Theo tài liệu trong nhiều sách về xây dựng, đặc biệt là sách của Giáo sư Nguyễn Đình Cống. Thì hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông như sau : Hàm lượng cốt thép trong cột giá trị Max tùy thuộc vào quan điểm sử dụng vật liệu. Khi cần hạn chế việc sử dụng quá nhiều thép nhằm tiết kiệm chi phí thi công thì người ta thường lấy max = 3%. Và để đảm bảo sự làm việc chung giữa thép và bê tông thì lấy max = 6%. Hàm lượng cốt thép trong dầm thường lấy tối đa không hơn 2%. Đẹp nhất là từ 1,2 đến 1,5%. Lưu ý : Khi hàm lượng cốt thép ít thì khi bê tông bị phá thì cốt thép sẽ không đủ khả năng chịu lực. Dẫn đến kết cấu bị phá hoại. Khi hàm lượng cốt thép nhiều thì khi bê tông bị phá thì toàn bộ lực kéo do cốt thép chịu. Sẽ gây lãng phí nguyên vật liệu, tốn kém chi phí thi công, xây dựng. Hàm lượng cốt thép trong bê tông hợp lý sẽ tận dụng tốt được khả năng và sự làm việc chung giữa 2 vật liệu. Dựa theo nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn của mình. Giáo sư Nguyễn Đình Cống xác định hàm lượng cốt thép hợp lý như sau : Bảng ước lượng tỷ lệ thép trong 1m3 bê tông Cấu kiệnØ ≤ 10 (kg/m3)Ø ≤ 18 (kg/m3)Ø > 18 (kg/m3)Móng203050Dầm móng2512030Cột306075Dầm308550Sàn90Lanh tô80Cầu thang7545Lưu ý : Bảng chỉ áp dụng cho nhà dân dụng. Sử dụng cho trường hợp không có thiết kế kết cấu và thống kê thép. Một cách khác để xác định hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông CT móng cột: fi<=10:20kg; fi<=18:50kg; fi>18:30kg/m3 bê tông. Tổng 90kg/m3. CT dầm móng: fi<=10:25kg; fi<=18:120kg/m3 bê tông. Tổng 145kg/m3. CT cột: fi<=10:30kg; fi<=18:60kg; fi>18:75kg/m3 bê tông. Tổng 165kg/m3. CT dầm: fi<=10: 30kg;fi<=18:85kg;fi>18:50kg/m3 bê tông. Tổng 165kg/m3. CT sàn: fi<=10:90kg/m3 bê tông. CT lanh tô: fi<=10:80kg/m3 bê tông. CT cầu thang: fi<=10:75kg; fi<=18:45kg/m3 bê tông. Tổng 120kg/m3