Viêm phổi là bệnh lý đường hô hấp khá nguy hiểm. Tìm hiểu cách điều trị viêm phổi hiệu quả góp phần giúp người bệnh chủ động điều trị, bảo vệ sức khỏe. Hiện nay, bệnh viêm phổi có xu hướng gia tăng. Người bệnh ngày càng quan tâm về cách điều trị viêm phổi hay cách chữa viêm phổi an toàn, hiệu quả. Bởi lẽ, nếu không trị bệnh viêm phổi phù hợp và kịp thời, sức khỏe của người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy, viêm phổi điều trị bằng cách nào?
Viêm phổi là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu cách điều trị viêm phổi hiệu quả, mỗi người cần nắm rõ thông tin tổng quan về bệnh lý này. Viêm phổi là bệnh lý ở hệ hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm ở nhu mô phổi (bao gồm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng, tổ chức liên kết khe kẽ). Khi mắc bệnh viêm phổi, các phế nang và đường dẫn khí ở phổi có xu hướng tích tụ dịch lỏng hoặc dịch mủ, gây ra hiện tượng ho có đờm, sốt cao, khó thở, ớn lạnh.
Bệnh viêm phổi được phân loại theo nguồn lây nhiễm và nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:
1. Phân loại bệnh dựa trên nguồn lây nhiễm
- Viêm phổi cộng đồng.
- Viêm phổi bệnh viện.
2. Phân loại bệnh dựa trên nguyên nhân gây bệnh
- Viêm phổi do virus.
- Viêm phổi do vi khuẩn.
- Viêm phổi do nấm.
- Viêm phổi do hóa chất.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là điều kiện tiên quyết để tìm ra cách điều trị viêm phổi hiệu quả. Hiện nay, có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi. Trong đó nguyên gây bệnh viêm phổi bắt nguồn từ sự tấn công của nấm, virus hoặc vi khuẩn phổ biến hơn cả, cụ thể:
- Bệnh viêm phổi do vi khuẩn: Sự tấn công của vi khuẩn là tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở người lớn. Bệnh có xu hướng lây lan thông qua việc tiếp xúc giọt bắn chứa vi khuẩn gây viêm phổi (người có sức khỏe bình thường nuốt hoặc hít phải giọt bắn chứa vi khuẩn từ người bệnh). Nguy cơ mắc bệnh ở đối tượng có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc nhiều bệnh nền mạn tính sẽ cao hơn người khác.
- Bệnh viêm phổi do virus: Virus là tác nhân gây viêm phổi phổ biến, xếp thứ hai chỉ sau vi khuẩn. Một số loại virus gây bệnh viêm phổi thường gặp bao gồm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cảm cúm, virus cúm mùa…. Hiện nay, virus SARS-CoV-2 là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi đặc biệt nguy hiểm vì tính lây lan nhanh và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không kịp thời có cách điều trị viêm phổi do virus SARS-CoV-2 phù hợp, tính mạng của người bệnh có thể gặp nguy hiểm. (1)
- Bệnh viêm phổi do nấm: Xảy ra khi một người hít phải bào tử nấm hoặc vi nấm từ máu gây bệnh viêm phổi do nấm. Viêm phổi do nấm có xu hướng khởi phát ở người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc bệnh lý mạn tính. Ngoài ra, người nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm mốc / bụi bẩn cũng dễ mắc bệnh lý này hơn người khác.
- Bệnh viêm phổi do hóa chất hay viêm phổi hít: Đây là bệnh viêm phổi không phổ biến nhưng có tính nguy hiểm cao, có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh viêm phổi do hóa chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như thời gian phơi nhiễm, loại hóa chất, thể trạng của người bệnh….
- Bệnh viêm phổi bệnh viện: Đây là bệnh viêm phổi khởi phát sau khi người bệnh đã nhập viện 48 giờ (trước đó chưa bị xuất hiện biểu hiện của bệnh). Nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện thường bắt nguồn từ các loại vi khuẩn như Acinetobacter spp, P. aeruginosa, Enterobacteriacae, Streptococcus spp và S. aureus…
- Bệnh viêm phổi cộng đồng: Viêm phổi cộng đồng là khái niệm chỉ những loại viêm phổi không phải viêm phổi bệnh viện. Bệnh viêm phổi cộng đồng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhất, phổ biến nhất là do virus và vi khuẩn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi
Ở giai đoạn sớm, bệnh viêm phổi có thể gây ra các biểu hiện tương tự như cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, các triệu chứng dần tiến triển khi bệnh chuyển biến giai đoạn nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi có thể bao gồm:
- Đau tức ngực (nghiêm trong hơn khi thở hoặc ho).
- Ho khan, ho đờm.
- Khó thở.
- Mệt mỏi, sốt.
- Đổ mồ hôi, ớn lạnh.
- Buồn nôn, nôn ói.
- Tiêu chảy.
- Lú lẫn (xảy ra phổ biến ở người cao tuổi).
Bệnh viêm phổi xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh thường không có biểu hiện cụ thể. Điều này gây ra khó khăn cho việc phát hiện và điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em. Tuy vậy, khi mắc bệnh viêm phổi trẻ vẫn có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
- Nôn ói.
- Co giật.
- Sốt cao.
- Ho.
- Mệt mỏi, bứt rứt.
- Khó thở.
- Bỏ ăn, bỏ bú sữa.
- Rút lõm lồng ngực, li bì, tím tái cơ thể.
Cách chẩn đoán bệnh viêm phổi
Phương pháp chẩn đoán phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy việc đưa ra cách điều trị viêm phổi sớm và hiệu quả. Dựa vào mức độ ảnh hưởng của bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thăm khám lâm sàng kết hợp với xét nghiệm cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bao gồm: (2)
1. Khám lâm sàng
Thông qua hỏi bệnh sử và khám lâm sàng, bác sĩ sẽ khai thác các vấn đề liên quan đến bệnh như dấu hiệu của bệnh (ho, sốt, khó thở…), đồng thời đánh giá nguy cơ xảy ra các dấu hiệu nguy hiểm khác như tím tái, co giật, li bì,… Đồng thời, bác sĩ cũng tiến hành đếm nhịp thở, nghe tiếng của phổi để tìm kiếm các triệu chứng bất thường khác.
2. Cận lâm sàng
Các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng có thể được áp dụng bao gồm:
- Chụp X quang phổi: Thông qua kết quả chụp X quang, bác sĩ có thể đánh giá được những tổn thương ở nhu mô phổi. Đây là xét nghiệm tiêu chuẩn giúp chẩn đoán bệnh viêm phổi.
- Xét nghiệm máu: Giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi thông qua việc đánh giá lượng bạch cầu trong máu từ kết quả xét nghiệm máu.
- Nuôi cấy đờm: Nhằm xác định tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng ở nhu mô phổi hiện tại phương dùng sinh học phân tử realtime PCR để xác định tác nhân vi khuẩn, virus, vi nấm đồng thời xác định gen kháng thuốc.
- Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT): Kết quả chụp CT giúp bác sĩ có thể quan sát được những tổn thương rất nhỏ, khó tìm thất trên phim chụp X quang (đám mờ ở phổi).
- Nội soi phế quản: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ có thể quan sát chi tiết đường hô hấp của người bệnh bằng ống nội soi mềm, góp phần gia tăng tính chính xác của quá trình chẩn đoán bệnh về phổi. Ngoài ra, thông qua nội soi phế quản bác sĩ có thể thu thập được mẫu tế bào, dịch hoặc mô phổi (nếu cần).
Khoa Nội tổng hợp, Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sở hữu đầy đủ các thiết bị hiện đại chuyên dụng cho ngành hô hấp, giúp chẩn đoán chính xác bệnh hô hấp nói chung và viêm phổi nói riêng.
Viêm phổi có chữa khỏi được không?
Bệnh viêm phổi có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có cách điều trị viêm phổi phù hợp, kịp thời. Hầu hết người mắc bệnh viêm phổi có được chữa trị thành công, tuy nhiên đôi khi vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra biến chứng, thậm chí là tử vong - điển hình như đại dịch COVID-19 trong những vừa qua. Hiệu quả của phác đồ điều trị viêm phổi ở người lớn tùy thuộc vào, thời gian can thiệp chữa trị, phân loại bệnh, mức độ ảnh hưởng của bệnh, tác nhân gây bệnh thể trạng và độ tuổi của người bệnh.
Cách điều trị viêm phổi ở người lớn
Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị viêm phổi người lớn phù hợp. Đối với những trường hợp bệnh viêm phổi chưa nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cách điều trị viêm phổi ngoại trú, dùng thuốc và tái khám định kỳ. Ngược lại, nếu bệnh viêm phổi đã chuyển biến nặng thì người bệnh cần nhập viện để chữa trị.
1. Căn cứ dùng kháng sinh
Thông thường, bệnh viêm phổi cần được điều trị bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ của bệnh, thể trạng của người bệnh và nguy cơ tương tác thuốc mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn chỉ định loại thuốc để điều trị bệnh viêm phổi. Một số loại thuốc kháng sinh thường được dùng trong phác đồ chữa trị bệnh viêm phổi bao gồm, người bệnh cần tuân thủ dùng theo tư vấn của bác sĩ:
- Thuốc kháng sinh điều trị triệu chứng: Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm phổi, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như thuốc ho, thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm, thuốc giảm đau / hạ sốt, thuốc trị ho,…
- Thuốc kháng sinh điều trị nguyên nhân:
- Bệnh viêm phổi do vi khuẩn: Một số loại kháng sinh có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh lý này bao gồm Acetaminophen (Tylenol), Aspirin, Ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác),…
- Bệnh viêm phổi do nấm: Việc sử dụng thuốc chống nấm phù hợp có thể giúp điều trị tận gốc bệnh lý này.
- Bệnh viêm phổi do virus: Hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng sinh không hiệu quả trong viêm phổi do virus, tuỳ trường hợp và mức độ bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng virus chưa. Thông thường, để hỗ trợ điều trị bệnh lý này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về việc nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước, nghỉ ngơi phù hợp hoặc dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao từ 38,5 độ C, tiêm phòng vaccine.
2. Cách dùng kháng sinh
Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cách điều trị viêm phổi bằng thuốc kháng sinh cụ thể cho từng trường hợp. Thông thường, người bệnh viêm phổi cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định từ bác sĩ trong thời gian từ 7-10 ngày (tùy vào nguyên nhân gây bệnh).
Lưu ý: Thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi là thuốc kê đơn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Mọi trường hợp uống thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cơ thể, khiến bệnh viêm phổi nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến ngộ độc, suy gan, suy thận. Vì vậy, để biết được chính xác cách dùng thuốc điều trị bệnh viêm phổi, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định cụ thể.
Cách chăm sóc sau điều trị viêm phổi
Sau quá trình điều trị viêm phổi, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch là điều quan trọng mà người bệnh sau điều trị bệnh viêm phổi cần quan tâm hàng đầu.
Một số điều cần lưu ý về cách chăm sóc sức khỏe sau điều trị viêm phổi bao gồm:
- Tái khám định kỳ: Người bệnh viêm phổi mặc dù đã được chữa trị thành công vẫn cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ từ bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể sớm phát hiện yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng viêm phổi (nếu có), từ đó đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.
- Rèn luyện thể chất: Sau điều trị, người bệnh viêm phổi cần nâng cao sức khỏe tổng thể để củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại. Rèn luyện thể chất bằng các môn thể thao phù hợp, tần suất hợp lý sẽ góp phần tối ưu quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nhờ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học: Ưu tiên thực phẩm có lợi (rau xanh, trái cây, các loại hạt, thịt gia cầm bỏ da, các loại cá…), hạn chế thực phẩm gây hại (thức ăn nhanh, đồ hộp, bia, rượu,…), ăn đủ bữa, uống nước có thể giúp cơ thể đủ khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus, các gốc tự do,… từ đó hạn chế nguy cơ tái phát bệnh viêm phổi hiệu quả.
- Giữ vệ sinh cá nhân và không gian sống: Việc đảm bảo vệ sinh cá nhân và không gian sống có ý nghĩa quan trọng giúp hạn chế nguy cơ tái phát và lây lan bệnh viêm phổi ra cộng đồng. Bởi lẽ, mặc dù đã được điều trị hiệu quả, thế nhưng tác nhân gây bệnh viêm phổi có thể còn tồn tại trong cơ thể của người bệnh. Do đó, người bệnh viêm phổi sau điều trị cần tạo thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, giữ gìn không gian sống sạch sẽ và thoáng đãng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
>>Tham khảo thêm: Viêm phổi có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phổi có tự khỏi được không?
Bệnh viêm phổi có tự khỏi được không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ của viêm phổi, một số trường hợp nhẹ tác nhân gây bệnh không có độc lực cao ,tình trạng sức khỏe và miễn dịch tốt cơ thể có thể tự hồi phục
Mặt khác, bệnh viêm phổi do nhiễm bào tử nấm không thể tự khỏi mà cần được được điều trị càng sớm càng tốt. Trên thực tế, nếu không đến bệnh viện thăm khám, người bệnh không thể tự nhận biết bản thân đang mắc phải bệnh viêm phổi loại nào, vì vậy không thể loại trừ nguyên nhân gây bệnh là do bào tử nấm. Do đó, để biết bệnh viêm phổi có thể tự khỏi được không, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.
Khi nào nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị?
Trong mọi trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm phổi, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra cách điều trị viêm phổi an toàn, hiệu quả. Có như vậy, nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, hôn mê, suy đa tạng,… sẽ được hạn chế tối đa, đảm bảo tối ưu chất lượng sống cho người bệnh viêm phổi.
Địa chỉ điều trị viêm phổi ở đâu đáng tin cậy?
Bên cạnh việc tìm hiểu cách điều trị viêm phổi hiệu quả thì vấn đề nên chọn thăm khám, điều trị ở đâu tốt cũng được nhiều người bệnh quan tâm. Người bệnh có thể tham khảo chuyên khoa Hô hấp tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Nơi đây chuyên thăm khám, điều trị nhiều bệnh lý về hô hấp, đã chữa trị thành công cho rất nhiều trường hợp mắc bệnh viêm phổi.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hiện đại với công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, bệnh viện còn là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp, bệnh lý nội tổng hợp.
Bệnh viện có quy trình thăm khám khép kín, khoa học với chi phí hợp lý giúp tối ưu hiệu quả chữa trị, đồng thời đảm bảo đầy đủ quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế cho người bệnh.
Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh viêm phổi và cách điều trị. Hy vọng thông qua bài viết này, mỗi người đã hiểu hơn về cách điều trị viêm phổi hiệu quả. Ngay khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm phổi như ho có đờm, có thở, đau tức ngực khi ho,… người bệnh cần sớm đến bệnh viện để thăm khám và chữa trị kịp thời.