Chợ Đông Ba Huế có tuổi đời hơn 100 năm, qua thời gian chợ đã trở nên nổi tiếng với khách du lịch. Vậy chợ có địa chỉ ở đâu, đến Chợ Đông Ba ăn gì ngon, Chợ Đông Ba Huế mở đến máy giờ..để giúp bạn trả lời những câu hỏi này, hãy cùng Vivuduhi cùng tìm hiểu vế chủ đề này nhé.
Giới thiệu Chợ Đông Ba Huế
Chợ Đông Ba tọa lạc bên bờ bắc của sông Hương, trên con đường Trần Hưng Đạo thuộc Phú Hòa, Phú Hoà, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Khuôn viên chợ trải dài từ chân cầu Trường Tiền đến cầu Gia Hội, với tổng diện tích 47.614 m².
Chợ không chỉ có các khu bán hàng mà còn tích hợp cả bến đỗ xe và khu hoa viên trên đường Chương Dương, tạo sự thuận tiện cho người dân và du khách ghé thăm.
Lịch sử hình thành của chợ ra sao?
Theo “Đại Nam nhất thống chí”, Chợ Đông Ba trước đây có tên là chợ Đông Gia, nằm ở phía đông nam cầu Đông Gia thuộc huyện Hương Trà. Dưới thời vua Gia Long, chợ nằm bên ngoài cửa Chính Đông của Kinh thành Huế, với một ngôi đình ngói hai tầng mang tên đình Quy Giả (vì thế chợ còn được gọi là “Quy Giả thị”). Đến năm 1885, khi Kinh đô Huế thất thủ, chợ bị cháy hoàn toàn.
Năm 1887:
Dưới triều vua Đồng Khánh, chợ được xây dựng lại sau khi khu vực phố Cửa Đông được thiết lập. Suất đội Nguyễn Đình Nên đã tình nguyện xây dựng đình chợ và hai dãy quán ngói, nhờ đó triều đình cho ông thu thuế chợ trong 6 năm, mỗi năm 1.300 quan, và sau đó được tiếp tục thêm 3 năm nữa.
Đến năm 1899:
Khi đô thị Huế được chỉnh trang, vua Thành Thái đã chuyển chợ về phố Trường Tiền, vị trí hiện tại. Khu chợ mới được xây với bốn dãy quán tả, hữu, tiền, hậu gồm 48 gian ngói, ở giữa là lầu chuông ba tầng có đồng hồ. Chợ còn có giếng nước đá, sử dụng hệ thống quay tay để lấy nước.
Năm 1967:
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho phá bỏ chợ cũ và xây mới, nhưng công trình dang dở và bị trúng bom trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968. Sau đó, chợ được sửa chữa tạm thời để tiểu thương tiếp tục buôn bán.
Năm 1987
Đến năm 1987, chính quyền tỉnh Bình Trị Thiên đã tiến hành trùng tu lớn. Công trình bao gồm việc nâng cấp lầu chuông, xây thêm bốn khu nhà hai tầng ở bốn góc chợ và năm dãy kiốt mới, mở rộng diện tích mặt bằng lên 15.600 m², tạo nên không gian buôn bán khang trang hơn.
Hoạt đông buôn bán của chợ như thế nào?
Chợ Đông Ba là nơi tập trung đa dạng hàng hóa từ nông sản, thủy hải sản đến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Huế và các vùng lân cận. Trước năm 1975, chợ có 56 loại mặt hàng, sau đó tăng lên 64 vào năm 1985, với nhiều sản phẩm mới như hạt giống, phụ tùng xe đạp, và sơn. Từ khi thành lập, chợ luôn thu hút đông đảo tiểu thương người Việt.
Đến năm 1975, có hơn 2.600 lô hàng chính, 300 lô hàng không đăng ký, và hơn 400 lô chợ trời. Sau năm 1985, số hộ đăng ký kinh doanh tăng lên hơn 3.100.
Tính đến năm 2020, chợ có hơn 2.700 lô và 1.800 hộ kinh doanh, trải rộng trên diện tích 22.749 m², với khoảng 60 ngành hàng. Chợ không chỉ phục vụ nhu cầu buôn bán mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, thu hút 7.000-10.000 lượt người mỗi ngày, bao gồm cả du khách và người dân địa phương.
Kinh nghiệm du lịch khi đến với Chợ Đông Ba
Thời gian tốt nhất đi tham quan chợ?
Thời điểm tốt nhất để tham quan Chợ Đông Ba Huế là vào buổi sáng, từ khoảng 7:00 đến 9:00. Đây là lúc chợ hoạt động sôi nổi nhất với đầy đủ các mặt hàng được bày bán. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm không khí nhộn nhịp của chợ và dễ dàng tìm thấy các sản phẩm đặc trưng của Huế như nón lá, vải áo dài, và các món ăn đặc sản.
Nếu bạn muốn tránh đám đông, có thể ghé chợ vào đầu giờ chiều, khi lượng người mua sắm giảm bớt. Tuy nhiên, để cảm nhận trọn vẹn cuộc sống thường ngày của người dân địa phương và trải nghiệm ẩm thực chợ, buổi sáng vẫn là lựa chọn lý tưởng nhất.
Làm thế nào để nghe thông tin đầy đủ về chợ?
Để nghe thông tin đầy đủ và chi tiết về Chợ Đông Ba, bạn có thể tham gia tour đi La Vang 2 ngày 1 đêm tại Vivuduhi. Trong hành trình này có cơ hội ghé thăm Chợ Đông Ba. Hướng dẫn viên chuyên nghiệp sẽ đồng hành cùng bạn, cung cấp những thuyết minh sâu sắc về lịch sử, văn hóa và các mặt hàng độc đáo tại chợ.
Họ sẽ chia sẻ với bạn những câu chuyện thú vị về nguồn gốc của từng sản phẩm, từ những món ăn đặc sản nổi tiếng như bún bò Huế đến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Bạn cũng sẽ được nghe về đời sống của các tiểu thương và không khí nhộn nhịp của chợ, giúp bạn cảm nhận được nhịp sống địa phương một cách chân thật nhất.
Phương tiện di chuyển đến chợ là gì?
Nếu bạn đi cùng một nhóm đông từ 6 đến 45 người và đang tìm phương tiện di chuyển đến Chợ Đông Ba, việc thuê xe du lịch của Vivuduhi là lựa chọn lý tưởng. Vivuduhi chuyên cung cấp các dòng xe đời mới, từ xe 4 chỗ cho những nhóm nhỏ đến xe 45 chỗ cho các đoàn lớn, đảm bảo sự thoải mái và an toàn trong suốt hành trình.
Các xe đều được trang bị tiện nghi hiện đại, như ghế ngồi êm ái, điều hòa không khí, và hệ thống âm thanh, giúp bạn và các thành viên trong nhóm có một chuyến đi thư giãn và vui vẻ. Hơn nữa, với đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, bạn sẽ không phải lo lắng về lộ trình, họ sẽ đưa bạn đến Chợ Đông Ba một cách nhanh chóng và an toàn.
Ăn gì ở Chợ Đông Ba Huế?
Nhìn chung tại chợ có vô số các món ăn chủ yếu là dân giã. Có thể kể tên một vài món ăn như:
Bún bò Huế: Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng nhất của Huế, với nước dùng ngọt thơm, thịt bò mềm, và các loại gia vị đặc trưng.
Nem lụi: Những cuốn nem nướng được chế biến từ thịt heo xay, ăn kèm với bánh tráng, rau sống và nước chấm thơm ngon.
Bánh bèo: Món bánh mềm, nhỏ nhắn, được làm từ bột gạo, thường được rắc tôm khô, hành phi và ăn kèm với nước mắm.
Bánh lọc: Đây là món bánh được làm từ bột năng, nhân tôm hoặc thịt, có vị dẻo dai và ăn kèm với nước mắm chua ngọt.
Chè Huế: Một món tráng miệng thơm ngon với nhiều loại như chè đậu xanh, chè bắp, chè chuối, thường được chế biến với nguyên liệu tươi ngon.
Bánh nậm: Bánh làm từ bột gạo, nhân tôm hoặc thịt, được gói trong lá chuối, có vị ngọt ngào, thơm phức.
Ngoài những món ăn chính, Chợ Đông Ba còn có nhiều loại trái cây tươi ngon và đồ ăn vặt hấp dẫn khác, đảm bảo sẽ làm hài lòng khẩu vị của bạn và mang đến trải nghiệm ẩm thực phong phú tại Huế.
Mua gì về làm quà khi tham quan Chợ Đông Ba
Tại chợ có bán rất nhiều đặc sản Huế mà bạn có thể mua về làm quà. Chính vì thế bạn có thể mua về.
Nón lá: Một biểu tượng văn hóa đặc trưng của Huế, nón lá được làm thủ công, nhẹ và đẹp, là món quà mang đậm nét truyền thống. Do đó, khi vào chợ tham quan, bạn có thế ghé đến các sạp bán nón lá để hỏi mua.
Hạt sen: là một trong những đặc sản nổi bật của vùng đất này, được biết đến với chất lượng tuyệt hảo và hương vị thơm ngon. Hạt sen thường được thu hoạch từ những hồ sen rộng lớn, mang đậm nét thanh bình của cảnh quan Huế. Hạt sen ở đây không chỉ có vị ngọt, giòn mà còn rất bổ dưỡng, chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất.
Mắm ruốc:
Khi ghé thăm Chợ Đông Ba, bạn có thể tìm thấy nhiều loại mắm ruốc được bày bán, từ những hộp nhỏ xinh đến những lọ lớn, phù hợp cho việc làm quà tặng. Mắm ruốc thường được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn, từ bún bò Huế, nem lụi đến các món rau sống và nước chấm. Không chỉ tăng cường hương vị cho các món ăn, mắm ruốc còn được xem là một nguồn dinh dưỡng phong phú với nhiều protein và vitamin.
Vai trò của Chợ Đông Ba với du lịch Huế
Chợ Đông Ba không chỉ là một trung tâm thương mại sôi động mà còn giữ vai trò quan trọng trong du lịch Huế ngày nay. Với lịch sử lâu đời và nét văn hóa đặc sắc, chợ đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn cho du khách muốn khám phá văn hóa ẩm thực và sinh hoạt của người dân địa phương.
Nằm bên bờ sông Hương, Chợ Đông Ba thu hút nhiều công ty lữ hành đưa địa danh này vào trong chương trình tour khám phá Huế. Du khách không chỉ đến đây để mua sắm những món quà lưu niệm độc đáo như nón lá, áo dài hay mắm ruốc, mà còn được thưởng thức các món ăn đặc sản như bún bò Huế, bánh bèo và chè Huế.
Không khí nhộn nhịp, tiếng rao bán và mùi hương của các món ăn khiến chợ trở thành một bức tranh sống động phản ánh đời sống hàng ngày của người dân.
Đặc biệt, những câu chuyện về lịch sử, văn hóa của chợ từ các hướng dẫn viên giúp du khách hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của Huế. Chính vì thế, Chợ Đông Ba đã và đang là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá di sản văn hóa và ẩm thực của du khách khi đến với vùng đất Cố đô
Câu hỏi liên quan đến Chợ Đông Ba Huế?
Các tiểu thương còn chặt chém khách không?
Hoàn toàn không, ngày nay trưởng ban quản lý chợ rất chặt chém trong việc kiểm soát giá bán của chợ. Do đó tính trạng nâng giá bán các mặt hàng không còn như trước.
Chợ có sạch sẽ không?
Có, hiện nay chợ đã được nâng cấp hạ tầng, do đó các hạng mục cũng được vệ sinh sạch sẽ.
Có sơ đồ hướng dẫn vào chợ không?
Hoàn toàn có, vì chợ khá đông và đương đi khá phức tạp. Do đó luôn có sơ đồ đi cho những ai mới đến chợ lần đầu.
Vào chợ Đông Ba có sợ cưới giật không?
Hoàn toàn không, hiện nay chợ đã có đội ngũ trật tự và giám sát. Camera cũng được lắp đặt để đề phòng tình trạng móc túi cũng như cướp giật
Chợ Đông Ba Huế mở đến mấy giờ..
Chợ mở cửa từ :
Thứ Hai: 07:00-19:00
Thứ Ba : 07:00-19:00
Thứ Tư: 07:00-19:00
Thứ Năm 07:00-19:00
Thứ Sáu 07:00-19:00
Thứ Bảy 07:00-19:00
Chủ Nhật 07:00-19:00
Kết luận
Như vậy trong bài viết này Vivuduhi đã giúp bạn làm rõ rất nhiều câu hỏi như: chợ Đông Ba có địa chỉ ở đâu, đến Chợ Đông Ba ăn gì ngon, Chợ Đông Ba Huế mở đến mấy giờ..và còn rất nhiều câu hỏi khác đã được chúng tôi bật mí. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, hẹn gặp lại trong bài viết sau