TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7453 : 2004 ISO 836 : 1991 VẬT LIỆU CHỊU LỬA − THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA Refractories − Terms and definitions Lời nói đầu TCVN 7453 : 2004 hoàn toàn tương đương với ISO 836 : 1991. TCVN 7453 : 2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC33 Vật liệu chịu lửa hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Vật liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. VẬT LIỆU CHỊU LỬA − THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA Refractories − Terms and definitions1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này mô tả các thuật ngữ được dùng trong các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu và sản phẩm chịu lửa giúp cho việc hiểu các thuật ngữ và các tiêu chuẩn quốc tế. Các thuật ngữ, định nghĩa được hiểu chung trong phạm vi công nghiệp vật liệu chịu lửa và không nên coi là các định nghĩa tuyệt đối. 2 Thuật ngữ và định nghĩa 001 Alumo-silicát Nguyên liệu gồm chủ yếu nhôm ôxít và silic ôxít. 002 Ba via Lớp vật liệu mỏng trên bề mặt gạch (046) hoặc blốc chịu lửa (012) vượt quá khỏi cạnh. [ISO 12678-21996] 003 Băng sợi gốm Vải dệt sợi gốm Băng sợi gốm chịu lửa Vải dệt sợi gốm chịu lửa Sản phẩm được dệt từ sợi gốm chịu lửa (085) có hoặc không thêm sợi tơ, dây hay sợi chỉ khác. [EN 1094-1:1997] 004 Hỗn hợp bê tông chịu lửa Hỗn hợp rời giữa cốt liệu (022) và chất liên kết (064) được cung cấp chủ yếu dưới dạng khô và thi công bằng phương pháp đúc (045) sau khi được trộn thêm với nước hoặc chất lỏng khác. CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ENV 1402-1:1994. 005 Hỗn hợp bê tông chịu lửa có hàm lượng xi măng trung bình MCC Hỗn hợp bê tông chịu lửa có chất keo tán (006) với hàm lượng canxi ôxít lớn hơn 2,5 % khối lượng sau khi nung. [ENV 1402-1:1994] 006 Hỗn hợp bê tông chịu lửa có chất keo tán Hỗn hợp bê tông chịu lửa (004) với liên kết thuỷ lực (070) có ít nhất 2 % khối lượng là hạt siêu mịn (nhỏ hơn 1mm) và có ít nhất một tác nhân keo tán (017). [ENV 1402-1:1994] 007 Hỗn hợp bê tông chịu lửa ít xi măng Bê tông chịu lửa có chất keo tán (006) có hàm lượng canxi ôxít từ lớn hơn 1 % đến 2,5 % khối lượng sau nung. [ENV 1402-1:1994] 008 Hỗn hợp bê tông chịu lửa không chứa xi măng NCC Bê tông chịu lửa có chất keo tán (006) với hàm lượng canxi ôxít không lớn hơn 0,2 % khối lượng sau khi nung và không chứa xi măng đóng rắn thuỷ lực. [ENV 1402-1:1994] 009 Hỗn hợp bê tông chịu lửa siêu ít ximăng ULCC Bê tông chịu lửa có chất keo tán (006) với hàm lượng canxi ôxít từ 0,2 % đến 1,0 % khối lượng sau khi nung. CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ENV 1402-1:1994. 010 Hỗn hợp bê tông chịu lửa thông dụng Bê tông chịu lửa (004) liên kết thuỷ lực (070) chứa xi măng nhưng không có chất keo tán (017) và có thành phần canxi ôxít lớn hơn 2,5 % khối lượng sau khi nung. CHÚ THÍCH: Phù hợp theo ENV 1402-1:1994. 011 Hỗn hợp bê tông sợi gốm Hỗn hợp bê tông sợi gốm chịu lửa Sợi gốm (085) với chất liên kết vô cơ hoặc hữu (018) cơ có thể đúc được. [EN 1094-1:1997] 012 Blốc chịu lửa Sản phẩm chịu lửa (107) dạng hình khối chữ nhật, kích thước lớn hơn một viên gạch chịu lửa (046). 013 Cácbon hoá Quá trình loại bỏ các thành phần bay bốc trong vật liệu chịu lửa (107) được liên kết hoặc thấm tẩm bởi các chất chứa cácbon như: nhựa than đá, nhựa đường hoặc nhựa để giữ lại phần cácbon dư. [ISO 10060:1993] 014 Cấp cỡ hạt Chiều rộng mắt lưới của sàng nhỏ nhất mà 95 % khối lượng vật liệu chịu lửa không định hình (118) lọt qua. [ENV 1402-1:1994] Chú thích: Kích thước của sàng theo tiêu chuẩn ISO 565:1990. 015 Cấu trúc Mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước của các hạt và lỗ xốp trong vật liệu chịu lửa (107) gắn kết. 016 Chất chống ôxy hoá Nguyên tố kim loại hoặc các chất khác được đưa vào vật liệu chịu lửa chứa các bon (107) để tăng cường khả năng chống ôxy hoá. [ISO 10060:1993] 017 Chất keo tán Tác nhân keo tán Chất điện giải được đưa vào vật liệu để tạo ra sự phân tán các hạt mịn. 018 Chất kết dính Chất đưa vào vật liệu không dẻo dạng hạt hoặc dạng sợi nhằm tạo ra tính năng dễ thi công (104), cường độ mộc (024) và cường độ sau sấy (025) cho vật liệu tạo hình. 019 Chất phủ Là vật liệu chịu lửa không định hình (118) được tạo thành từ hỗn hợp hạt mịn (049) và chất liên kết (064) được sử dụng với hàm lượng nước hoặc chất lỏng khác cao hơn so với vật liệu gắn kết (133). [ENV 1402-1:1994] CHÚ THÍCH 1: Chất liên kết cơ bản có thể là: liên kết gốm (065), liên kết thuỷ lực (070), liên kết hoá học (066), hoặc liên kết hữu cơ (067). Hỗn hợp được thi công bằng phương pháp thủ công (với chổi quét hoặc bay), bắn bằng máy nén khí hoặc cơ học, bằng phun hoặc nhúng. CHÚ THÍCH 2: Các loại chất phủ khác có thể được ứng dụng cho các cấu kiện chịu lửa bằng các công nghệ đặc biệt (ví dụ: Phun bằng ngọn lửa hoặc plasma), nhưng chất phủ này thông thường được coi là vật liệu gốm kỹ thuật cao cấp hơn là vật liệu chịu lửa.