Soạn bài Bình Ngô đại cáo lớp 10 sách chân trời sáng tạo
1. Soạn bài Bình Ngô đại cáo lớp 10 sách chân trời sáng tạo: trước khi đọc
Bạn biết những tác phẩm nào ở trong văn học Việt Nam gắn liền với các sự kiện trọng đại, đồng thời thể hiện sâu sắc sự yêu nước và niềm tự hào dân tộc? Hãy kể tên tác phẩm kèm theo tên tác giả.Phương pháp giải:Nêu những hiểu biết của bản thân về nhữn...
2. Soạn bài Bình Ngô đại cáo trong khi đọc
2.1 Câu 1 (trang 34, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Tác giả đã nêu ra quan điểm nhân nghĩa tại đầu bài cáo nhằm mục đích gì?Phương pháp giải:- Đọc kỹ lại đoạn 1.- Chú ý vào quan niệm về nhân nghĩa của tác giả Nguyễn Trãi.- Hiểu được quan niệm về nhân nghĩa của tác giả Nguyễn Trãi.Lời giải chi tiết:Việc Nguyễn Trãi nêu ra quan điểm về nhân nghĩa phần đầu bài cáo nhằm đưa ra quan điểm cá nhân của ông về vấn đề “nhân nghĩa” dựa trên khái niệm gốc từ Nho gia. Đồng thời, làm tiền đề cho toàn bộ bài cáo, cho độc giả thấy được rằng khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, có mục đích rất rõ ràng và lấy dân làm gốc.
2.2 Câu 2 (trang 34, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Ở đoạn 2, tác giả đã cho thấy giặc Minh gây ra những tội ác nào trên đất nước ta?Phương pháp giải:- Đọc kỹ lại đoạn 2.- Chú ý vào những hình ảnh và từ ngữ miêu tả tội ác mà quân giặc đã gây ra trên đất nước ta.Lời giải chi tiết:Ở đoạn 2, tác giả đã cho ...
2.3 Câu 3 (trang 36, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a (“Nhân dân...lấy ít địch nhiều”), em hãy dự đoán về diễn biến tiếp đến của cuộc khởi nghĩa.Phương pháp giải:- Chú ý vào những hình ảnh xuất hiện ở cuối đoạn 3a.- Đưa ra lời dự đoán.Lời giải chi tiết:- Những hình ảnh xuất hiện ở cuối đoạn 3a thể hiện về sự quyết tâm chống giặc để giành lại sự độc lập tự do cho dân tộc như: dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới; lấy yếu để chống mạnh, tình thần đoàn kết, ...- Từ đó có thể hình dung ra được, diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa là sức mạnh của sự đoàn kết của dân tộc sẽ được lên ngôi. Sự đồng lòng và quyết tâm mạnh mẽ đó sẽ giúp đất nước giành được thắng lợi vẻ vang, đánh đuổi được hết lũ giặc ngoại xâm.
2.4 Câu 4 (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Bạn hình dung ra sao về khí thế chiến thắng của nghĩa quân ở trong đoạn 3b?Phương pháp giải:- Đọc kỹ lại đoạn 3b.- Chú ý vào những hình ảnh và từ ngữ miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân ở trong đoạn 3b.Lời giải chi tiết:Sau khi đọc xong đoạn 3b, có thể cảm nhận rằng khí thế chiến thắng của nghĩa quân như đang được lan rộng khắp nơi, càng đánh sẽ càng hăng, tinh thần đó chưa có lúc nào hạ nhiệt; đánh bằng sự căm phẫn tột độ trước những tội ác mà quân giặc đã gây ra cho dân tộc ta trong suốt 20 năm qua. Bên cạnh đó, là sự thất bại hàng loạt của lũ giặc ngoại xâm, càng khiến cho tinh thần chiến đấu trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
2.5 Câu 5 (trang 39, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
So với những đoạn phía trên, giọng nghị luận trong đoạn này có gì khác biệt?Phương pháp giải:Đọc kỹ lại đoạn cuối.Lời giải chi tiết:So với các đoạn phía trên, giọng nghị luận trong đoạn này mang tính chất tổng kết toàn bài hay cũng chính là sự tổng kết cho những cuộc chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc. Vì vậy, giọng điệu nghị luận cũng trở nên hùng hồn, đầy tự hào, vui mừng và mang theo một niềm tin mới cho đất nước sau khi đã chiến thắng lũ giặc ngoại xâm.Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức Ngữ Văn và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân
3. Soạn bài Bình Ngô đại cáo sau khi đọc
3.1 Câu 1 trang 39 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Xác định hoàn cảnh ra đời và mục đích viết của bài cáo. Những dấu hiệu gì giúp bạn nhận biết được Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?Phương pháp giải:- Đọc kỹ lại văn bản.- Đọc lý thuyết ở phần Tri thức Ngữ Văn.- Nhận biết được những dấu hiệu ...
3.3 Câu 3 trang 39 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Chứng minh “nhân nghĩa” trong câu mở đầu là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu ấy cùng với những câu văn tiếp theo trong phần 1 có quan hệ nối kết như thế nào với những phần 2, 3a, 3b, 4 của bài cáo?Phương pháp giải:- Chú ý vào hai câ...
3.4 Câu 4 trang 39 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Dựa vào bố cục của văn bản, hãy tóm tắt những luận điểm chính ở trong bài cáo và nhận xét về cách tổ chức và cách sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả. (Có thể sử dụng lời nói, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy).Phương pháp giải:- Đọc kỹ lại toàn bộ văn ...
3.5 Câu 5 trang 39 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Phân tích cách dùng lí lẽ và bằng chứng của tác giả ở trong phần 1 hoặc phần 2 của bài cáo.Phương pháp giải:- Đọc kỹ lại phần 1 hoặc phần 2.- Chú ý vào các lý lẽ và dẫn chứng đã được đưa ra nhằm chứng minh cho luận điểm ở trong các phần.Lời giải chi t...
3.6 Câu 6 trang 39 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Phân tích sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc) với yếu tố nghị luận ở trong phần 3a (hoặc phần 3b) của bài cáo.Phương pháp giải:- Đánh dấu những yếu tố tự sự và yếu tố nghị luận ở trong phần 3a hoặc 3b.- Nhận xét về sự kết hợp của h...
3.7 Câu 7 trang 39 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Cách sử dụng từ ngữ và các thủ pháp nghệ thuật (liệt kê, ẩn dụ, đối, thậm xưng,...) trong việc xây dựng hình ảnh và tạo nhịp điệu trong bài cáo có tác dụng biểu cảm như thế nào?Phương pháp giải:- Đọc kỹ lại văn bản.- Chú ý về cách sử dụng từ ngữ và các t...
3.8 Câu 8 trang 39 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Nhận xét về sự thay đổi trong giọng điệu nghị luận của bài cáo qua mỗi đoạn. Theo bạn, việc xem Bình Ngô đại cáo như một “thiên cổ hùng văn” có xứng đáng hay không? Vì sao?Phương pháp giải:- Đọc kỹ từng đoạn và đưa ra được lời nhận xét về giọng điệu ở ...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!