Khám phá bản đồ miền Tây: Bản đồ hành chính 13 tỉnh thành

Bản đồ miền Tây Nam Bộ với 13 tỉnh thành cung cấp cho bạn thông tin tổng thể về miền Tây sông nước. Bản đồ giúp những bạn đang tìm hiểu thông tin về miền Tây biết được vị trí địa lý, nơi giao cắt, ranh giới giữa các tỉnh, huyện ở khu vực này. Bản đồ này phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau từ học tập, nghiên cứu, tìm hiểu du lịch cho đến tra cứu những thông tin quan trọng.

Bản đồ miền Tây đầy đủ với các tỉnh

Miền Tây có nhiều tên gọi khác nhau như miền Tây Nam Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long,… Bản đồ miền Tây thể hiện ranh giới hành chính, các tỉnh thành trong khu vực, tên các địa danh, các trục đường giao thông quan trọng, sông ngòi của 13 tỉnh miền Tây.

Bản đồ miền Tây đầy đủ với các tỉnh

Về vị trí địa lý, miền Tây giáp với:

Vùng đồng bằng Nam Bộ có tổng diện tích là 40.547,2 km², gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh đó là: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.

Khám phá chi tiết bản đồ Việt Nam cập nhật mới nhất

Bản đồ miền Tây chi tiết từng tỉnh thành

Thành phố Cần Thơ - Bản đồ miền Tây chi tiết

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu sông Cửu Long và ngụ ở trung tâm miền Tây. Cần Thơ là thành phố quan trọng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.877 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thủ đô Campuchia - Phnôm Pênh 264 km và cách biển Đông 75 km theo đường nam sông Hậu,

Cần Thơ có tọa độ 105°13’38″ - 105°50’35″ kinh độ Đông và 9°55’08″ - 10°19’38″ vĩ độ Bắc. Thành phố này trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông Hậu. Các mặt của Cần Thơ tiếp giáp:

Bản đồ miền Tây - Thành phố Cần Thơ:

Thành phố Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Quận Cái Răng, quận Ninh Kiều, quận Ô Môn, quận Bình Thủy, quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Phong Điền, huyện Thới Lai.

Địa hình Cần Thơ bằng phẳng, điểm cao nhất chỉ cao khoảng 3 - 4 mét so với mực nước biển.

Cần Thơ có các sông Hậu, sông Cần Thơ và sông Ô Môn chảy qua, tạo nên hệ thống sông ngòi đa dạng. Thành phố Cần Thơ có nhiều kênh đào, cầu cảng, tạo điều kiện phát triển mạnh giao thông đường thủy.

An Giang

An Giang là tỉnh duy nhất của vùng miền Tây Nam Bộ có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu. Tỉnh này cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km. Các mặt của An Giang giáp:

Bản đồ miền Tây - tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang có diện tích 3.537 km², gồm 11 đơn vị hành chính: Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu, huyện Chợ Mới, huyện Thoại Sơn, huyện An Phú, huyện Châu Thành, huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên, huyện Phú Tân, huyện Châu Phú.

Đồng Tháp - Bản đồ miền Tây

Diện tích đất của tỉnh Đồng Tháp là 11.116 km². Tỉnh này nằm ở tọa độ 05012’-105056’ kinh độ Đông và 10007’-10058’ vĩ độ Bắc.

Tỉnh Đồng Tháp - Bản đồ miền Tây

Đồng Tháp gồm 12 đơn vị hành chính: Thành phố Cao Lãnh, thành phố Hồng Ngự, thành phố Sa Đéc, huyện Cao Lãnh, huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, huyện Tam Nông, huyện Tháp Mười, huyện Châu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò, huyện Tân Hồng.

Thành phố Cao Lãnh hiện nay là thành phố trung tâm của tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam.

Địa hình Đồng Tháp chủ yếu là đồng bằng, với độ cao trung bình từ 1-2 mét so với mực nước biển.Tỉnh này có hệ thống sông ngòi chằng chịt, trong đó có sông Tiền và sông Hậu.

Xem thêm: Bản đồ Miền Nam Việt Nam chi tiết các tỉnh thành, thành phố

Long An

Long An có diện tích đất tự nhiên hơn 4.494,79 km², nằm ở tọa độ địa lý từ 10023’40 đến 11002′ 00 vĩ độ Bắc và từ 105030′ 30 đến 106047′ 02 kinh độ Đông. Tỉnh này cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km. Các mặt của Long An giáp:

Tỉnh Long An - Bản đồ miền Tây

Tỉnh Long An gồm 15 đơn vị hành chính: Thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường, huyện Cần Giuộc, huyện Châu Thành, huyện Bến Lức, huyện Cần Đước, huyện Thủ Thừa, huyện Vĩnh Hưng, huyện Mộc Hóa, huyện Tân Hưng, huyện Tân Thạnh, huyện Đức Hòa, huyện Đức Huệ, huyện Tân Trụ, huyện Thạnh Hóa.

Long An có địa hình chủ yếu là đồng bằng, đất phù sa và có nhiều mạng lưới sông, kênh, rạch. Hệ thống sông chảy qua tỉnh này gồm: sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông. Đây đều là những con sông quan trọng, đóng vai trò then chốt trong phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.

Tiền Giang - Bản đồ Miền Tây

Tỉnh Tiền Giang có diện tích đất là 2556,36 km². Tỉnh này nằm trong tọa độ địa lý và 10°12’20” đến 10°35’26” vĩ độ Bắc và 105°49’07” đến 106°48’06” kinh độ Đông.

Các mặt của Tiền Giang giáp:

Tỉnh Tiền Giang - Bản đồ miền Tây

Tỉnh Tiền Giang gồm 11 đơn vị hành chính: thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công, huyện Châu Thành, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phước, huyện Tân Phú Đông, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Chợ Gạo.

Tỉnh Tiền Giang có địa hình khá bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao từ 0 - 1,6 mét so với mặt nước biển. Nhìn chung, Tiền Giang không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những vùng có địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình trung bình. Tỉnh Tiền Giang còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có độ cao từ 0,9 - 1,1 mét, nổi hẳn lên trên các đồng bằng xung quanh.

Bản đồ miền Tây - Bến Tre

Tỉnh Bến Tre có diện tích hơn 2.380,7 km². Tỉnh này nằm trong tọa độ 10°12’00” đến 10°17’00” vĩ độ Bắc và 106°19’01” đến 106°27’01” kinh độ Đông.

Các mặt của Bến Tre giáp:

Tỉnh Bến Tre - Bản đồ miền Tây

Tỉnh Bến Tre gồm 9 đơn vị hành chính: Thành phố Bến Tre, huyện Bình Đại, huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm, huyện Chợ Lách, huyện Thạnh Phú, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Ba Tri.

Bến Tre có địa hình là một mảnh đất tương đối bằng phẳng, chỉ cao khoảng 2-3 mét so với mực nước biển.

Hệ sống sông ngòi tại đây đa dạng, phong phú. Các con sông chảy qua tỉnh này là sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Ba Lai. Nhờ lượng nước phong phú này, tỉnh Bến Tre là nơi có rất nhiều vùng đất trồng cây ăn quả và rau màu.

Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất hơn 2.390,76 km², nằm trong tọa độ 9°31’46” đến 10°4’5” vĩ độ Bắc và từ 105°57’16” đến 106°36’04” kinh độ Đông. Tỉnh này cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km khi đi qua tỉnh Vĩnh Long bằng quốc lộ 53. Trà Vinh cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 130 km khi đi qua tỉnh Bến Tre bằng quốc lộ 60.

Các mặt của Trà Vinh giáp:

Tỉnh Trà Vinh - Bản đồ miền Tây

Tỉnh Trà Vinh gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải, huyện Cầu Ngang, huyện Châu Thành, huyện Tiểu Cần, huyện Càng Long, huyện Duyên Hải, huyện Trà Cú, huyện Cầu Kè.

Địa hình tỉnh Trà Vinh khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 1-2 mét so với mực nước biển. Tỉnh Trà Vinh sở hữu hệ thống sông ngòi đa dạng với nhiều kênh đào, có sông Tiền và sông Hậu chảy qua.

Vĩnh Long - Bản đồ Miền Tây

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long là hơn 1.525,73 km². Tỉnh này nằm ngay giữa hai nhánh sông sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Nam, cách Cần Thơ 33 km về phía Bắc. Vĩnh Long nằm trong tọa độ từ 9°52’40’’ đến 10°19’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông.

Các mặt của Vĩnh Long giáp:

Tỉnh Vĩnh Long - Bản đồ miền Tây

Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, huyện Trà Ôn, huyện Vũng Liêm, huyện Bình Tân, huyện Long Hồ, huyện Tam Bình, huyện Mang Thít.

Đồng bằng là địa hình chủ yếu tại Vĩnh Long. Tỉnh này có một số vùng đất thấp, độ cao trung bình từ 0,5 - 2 mét so với mực nước biển. Vĩnh Long có nhiều kênh, sông và vùng đầm lầy, trong đó có sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Tiền.

Hậu Giang

Diện tích đất tự nhiên của Hậu Giang là hơn 1.622,23 km². Tỉnh nằm trong tọa độ từ 9°30’35’’ đến 10°19’17’’ Bắc và từ 105014’03’’ đến 106017’57’’ kinh Đông.

Các mặt của Hậu Giang giáp:

Tỉnh Hậu Giang - Bản đồ miền Tây

Tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy.

Địa hình tại đây chủ yếu là đồng bằng, có độ cao trung bình từ 0,5 đến 2 mét so với mực nước biển. Hậu Giang có nhiều dòng sông chảy qua, tạo thành một mạng lưới sông ngòi phong phú.

Sóc Trăng - Bản đồ miền Tây

Tỉnh Sóc Trăng có diện tích 3.298,2 km², nằm giữa tọa độ 9°12’ - 9°56’ vĩ Bắc và 105°33’ - 106°23’ kinh Đông. Tỉnh Sóc Trăng tiếp giáp phía Nam sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km.

Các mặt của Sóc Trăng giáp:

Tỉnh Sóc Trăng - Bản đồ miền Tây

Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính: Thành phố Sóc Trăng, thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu, huyện Long Phú, huyện Thạnh Trị, huyện Cù Lao Dung, huyện Châu Thành, huyện Trần Đề, huyện Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Tú và huyện Kế Sách.

Địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông, thấp dần vào trong trung tâm. Độ cao đất từ 0,4 - 1,5m.

Bạc Liêu

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu là hơn 2.667,88 km². Tỉnh này nằm ở tọa độ từ 9000’00’’ đến 9037’30’’ vĩ độ Bắc và từ 105015’00’’ đến 105052’30’’ kinh độ Đông và cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km.

Các mặt của Bạc Liêu giáp:

Tỉnh Sóc Trăng - Bản đồ miền Tây

Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai, huyện Hồng Dân, huyện Vĩnh Lợi, huyện Hoà Bình, huyện Đông Hải, huyện Phước Long.

Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình từ 80 cm đến 150 cm so với mặt biển. Địa hình nghiêng nhẹ từ đông bắc xuống tây nam. Hệ thống sông rạch và kênh đào tại khu vực này chằng chịt.

Kiên Giang - Bản đồ Miền Tây

Kiên Giang nằm phía Tây Nam của Việt Nam, lãnh thổ gồm 2 phần: đất liền và hải đảo. Tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích hơn 6.352,02 km². Phần đất liền của tỉnh này nằm trong tọa độ từ 104°26’40 - 105°32’40 kinh độ Đông đến 9°23’50 - 10°32’30 vĩ độ Bắc.

Các mặt của Kiên Giang giáp:

Tỉnh Kiên Giang - Bản đồ miền Tây

Tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Hà Tiên, thành phố Rạch Giá, huyện Kiên Lương, huyện U Minh Thượng, huyện An Biên, huyện Giang Thành, huyện Gò Quao, huyện đảo Phú Quốc, huyện Giồng Riềng, huyện Hòn Đất, huyện đảo Kiên Hải, huyện Châu Thành, huyện Tân Hiệp, huyện Vĩnh Thuận, huyện An Min.

Kiên Giang có đa dạng với các loại đất như đất phù sa, đất sét, đất cát và đất đỏ. Tỉnh này có nhiều đảo, địa hình xen kẽ đồi núi, đồng bằng, đầm lầy, rừng, suối, sông, kênh và vịnh.

Bản đồ miền Tây - Cà Mau

Tỉnh Cà Mau có diện tích đất hơn 5.274,51 km², nằm trong tọa độ từ 8°34′ - 9°33′ vĩ Bắc và 105°25′ - 104°43′ kinh Đông.

Các mặt của Cà Mau giáp:

Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Cà Mau, huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển, huyện Thới Bình, huyện Cái Nước, huyện Phú Tân, huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời, huyện Đầm Dơi.

Tỉnh Cà Mau - Bản đồ miền Tây

Địa hình Cà Mau đa phần là đồng bằng ven biển, với độ cao trung bình từ 0,5 - 1,5 mét so với mực nước biển. Đất tại đây được tạo thành từ bùn và đất phù sa, có màu đen và mùi tanh do chứa nhiều thành phần hữu cơ. Các hệ thống sông ngòi đan xen nhau tạo thành một mạng lưới phức tạp.

Vừa rồi là thông tin và hình ảnh về bản đồ miền Tây tổng hợp và bản đồ chi tiết 13 tỉnh thành. Hy vọng bài viết trên của Replus đã giúp bạn biết được thêm những kiến thức về vị trí địa lý và địa hình của những tỉnh miền Tây mà bạn đang tìm hiểu.

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cac-tinh-mien-tay-a68935.html