ĐẤU TRƯỜNG COLOSSEUM

Nhắc đến thành phố Rome của nước Ý là nhắc ngay đến những công trình kiến trúc La Mã đồ sộ, minh chứng cho sự thinh vượng sức người sức của của cả một triều đại. Trong đó nổi tiếng nhất có thể nhắc đến là Đấu Trường La Mã. Một công trình kiến trúc "nặng ký thực sự" - Đấu trường La Mã 2.000 năm tuổi - một trong bảy kỳ quan hiện đại của thế giới.

ĐẤU TRƯỜNG COLOSSEUM

Đấu trường La Mã được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfitea theo tiếng Ý. Sau này nó được gọi là Colosseum hay Colosseo - là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây xong là 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn thành năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus, dưới thời hoàng đế Domitian đấu trường được liên tục chỉnh sửa.

Sau đại Hỏa hoạn thành Roma vào 64 sau Công nguyên, khu đất xây dựng đấu trường bị bỏ hoang và được hoàng đế Nero cho xây dựng công trình Domus Aurea (cung điện của hoàng đế Nero) tại địa điểm này. Đại hỏa hoạn thành Roma là một vụ cháy lớn xảy ra tại Roma (ngày nay thuộc Ý) vào năm đêm 19 tháng 7 năm 62 sau Công nguyên. Do nhiều người dân thành Roma sống ở các căn hộ dễ bắt lửa có 3 đến 4 sàn và vách ngăn bằng gỗ, ngọn lửa đã nhanh chóng lan rộng ra những khu dân cư dày đặc của Roma. Ngọn lửa tiếp tục trong 5 ngày trước khi bị khống chế và bùng phát trở lại thêm 4 ngày nữa. 2/3 thành Roma bị phá hủy, bao gồm cả Đền thờ nền lát đá của Vestal Virgins. Nero cáo buộc những người theo Thiên chúa giáo đã tạo ra vụ cháy, dẫn đến các vụ hành quyết những người này.

Bức tranh miêu tả cảnh hoàng đế Nero cáo buộc cũng như xử tội những người theo Thiên chúa giáo sau vụ hỏa hoạn thành Rome

Bức tranh miêu tả cảnh hoàng đế Nero cáo buộc cũng như xử tội những người theo Thiên chúa giáo sau vụ hỏa hoạn thành Rome do họa sĩ Henryk Siemiradzki thực hiện

Ban đầu đấu trường La Mã được thiết kế để chứa được 50.000 người. Sau đó, các kiến trúc sư đã mở rộng thiết kế, nâng sức chứa của công trình này lên đến 55.000 người. Công dụng chính của đấu trường là làm nơi đấu của các võ sỹ. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.

đấu trường La Mã được thiết kế để chứa được 50.000 người

Kích thước của Đấu trường này cao 48m, dài 189m, rộng 156m. Không giống như các đấu trường trước đó, công trình này là một cấu trúc đứng tự do, được xây trên một mặt đất bằng phẳng chứ không phải dựa dẫm vào đâu. Khi còn nguyên vẹn, chu vi bên ngoài của đấu trường là 545m. Khi xây dựng, người ta đã dùng tới 100.000m đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Người La Mã đã dùng hơn 25.000m khối vữa và sỏi để trộn thành một loại bê tông, đồng thời dùng hơn 1 triệu viên gạch kích cỡ khác nhau trong công trình này. Số tiền dùng để xây đấu trường Colloseum được lấy từ chiến lợi phẩm trong cuộc chiến với người Do Thái vào năm 66 tới 73. Khoảng 50.000 cân bạc và vàng đã được thu về từ ngôi đền tại Jerusalem.

Các khán giả đến xem thi đấu cũng nhận được một phiếu giống như vé tới sân vận động ngày nay. Phiếu đó ghi rõ số cổng, số tầng, số khu và số hàng ghế mà họ được ngồi. Các mái vòm bên trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ đông người, mỗi lối vào có đánh số giúp khách tìm thấy chỗ ngồi của họ. Một tấm vải bạt khổng lồ che nắng che mưa thường được căng ra bên trên để che nắng và trong các buổi trình diễn đêm, một đèn chùm bằng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên đấu trường. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng do thiên nhiên tác động (động đất). Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19.

Từ thế kỷ VI và thế kỷ VII, chính phủ đã cho xây dựng một nhà thờ bên trong Đấu trường

Điều thú vị hơn là du khách có thể tha quan mạng lưới hành lang quanh co của những đường hầm dưới lòng đất - nơi mà khi xưa các đấu sĩ đã tôi luyện trước khi đối mặt với những trận đấu. Để ghé thăm nơi này bạn cần có bên mình một hướng dẫn viên và phải đặt trước chuyến ghé thăm. Bên cạnh đó Bộ Văn hóa và Di sản Italy cũng đã chính thức cho phép mở cửa cho du khách tham quan Dinh thự Domus Aurea - Dinh thự của hoàng đế Nero sau một thời gian dài trùng tu vì công trình quá xuống cấp và có nguy cơ đổ sụp.

Dinh thự Domus Aurea - Dinh thự của hoàng đế Nero

Dinh thự Domus Aurea - Dinh thự của hoàng đế Nero

Ngày nay chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một phần ba của cấu trúc ban đầu. Đấu trường không những bị bào mòn bởi vì yếu tố thời gian, sự tác động của thiên nhiên mà còn là do con người. Nó đã được sử dụng chỉ trong 500 năm và sau đó dần bị quên lãng. Từ thế kỷ VI và thế kỷ VII, chính phủ đã cho xây dựng một nhà thờ bên trong Đấu trường dành riêng cho những người mất mạng sống của họ trên đấu trường và bạn cũng có thể tham quan nơi đó.

Từ thế kỷ VI và thế kỷ VII, chính phủ đã cho xây dựng một nhà thờ bên trong Đấu trường

Dù hiện nay bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp đá, Colosseum vẫn từ lâu được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Bạn sẽ cảm thấy được sự xúc động khó tả khi đặt chân đến nơi đây, một thời từng là nơi diễn ra những trận đấu oanh liệt vào thời hoàng kim của đế chế La Mã. Nơi mà đấu sĩ, nô lệ cùng động vật hoang dã đã chiến đấu vì danh dự cùng với tiếng reo hò hưng phấn của người dân. Khung cảnh như tái hiện một cách chân thực trong đầu như những thước phim sẽ đưa bạn trở về quá khứ trong một vài giây phút là một cơ hội không dễ có trong đời.

-

Trụ sở chính: VIETFOOT TRAVEL - Toà nhà Lotus West Lake Building

Đ/c: số 16 ngõ 71 Trịnh Công Sơn - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline: 0918935005 - 0243786833

Website: https://vietfoottravel.vn

Email: info@vietfoottravel.com - visa@vietfoottravel.com

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/dau-truong-colosseum-a72454.html