Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nghề tư vấn tâm lý phát triển mạnh tại Việt Nam đã biến tâm lý học thành môn học hấp dẫn thu hút đông đảo bạn trẻ.

Tư vấn tâm lý là gì?

Tư vấn tâm lý là một mối quan hệ, một quá trình tương tác giữa nhà tư vấn tâm lý với thân chủ nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ cảm xúc và hành vi của họ.

Nhà tư vấn tâm lý là người được đào tạo một cách bài bản trong ngành tâm lý và cụ thể là tư vấn tâm lý. Họ là người được đào tạo chuyên sâu, có đủ các phẩm chất và kỹ năng cần có của một nhà tư vấn để có thể trợ giúp tốt nhất cho khách hàng của mình.

Công việc của một nhà viên tư vấn tâm lý

Nhiệm vụ của nhà tư vấn tâm lý phải biết lắng nghe thân chủ, làm chủ các cuộc nói chuyện trong các cuộc gặp gỡ tư vấn, sử dụng các kỹ năng giao tiếp cụ thể để “khai thác” các cảm xúc, trải nghiệm suy nghĩ và quan điểm của thân chủ, và tập hợp các thông tin giúp thân chủ hiểu rõ về tình huống của họ, thể hiện sự thông cảm và thấu hiểu với thân chủ, nhà tư vấn làm việc với họ để xác định các bước họ có thể thực hiện để có thể tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề của họ.

Bình thường khi gặp vấn đề, chúng ta luôn có thể tìm đến và nói chuyện với những người bạn mà chúng ta thấy quý mến họ hoặc chúng ta tìm thấy sự vui vẻ trong những mối quan hệ đó. Khi nói chuyện với bạn bè chúng ta có thể nói về một chủ đề vặt vãnh nào đó hoặc có thể chuyển sang đề tài không mấy thú vị, đôi khi cuộc nói chuyện đó xoay quanh nhu cầu của chính người tham gia nói chuyện cùng chúng ta, đặc biệt họ có thể áp đặt cho chúng ta phải làm thế này thế kia.

Nhưng với tư vấn họ phải luôn luôn tôn trọng ranh giới chuyên môn giữa thân chủ và nhà tư vấn, đảm bảo tính khách quan chuyên nghiệp.

Nhà tư vấn phải đặt các nhu cầu của mình sang một bên và tôn trọng tối đa các nhu cầu của khách hàng, họ tập trung tối đa để xoay quanh vấn đề của thân chủ. Đó là một quá trình trợ giúp dựa trên các kỹ năng, trong đó một người dành thời gian, sự quan tâm, và sử dụng các kỹ năng của họ một cách rõ ràng và có mục đích để giúp đỡ thân chủ khai thác tình huống, xác định và triển khai những giải pháp khả thi trong giới hạn cho phép, sao cho thân chủ cảm thấy thoải mái nhất sau cuộc nói chuyện mà nhà tư vấn không hề áp đặt những gì họ cho là tốt cho thân chủ.

Những kỹ năng của một chuyên viên tư vấn tâm lý

Kỹ năng giao tiếp, trong đó đặc biệt là kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe không phải là nghe lời thân chủ mà chủ yếu là nghe được ước nguyện, cảm xúc, tình cảm… của họ.

Nhà tư vấn chuyên nghiệp thường không nói nhiều mà nghe là chủ yếu. Khả năng giao tiếp thể hiện tích cực ở quá trình làm chủ bản thân của nhà tư vấn. Nhà tư vấn phải có kỹ thuật làm chủ cảm xúc, tình cảm cũng như thời gian.

Kỹ năng quan sát và phát triển vấn đề sẽ giúp cho nhà tư vấn thấu hiểu được những khúc mắc, xác định được đâu là vấn đề cần giải quyết.

Học ngành tâm lý ở đâu?

Tất cả những kiến thức phong phú của ngành Tâm lý học sẽ được dần dần tích lũy thêm thông qua những va chạm thực tế, những kinh nghiệm sống và trang bị trong trường Đại học. Bạn có thể học ngành tâm lý ở các trường sau:

Trên đây là những chia sẻ về nghề tư vấn tâm lý. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này. Nếu bạn là người yêu thích ngành học, công việc này bạn hay mạnh dạn theo đuổi để trở thành một chuyên gia tâm lý trong tương lại.

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/chuyen-vien-tu-van-tam-ly-a69723.html