Trong các văn bản quy phạm pháp luật từ trước cho tới nay đã có các quy định về xử phạt vi phạm nơi công cộng. Tuy nhiên, khái niệm công cộng là gì? vẫn còn khá nhiều cách hiểu chưa có sự đồng nhất.
Để tìm hiểu cụ thể về công cộng là gì? Kính mời quý bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây của ACC.
1. Công cộng là gì?
Nơi công cộng là khu vực thực hiện chung các hoạt động xã hội của người dân. Là địa điểm diễn ra các hoạt động chung của xã hội một cách thường xuyên hoặc không thường xuyên. Người dân nhận được các quyền và lợi ích của họ khi tham gia tổ chức và triển khai hoạt động tại nơi công cộng. Vì thế mà họ được tiếp xúc với đầy đủ các nhu cầu từ học tập, vui chơi, khám chữa bệnh,… Pháp luật có quy định về các địa điểm là nơi công cộng. Qua đó, tất cả người dân đều được bình đẳng tiếp cận các địa điểm công cộng như nhau trong phạm vi quyền hạn của mình.
2. Cơ sở pháp lý
- Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;
- Nghị định số 24/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Quy định pháp luật về nơi công cộng
Pháp luật chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể nơi công cộng là gì? Tuy nhiên, “nơi công cộng” được quy định trong rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau. Cụ thể:
- Khoản 7 Điều 2 phần giải thích từ ngữ của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định: “ Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.”
- Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định Các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:
1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Nhà chờ xe buýt
3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
- Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định 103/2009/NĐ-CP về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng:
Nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định tại Quy chế này bao gồm nhà hát, nhà văn hóa, nhà triển lãm, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và các phương tiện, địa điểm khác có tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa.
Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: “ b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;”
4. Ứng xử văn hoá nơi công cộng
Ứng xử của mỗi người nơi công cộng thể hiện nhận thức, ý thức của họ. Hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức, tôn trọng các nội quy, quy định ở từng địa điểm khác nhau. Nhằm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, sống và làm việc theo nguyên tắc.
Tôn trọng nguyên ứng xử tốt đẹp nơi công cộng là trách nhiệm của mỗi con người. Đây là nội dung quy định trong luật và các quy định trong tổ chức quản lý nơi công cộng. Ai cũng muốn được tham gia vào môi trường trong lành, sạch đẹp. Nên mỗi người cần chung tay bảo vệ, giữ gìn các nét đẹp chung đó. Đặc biệt là xây dựng ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, môi trường xung quanh chúng ta.
Ứng xử văn hóa nơi công cộng giúp xã hội ngày càng văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn. Khi đánh giá một quốc gia về văn hóa, về xã hội, các nét đẹp được con người thực hiện với nhau trong nếp sống cũng có ý nghĩa phản ánh.
Văn hóa, văn minh nơi công cộng mang đến nét đẹp nhân cách. Từ đó giúp hoàn thiện và phát triển ở mỗi người.
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng xử văn hóa nơi công cộng, cũng là sự chung sức của người dân để đất nước vững bước đi trên con đường hội nhập và phát triển. Với nhận thức tốt và các tuân thủ trong thực hiện hoạt động tại nơi công cộng. Giữ gìn môi trường trong lãnh, sạch đẹp. Mang đến sự hòa đồng, thân thiện và cách cư xử nhiệt tình tại nơi công cộng. Cũng như quảng bá hình ảnh đẹp của xã hội, con người Việt Nam ra thế giới.