Thiết bị G8 chuyên tư vấn thiết kế phòng sơn tự chế và cung cấp các thiết bị phòng sơn như: Quạt phòng sơn, tủ điện, đèn hồng ngoại, mô tơ cấp, đầu đốt.....
Phòng sơn tự chế là một trong những ứng dụng thiết thực được nhiều xưởng, gara chuyên nghiệp sử dụng. Không chỉ gia tăng hiệu suất làm việc. Chúng còn giúp mọi thao tác trở nên linh hoạt, chính xác, cho nước sơn bóng đẹp với độ bền lý tưởng. Để hiểu hơn về loại thiết bị này, mời bạn đọc theo dõi thông tin chi tiết dưới đây.
Có 2 phương pháp để lắp đặt phòng sơn tự chế: lắp đặt nổi & lắp đặt chìm.
Phòng sơn tự chế được lắp đặt thông qua các bước cơ bản bao gồm:
Thợ kỹ thuật tiến hành đứa các tấm đế đến vị trí lắp đặt. Lắp đủ các bu lông, vặn chặt. đồng thời căn chỉnh kích thước dài rộng, sao cho đúng với bản vẽ về kích thước. Bạn cũng cần kiểm tra độ bằng phẳng và các chiều của đế. Căn chỉnh chúng trong trường hợp cần thiết.
Thực hiện đưa bộ cấp hút lên đế sàn. Tiến hành căn chỉnh độ vuông gố và thăng bằng của chúng theo đế của phòng sơn tự chế. Tiếp dến, mở tấm vách của bộ cấp hút, thực hiện bắn bít 8 để cố định một bộ cấp hút xuống đế. Bơm keo silicon giữa khe hở ghép của bộ cấp hút vè đế. Cuối cùng là đưa tấm sàn vào đúng vị trí của chúng.
Lấy các modun tầng 2, 3 bộ cấp hút vào vị trí chính xác. Tiến hành bơm keo để làm kín các mối ghép.
Đầu tiên, bạn tiến hành dựng khung cổng. Thực hiện cố định bằng vít 8 xuống sàn đế phòng sơn. Tiếp đến lắp tấm có cửa phụ và các tấm vách con lại. Tiếp tục lắp 2 thanh ốp vào 2 góc phía ngoài, bắn rive cố định. Lắp thanh ốp trên cho tường dọc, tường sau, khoăn lỗ bắn đinh với mật độ rive 400mm. Thực hiện lắp tiếp xà ngang, xà dọc. Gia công miệng bộ cấp hút bằng tôn sắt đã đực cắt sẵn trước đó. Thực hiện bắt khung mang đèn bên trên. Lưu ý khoảng các giữa các khung mang đèn tới mép trnong của xà để khoảng 30cm.
Tiếp đến là đến lắp đặt các phụ kiện khác: bóng đèn, cầu đấu điện cho máng đèn trên và dưới. Bắt các que đo nhiệt, đàu ống hơi cho đồng hồ áp suất. Đấu nối điện để kiểm tra xem hệ thống bóng đèn đã hoạt động tốt hay chưa. Cuối cùng là lắp kính chắn bảo vệ.
Công việc đầu tiên trước khi lắp lọc trần đó là bạn cần thực hiện trải các tấm bông lọc kín tới tận mép khay. Đảm bảo chúng luôn phẳng, không bị nhăn nhúm, nhàu nát. Kế đến là bắt đầu lắp các khung lọc trần lên phía bên trên của phòng sơn tự chế. Lưu ý chiều chữ của các tấm lọc cần phải sắp xếp theo đúng trật tự cùng 1 hướng. Tránh trường hợp tấm ngược, tấm xuôi. Thực hiện điều chỉnh khe hở ở quanh khung lọc sao cho cân đối.
Bắt đầu bằng việc lắp tay mở khóa, chốt cửa. Tiếp đến là cắt, gài gioăng cao su cho kín các rãnh cừa. Thực hiện lắp bản lề, tay mở cửa phụ,....
Hãy đưa từ từ các tấm tôn được gập sẵn lên nóc phòng sơn tự chế. Thực hiện ghép chúng lại theo mộng lắp ghép. Bắn vít để cố định, bơm silicon để làm kín mọi khe hẹp. Tiếp đến gò ống khói, ống gió từ các tấm tôn tiêu chuẩn. Tiến hành gia cố để tăng độ cứng bằng cách sử dụng các thanh thép góc kẹp tiêu chuẩn vào 2 mặt đầu của ống gió. Thực hiện tiếp việc lắp các modul ống gió lên cửa thoát khí thải và ống khói.
Lưu ý, khí thải của phòng sơn tự chế cần được đưa đến bộ xử lý môi trường. Để tách hết các mùi, bụi bẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Nếu không lắp đặt bộ xử lý môi trường. Khí thải cần được thải ra và phải có lưới che để tránh sự xâm nhập của côn trùng, chim, chuột,…Nên để ống khói quay ra phía không có đồ dễ cháy.
Thực hiện lắp xilanh khí vào đúng vị trí làm việc. Tiến hành kiểm tra chiều cánh cửa gió xem đã để đúng chế độ sơn, sấy hay chưa. Thực hiện chỉnh áp suất trên bộ điều áp từ 6-8 bar. Lắp đầu đốt, tủ điện, lồng ống gen để bảo vệ đường tới vị trí mô tơ cấp, hút,..
Thực hiện tiếp các nhiệm vụ như: dải dây điện bên trong đường ống, lắp đặt đường ống hơi, đấu dây thông qua các cầu đấu chuyên dùng, đấu điện nguồn vào tủ điện,…Lưu ý, dây cấp nguồn cần có tiết diện đảm bảo chịu được đủ công suất của toàn bộ phòng sơn tự chế khi hoạt động. Cỡ dây tối thiểu phải đạt từ 3x10 + 1x6 mm2.
Bước tiếp theo trong cách làm phòng sơn tự chế chính là công tác hoàn thiện. Chúng khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện bơm keo silicon để làm kín các máng đèn với tường. Sau đó vệ sinh phòng sơn sạch sẽ,. Lật tấm sàn, dải lọc sàn. Kiểm tra toàn bộ cơ cấu, vị trí của phòng sơn tự chế theo thứ tự lắp đặt. Hãy chắc chắn rằng, mọi thứ đều được lắp đặt chính xác và đảm bảo an toàn.
Trước khi chạy thử, hãy sử dụng đồng hồ đo điện áp. Kiểm tra điện áp giữa các dây lửa xem chúng đạt chuẩn hay chưa. Bắt đầu công tác chạy thử. Đầu tiên là chạy thử mô tơ để có thể kiểm tra chiều quay. Kế tiếp là chạy thử đầu đốt, chạy thử chế độ sơn, chế độ sấy, . Chạy chế độ vừa sơn, vừa sấy,.. Test tất cả mọi khả năng và điều chỉnh lại chúng nếu cần.
Là sản phẩm kỹ thuật, nên việc lắp đặt phòng sơn tự chế cũng đòi hỏi cao về tính chuyên môn. Người thợ thực hiện cần am hiểu sâu sắc về nguyên lý, cách thức hoạt động của nhiều linh kiện, thiết bị.
Tại Hà Nội, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn lắp đặt phòng sơn tự chế. Hãy gọi ngay cho công ty thiết bị G8. Chúng tôi hiện là đơn vị đứng top đầu trong tư vấn, lắp đặt, cưng ứng các phòng sơn trên thị trường hiện nay.
Trên đây là những chia sẻ về phòng sơn tự chế và cách lắp đặt đúng thao tác kỹ thuật. Nếu có câu hỏi nào liên quan về sản phẩm. Hoặc mong muốn lắp đặt phòng sơn tự chế chất lượng cao với mức giá ưu đãi. Hãy gọi tới Hotline 0354.21.31.31 . Các chuyên gia của G8 sẽ ngay lập tức giải đáp và hỗ trợ quý khách tốt nhất.
Khách hàng tham khảo thêm thiết bị phòng sơn ô tô tại đây
G8 - Sẵn sàng phụ vụ quý khách mọi lúc, mọi nơi!
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/phong-son-tu-che-a73884.html