Mạng xã hội Vitae là gì? Có phải Vitae đa cấp, lừa đảo người dùng?
Mạng xã hội Vitae là gì?
Theo mô tả trên chính trang VitaeVietnam.com, Vitae là một nền tảng truyền thông xã hội hay còn được gọi là mạng xã hội phân quyền. Mạng xã hội Vitae được thành lập tại Thụy Sĩ bởi Michael Weber cùng các cộng sự, ra mắt vào ngày 26/12/2018 và hoạt độ...
Có phải Vitae đa cấp, lừa đảo người dùng?
Theo thống kê, trang chủ của Vitae dù đã thành lập được 2 năm nhưng chỉ có 4.000 lượt truy cập mỗi ngày. Đây là con số quá ít ỏi với một mạng xã hội được quảng bá là vượt trội hơn cả Facebook. Giao diện của Vitae cũng khá sơ sài, trông như một phiên bản sao chép lỗi của Facebook.Hơn nữa, việc hứa hẹn chi trả tới 90% doanh thu cho người dùng là một điều cực kỳ phi lý. Tỷ lệ doanh thu cao như thế này thường chỉ thấy ở các dự án lừa đảo như Crowd1 (80%), MyAladdinzs (80%)...Với việc không có khách hàng quảng cáo, không có nhà đầu tư thì Vitae lấy tiền từ đâu để trả cho người dùng? Rất dễ dàng nhận ra Vitae có dấu hiệu đi theo mô hình Ponzi, lấy tiền của người sau trả tiền cho người trước, một phương thức lừa đảo đa cấp đang rất phổ biến.
Vua lừa đảo - CEO Michael Weber
Đứng đằng sau Vitae là Michael Weber, sáng lập kiêm CEO. Bỏ qua 5 cộng sự còn lại, chỉ tìm kiếm thông tin về Weber thôi bạn cũng đã thấy đây là một người không thể tin tưởng được.Trước Vitae, Weber từng sáng lập ra nhiều dự án lừa đảo kiểu mô hình Ponz...
Những người giới thiệu Vitae tại Việt Nam có vai trò gì?
Đương nhiên, vai trò của những người giới thiệu tại Việt Nam là thu hút càng nhiều người dùng tham gia vào hệ thống Vitae càng tốt. Những người này không chứng minh được họ có kiến thức chuyên ngành về tài chính, đầu tư hay công nghệ. Trong những video kêu gọi tham gia, họ chủ yếu đưa ra những con số hấp dẫn, những thông điệp hứa hẹn, đánh vào lòng tham của mọi người. Không ít trong số này từng giới thiệu các dự án lừa đảo khác như Crowd1, MyAladdinz.
Kết luận
Như các bạn có thể thấy, Vitae có hình kinh doanh phi thực tế, nguồn tiền lấy từ người dùng chia cho người dùng và lịch sử dính líu tới nhiều dự án lừa đảo của cả người sáng lập lẫn người giới thiệu. Có thể kết luận rằng 100% mạng xã hội Vitae là một dự án lừa đảo đa cấp theo mô hình kim tự tháp Ponzi, lấy tiền của người sau trả tiền cho người trước.
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!