của một đơn vị hàng hóa cũng giảm đi. Năng suất lao động tăng lên không chỉ dẫn đến lượng hàng hoá sản xuất ra tăng lên mà còn làm giảm lượng giá trị hàng hoá và tăng lợi nhuận tương ứng.
Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, giá trị hàng hóa giảm
Giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với lượng lao động kết tinh (thời gian lao động cần thiết cho xã hội) và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Vì vậy muốn giảm lượng giá trị của từng đơn vị hàng hoá (giảm thời gian lao động xã hội cần thiết) thì phải tăng năng suất lao động xã hội.
Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi làm giá trị hàng hoá giảm sẽ tạo ra 3 tác động sau đây :
Một là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả thị trường. Điều tiết sản xuất và lưu thông có thể hiểu là sự phân phối lại tư liệu sản xuất và các yếu tố lao động từ ngành này sang ngành khác, thông qua biến động giá cả, nguồn lực được phân phối lại từ nơi này đến nơi khác, từ hàng hóa này sang hàng hóa, từ nơi có ít hoặc không có lợi nhuận đến nơi sinh lợi.
Thứ hai là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động.
Hàng hóa được sản xuất trong những điều kiện khác nhau và có giá trị riêng khác nhau, nhưng trên thị trường, hàng hoá được trao đổi, mua bán theo giá trị xã hội của chúng.
Trong bối cảnh giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản, có chỗ đứng vững chắc, có lãi trên thị trường thì phải tìm cách cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Những cải tiến kỹ thuật lúc đầu còn lẻ tẻ sau đó được phổ biến rộng rãi trong xã hội. Từ đó nâng cao công nghệ và năng suất lao động xã hội. Mặt khác, khi công nghệ được cải tiến thì giá trị riêng của hàng hoá càng thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó và sẽ ảnh hưởng tới giá cả.
Thứ ba là phân chia người sản xuất hàng hóa thành người có lợi nhuận và người thua lỗ
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu sẽ dẫn đến những kết quả sau: người có điều kiện sản xuất tốt, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt thì hao phí lao động cá biệt thấp hơn; hao phí lao động xã hội cần thiết, từ đó thu được nhiều lợi nhuận và mở rộng quy mô sản xuất. Ngược lại, những doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh sẽ dần thua lỗ và trở nên nghèo hơn.
Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi thì lợi nhuận tăng
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong suốt quá trình sản xuất. Đơn giản hơn, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của một doanh nghiệp. Lợi nhuận còn trở thành cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận còn dựa trên chất lượng sản phẩm và giá cả, đây là yếu tố vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp.
Để tăng lợi nhuận, các công ty có thể xem xét nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc giảm giá thành sản phẩm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận hành cũng như sản xuất. Vì vậy, cần phải bàn bạc, thống nhất để thiết lập kế hoạch cụ thể. Công việc này có thể giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu phát triển kinh doanh để tăng lợi nhuận.
Một số chính sách kinh doanh khi giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi cần biết để tăng lợi nhuận:
- Về chính sách sản phẩm: Tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ.
- Xây dựng chính sách định giá: Cần xác định mức giá hợp lý để tăng doanh số bán hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.
- Thực hiện các chính sách quảng cáo, khuyến mãi: Thực hiện các biện pháp quảng cáo, khuyến mại và các biện pháp khác tới khách hàng và người tiêu dùng để tăng doanh số bán hàng.
- Chính sách phân phối: Chọn địa điểm và bố trí mạng lưới phân phối phù hợp để cung cấp sản phẩm, hàng hóa với số lượng lớn.
Tạm kết
Vì vậy, giá cả của hàng hóa không chỉ tác động tới năng suất lao động xã hội mà còn ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa. Bài viết trên MECI đã tổng hợp những tác động khi giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi tới nền kinh tế thị trường. Có thể thấy dù gây ra tác động nào, giá cả cũng sẽ xoay quanh giá trị và các yếu tố cấu thành giá trị của hàng hóa.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Phân tích ví dụ về nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp
- Thị trường hàng hóa gồm những yếu tố đặc trưng nào?
- Thị trường và những chức năng của thị trường là gì?
- Thông tin của thị trường giúp người mua đạt các lợi ích nào?