Đánh giá kết quả học tập: Phương pháp nào tối ưu nhất? Cách thực hiện?

Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ biến nhất ở các trường học Việt Nam hiện nay là bài kiểm tra được chấm điểm. Tuy nhiên, những con số trên giấy chưa thể hiện đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh. Do đó, thầy cô cần đánh giá thành tích không chỉ qua các kỳ thi mà còn trong suốt quá trình giảng dạy. Trong bài viết này, FLYER giới thiệu tới quý thầy cô 7 phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh sao cho chính xác nhất, các hoạt động đánh giá phổ biến và gợi ý chu trình 5 bước. Mời thầy cô cùng theo dõi!

1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cụ thể là gì?

Phương pháp đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập là gì?

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc thu thập thông tin trong hoặc sau quá trình học nhằm giúp thầy cô đưa ra các quyết định dạy và học phù hợp. Kết quả đánh giá cần thể hiện rõ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học tại thời điểm đánh giá thông qua 3 câu hỏi:

Việc đánh giá có thể được chấm điểm hoặc không chấm điểm. Thời gian đánh giá diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào từng phương pháp khác nhau.

2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần đáp ứng yếu tố nào?

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ có tác động tích cực đến quá trình học tập của cá nhân và tổ chức nếu:

Được tuyên bố rõ ràngQuy trình đánh giá có hệ thốngXác thực về năng lực của học sinhKết quả được sử dụng triệt để
Các yếu tố cần được đáp ứng khi đánh giá kết quả học tập của học sinh

3. 7 phương pháp đánh giá kết quả học tập

Có nhiều cách để giáo viên xác định được khả năng học tập của học sinh. Mỗi cách đánh giá khác nhau mang về dữ liệu khác nhau.

7 phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ biến hiện nay đó là:

Phương pháp đánh giá kết quả học tập
7 phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.1. Đánh giá chẩn đoán (Diagnostic Assessment)

Phương pháp đánh giá chẩn đoán còn được gọi là “tiền kiểm tra” nhằm giúp giáo viên nắm rõ những gì học sinh đã và chưa biết về bài học, đồng thời chẩn đoán các lỗ hổng kiến thức có khả năng xảy ra. Từ đó, thầy cô có thể xây dựng kế hoạch học tập cá nhân hóa, xem xét những phần nội dung kiến thức cần dành nhiều hoặc ít thời gian hơn.

Một số đặc điểm của phương pháp đánh giá chẩn đoán:

Ví dụ:

Đầu buổi học phát âm tiếng Anh, thầy cô yêu cầu học sinh đọc 1-2 câu tiếng Anh ngắn nhằm xác định khả năng phát âm, giọng điệu và cách nhấn trọng âm đã chính xác hay chưa. Từ đó, quyết định các nội dung cần chú trọng trong tiết học và đưa ra bài tập về nhà phù hợp.

3.2. Đánh giá quá trình (Formative Assessment)

Đánh giá quá trình được thực hiện xuyên suốt năm học và có thể được diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Các hoạt động đánh giá quá trình thường giúp giáo viên trả lời 2 câu hỏi:

Mục đích của phương pháp đánh giá quá trình:

Các hoạt động đánh giá quá trình thường rất dễ thực hiện và diễn ra trong thời gian ngắn, kết quả đánh giá quá trình không được coi là kết quả chính thức và có thể được cập nhật tức thì.

Ví dụ:

Kỹ thuật đánh giá quá trình:

3.3. Đánh giá tổng kết (Summative Assessment)

Đánh giá tổng kết hay đánh giá tổng hợp thường được thực hiện vào cuối thời gian học (cuối kỳ/ cuối năm/ cuối khóa). Kết quả tổng kết chính là thước đo cho quá trình học tập ở cấp độ bao quát, thể hiện mức độ thành thạo kỹ năng và nắm vững kiến thức của học sinh.

Bài kiểm tra có chấm điểm là hình thức đánh giá tổng kết phổ biến nhất hiện nay. Các câu hỏi trong bài bao hàm kiến thức xuyên suốt thời gian học tập, đòi hỏi học sinh dành nhiều thời gian ôn luyện và tư duy. Kết quả bài kiểm tra là kết quả chính thức và được lưu vào học bạ/ hệ thống, phản ánh trình độ học vấn sau khóa học.

Ví dụ:

3.4. Đánh giá ngẫu nhiên (Interim Assessment)

Đánh giá ngẫu nhiên còn gọi là đánh giá tạm thời, được thực hiện vào những khoảng thời gian khác nhau trong suốt quá trình học. Quy mô thực hiện thường theo cấp lớp, cấp khối, cấp trường nhằm cho phép các nhà giáo dục so sánh chất lượng học tập tổng thể của học sinh trên quy mô lớn hơn.

Đánh giá ngẫu nhiên thu về kết quả chính thức, do vậy cần nhiều thời gian để lên kế hoạch và chuẩn bị hơn những hoạt động đánh giá quá trình. Bài kiểm tra đánh giá ngẫu nhiên chỉ được giao bởi một giáo viên trong một lớp riêng lẻ.

Ví dụ:

Hiểu thêm về đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết

3.5. Đánh giá điểm chuẩn (Benchmark Assessment)

Đánh giá điểm chuẩn đề cập đến một kỳ thi cấp lớp, cấp trường, cấp quận được tổ chức định kỳ xuyên suốt năm học. Khi thiết kế một bài kiểm tra điểm chuẩn, các nhà giáo dục thường đặt 2 câu hỏi:

Các bài kiểm tra điểm chuẩn nhằm đo lường sự tiến bộ của học sinh đối với các mục tiêu học tập theo cấp lớp trong một khoảng thời gian. Giáo viên có thể sử dụng kết quả kiểm tra để xác định điểm mạnh/ yếu của học sinh, sau đó lên kế hoạch cho các bài học để giải quyết các thiếu sót trong học tập.

Ví dụ:

Lưu ý: Đánh giá ngẫu nhiên đôi khi được gọi là đánh giá điểm chuẩn. Cả hai phương pháp đều cho ra những kết quả chính thức nhằm đo lường tiến độ của học sinh và lên kế hoạch giảng dạy. Tuy nhiên, đánh giá tiêu chuẩn được tổ chức định kỳ trong khi đánh giá tạm thời được tổ chức ngẫu nhiên, không cần tuân theo lịch trình.

3.6. Đánh giá theo tiêu chuẩn (Norm-referenced assessments)

Đánh giá theo tiêu chuẩn tham chiếu là các bài kiểm tra diễn ra trên quy mô lớn, được thiết kế để so sánh một cá nhân với một nhóm bạn cùng trang lứa. Tiêu chí đánh giá dựa trên tiêu chuẩn quốc gia và đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, vị trí địa lý, dân tộc,…

Ví dụ:

Các loại hình khung tham chiếu:

3.7. Đánh giá dựa trên tiêu chí (Criterion-referenced assessments)

Đánh giá dựa trên tiêu chí đo lường kết quả học tập của học sinh dựa trên một bộ tiêu chí đã được xây dựng sẵn. Phương pháp này vô cùng thuận tiện cho người chấm điểm. Tuy nhiên, điểm khó khăn của phương pháp này là làm sao xây dựng bộ tiêu chí phù hợp và đầy đủ.

Ví dụ:

4. Vì sao cần kết hợp các phương pháp đánh giá kết quả học tập khác nhau?

Phương pháp đánh giá kết quả học tập
3 lý do nên kết hợp các phương pháp đánh giá kết quả học tập khác nhau

Một hệ thống đánh giá hiệu quả thường bao gồm nhiều phương pháp trong một kế hoạch toàn diện. Mục tiêu của hệ thống này là nâng cao hiệu quả học tập và cải thiện chất lượng giảng dạy, thông qua việc cung cấp dữ liệu có khả năng phản ánh những thiếu sót của học sinh và giúp giáo viên theo dõi sự tiến bộ của các em.

Thông thường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phục vụ một trong ba mục đích sau:

Mục đích

Mô tả

Đánh giá kết quả cuối cùng

Đánh giá để cải tiến quá trình học tập

Đánh giá để học tập

3 lý do nên kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau

5. Các hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh dễ ứng dụng

5.1. Trực tiếp và gián tiếp

Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể thực hiện theo 2 hình thức: Trực tiếp hoặc gián tiếp.

Phương pháp đánh giá kết quả học tập

Ví dụ hoạt động đánh giá trực tiếp và gián tiếp:

Trực tiếpGián tiếpVí dụ:Ví dụ:

Lưu ý: Các thước đo gián tiếp có thể đo lường trải nghiệm, sự hài lòng và nhận thức của học sinh về việc học của bản thân. Tuy nhiên, kết quả thu về có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: cảm xúc của người tham gia, góc nhìn chủ quan, tư duy,… và không phản ánh việc học tập một cách công bằng, chính xác. Do vậy, thầy cô cần xem xét, chọn lọc kỹ lưỡng dữ liệu thu được từ các hoạt động gián tiếp.

5.2. Chủ quan và khách quan

Chủ quanKhách quanVí dụ: Ví dụ:

Lưu ý: Một số lĩnh vực có cơ sở khoa học như toán học, vật lý, hóa học hoặc cơ sở pháp lý như luật, kinh doanh… thường phù hợp với hoạt động đánh giá khách quan. Trong khi đó, những lĩnh vực có liên quan đến cảm xúc con người như nghệ thuật, dịch vụ, ngôn ngữ,… phù hợp hơn với hoạt động đánh giá chủ quan.

6. Câu hỏi cần trả lời để đánh giá kết quả học tập chính xác hơn

Ở cấp độ lớp học, sẽ rất hữu ích nếu thầy cô đánh giá kỹ năng, kiến thức và thái độ của học sinh bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

Ví dụ:
9 câu hỏi thầy cô cần trả lời để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn

Khi đọc những câu hỏi trên, thầy cô có thể cảm thấy mơ hồ. Tuy nhiên, với kinh nghiệm giảng dạy có sẵn, sự mơ hồ này sẽ trở nên rõ ràng một khi thầy cô bắt tay vào thực hiện đánh giá.

7. Chu trình đánh giá 5 bước

Quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh được coi là chu trình cải tiến liên tục, trong đó dữ liệu được sử dụng để đưa ra các quyết định nhằm cải thiện việc dạy, học và toàn bộ chương trình giảng dạy.

Chu trình đánh giá 5 bước bao gồm:

Phương pháp đánh giá kết quả học tập
Chu trình 5 bước đánh giá kết quả học tập

7.1. Phát triển kế hoạch học tập của học sinh

Kết quả học tập của học sinh phản ánh các thành phần thiết yếu của việc học tập trong một chương trình, khóa học, môn học.

Có 4 loại kết quả học tập:

Nhận thứcThực tếKỹ năngVí dụ: Thái độVí dụ:
4 loại kết quả học tập

7.2. Sơ đồ chương trình giảng dạy

Lập sơ đồ chương trình giảng dạy là việc điều chỉnh kết quả học tập với các khóa học và trải nghiệm học tập khác nhằm đảm bảo học sinh có cơ hội đạt được mọi kỳ vọng. Bên cạnh đó, sơ đồ giảng dạy giúp giáo viên chắt lọc loại kết quả học tập cần ưu tiên dễ dàng hơn.

Một sơ đồ chương trình giảng dạy cơ bản gồm 2 trục: Trục ngang (loại kết quả học tập) và trục dọc (các khóa học, thành phần khóa học). Nếu kết quả và khóa học giao nhau sẽ được đánh dấu bằng ký hiệu (phụ thuộc vào người lập sơ đồ).

Ví dụ về sơ đồ chương trình giảng dạy đơn giản:

Phương pháp đánh giá kết quả học tập
Sơ đồ chương trình giảng dạy đơn giản (curriculum map) (Nguồn:https://champlain.instructure.com/courses/200147/pages/curriculum-mapping)

7.3. Chọn phương pháp đánh giá phù hợp

Có nhiều phương pháp để đo lường thành tích của học sinh như FLYER đã đề cập ở những phần trước. Bất kể phương pháp nào được sử dụng, điều quan trọng là phương pháp đó phải cung cấp đủ thông tin để giáo viên đưa ra những đánh giá hợp lý.

Bảng dưới đây gợi ý một số phương pháp phù hợp với từng loại kết quả đánh giá được ưu tiên:

Loại kết quả đánh giáPhương pháp phù hợp

7.4. Phân tích, thảo luận và giải thích kết quả

Kết quả có thể được thu thập dưới một trong 2 dạng (hoặc cả 2):

Dữ liệu định lượng

Dữ liệu định tính

Sau khi đã tóm tắt và phân tích kết quả, thầy cô cần giải thích kết quả thông qua các cuộc họp hoặc buổi thảo luận. Một vài câu hỏi cần được xem xét đó là:

7.5. Sử dụng kết quả

Bước cuối cùng của chu trình chính là “đóng vòng lặp”, đề cập đến việc sử dụng dữ liệu để thực hiện các thay đổi phù hợp nhằm cải thiện việc dạy và học.

Phương pháp đánh giá kết quả học tập
Hướng dẫn sử dụng kết quả đánh giá

Một số những thay đổi phổ biến có thể thực hiện để cải thiện thành tích của học sinh:

6 sai lầm phổ biến trong đánh giá kết quả học tập của học sinh:

8. Tổng kết

Bài viết đã giới thiệu các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh và chu trình 5 bước để giúp thầy cô thu về dữ liệu chính xác nhất. Tuy nhiên, con người rất phức tạp và đa chiều, bất kỳ một đánh giá nào cũng chỉ là một thước đo tương đối và không bao quát mọi điều cần biết. Vì vậy, thầy cô cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau để tối đa hóa sự chính xác về thành tích của học sinh. FLYER chúc quý thầy cô tự tin trên con đường sắp tới.

>>> Xem thêm:

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/ket-qua-hoc-tap-la-gi-a69752.html