Gợi ý 2 loại thuốc trị rận mu hiệu quả có thể sử dụng tại nhà

Rận mu tuy không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại là nguyên nhân làm người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí làm người bệnh nhiễm trùng da do gãi quá nhiều. Vậy loại thuốc trị rận mu loại nào hiệu quả nhất? ThS.BS.CKI Phạm Trường An, Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ Da, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 sẽ thông tin đến quý độc giả qua bài viết sau.

thuốc trị rận mu tại nhà

Hiểu thêm về tình trạng mắc bệnh rận mu hiện nay

Rận mu (hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn) là một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Pthirus pubis.

Đây là loài rận không có cánh, sống và sinh sản bằng cách hút máu ở vùng da mu, ngoài ra có thể ở các vị trí khác như lông mày, lông mi, ria mép, râu, ngực, nách,… tuy nhiên hiếm gặp ở tóc. Rận mu thường ký sinh trên cơ thể con người, gây ngứa ngáy ở những vùng nhạy cảm. Nhiễm ký sinh trùng rận mu có thể lây truyền qua đường tình dục. (1)

rận mu có chu kỳ phát triển nội sinh
Rận mu có chu kỳ phát triển nội sinh

Rận mu có chu kỳ phát triển nội sinh (có thể hoàn thiện vòng đời ngay chính trên cơ thể ký chủ). Rận mu sinh sản quanh năm, quá trình trưởng thành của rận mu chia thành 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và con trưởng thành. (2)

Rận mu dễ dàng lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường tình dục. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua tiếp xúc gần hoặc thông qua vật trung gian (giường, quần áo, khăn trải giường, khăn tắm).

Tìm hiểu thêm: Rận mua có sinh sống trên tóc không?

Bệnh rận mu có điều trị được không?

Bệnh rận mu hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc bôi thuốc trị rận mu ngoài da hoặc thuốc trị rận mu đường uống được kê toa theo chỉ định của bác sĩ để tiêu diệt rận trưởng thành và loại bỏ trứng rận, ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tránh tiếp xúc gần gũi hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm rận mu.

Đánh giá các loại thuốc trị rận mu hiệu quả có thể sử dụng tại nhà

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại dược mỹ phẩm không cần kê đơn như xà phòng, thuốc xịt hoặc kem đặc hiệu để điều trị rận mu. Tuy nhiên nếu rận vẫn còn sống sau khi áp dụng toàn bộ các liệu pháp điều trị trên thì cần dùng đến các loại thuốc đường uống mạnh hơn.

1. Thuốc bôi trị rận mu ngoài da

Có thể sử dụng thuốc trị rận mu bôi ngoài da có chứa 1% permethrin hoặc kem bôi có chứa pyrethrins và piperonyl butoxide. Bôi các sản phẩm này lên vùng da có rận mu trong vòng 10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước. Nếu chỉ cạo lông và áp dụng các phương pháp tẩy lông khác (tẩy lông bằng sáp, dùng đường) sẽ không loại bỏ được hoàn toàn rận mu.

2. Thuốc uống trị rận mu

Thuốc uống trị rận mu phổ biến nhất là ivermectin. Việc sử dụng thuốc trị rận mu nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của người bệnh và quyết định liệu Ivermectin có phù hợp hay không, đặc biệt nếu người bệnh đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác.

phụ nữ mang thai cần lưu ý khi dùng thốc chữa rận mu
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào

Lưu ý cần biết khi tự điều trị rận mu bằng thuốc tại nhà

Rận mu thường xuất hiện ở vùng lông bộ phận nhạy cảm nên người bệnh thường e ngại thăm khám trực tiếp với bác sĩ. Thay vào đó người bệnh lựa chọn sử dụng các mẹo dân gian được truyền tai nhau bởi vì chúng đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học xác thực cho các phương pháp dân gian này. Không nên áp dụng các cách chữa rận mu tại nhà bằng cách tự mua các loại thuốc trị rận mu không kê đơn. Khi phát hiện rận mu, người bệnh nên đến bệnh viện khám để bác sĩ kê toa thuốc điều trị kịp thời.

Lưu ý nên uống thuốc đúng liều và không tự ý quy đổi liều lượng thuốc. Không tự ý ngừng thuốc đột ngột hoặc tự ý uống theo đơn thuốc của người khác cũng mắc bệnh tương tự. Có rất nhiều người tự ý ngưng dùng thuốc khi thấy hết các triệu chứng và nghĩ là bệnh đã khỏi, khi uống hết đơn thuốc thì không cần tái khám… Cần uống hoặc thoa thuốc đúng giờ, bảo quản thuốc đúng cách, tuyệt đối không dùng thuốc hết hạn hay mua thuốc không rõ nguồn gốc và nên tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ.

Hướng dẫn phòng ngừa và kiểm soát rận mu tái phát

Để phòng ngừa rận mu tái phát, thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát tình trạng bệnh và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong khi sử dụng thuốc điều trị rận mu. Ngoài ra:

kiểm soát rận mu tái phát

Rận mu rất dễ lây lan, tuy nhiên bạn đừng quá căng thẳng về việc bị rận mu, vì bệnh thường có thể điều trị được và không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Hiện nay Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ Da, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ da và điều trị các vấn đề về da tại khu vực miền Nam. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với khách hàng và được đào tạo chuyên môn sâu các kỹ thuật điều trị da tiên tiến, các bác sĩ đã giúp hàng ngàn bệnh nhân khắc phục các vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe da.

Mỗi người bệnh sẽ được điều trị cá thể hóa, ứng dụng biện pháp điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 còn sở hữu nhiều thiết bị, máy móc tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại cùng quy trình khám chữa bệnh tối ưu giúp mang lại trải nghiệm điều trị và kết quả tốt nhất cho khách hàng.

Trên thị trường có nhiều loại thuốc trị rận mu, tuy nhiên để biết được loại thuốc nào phù hợp với cơ địa của mình nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra khi có dấu hiệu tái phát hoặc nghi ngờ mình bị nhiễm rận mu, bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/thuoc-tri-ran-a74579.html