Việt Nam đang ở đâu trong chu kỳ kinh tế?

>>Chính sách tiền tệ "chuyển trạng thái" phục vụ mục tiêu tăng trưởng

Việc xác định đang ở chu kì nào và thời điểm giao thoa của chu kì kinh tế rất khó, không có dấu hiệu nhận biết rõ rệt.

Việc xác định nền kinh tế đang ở chu kì nào và ở đâu trong chu kỳ đó, rất quan trọng đối với dòng vốn và các nhà đầu tư. Ảnh minh họa

Nền kinh tế thị trường đặc trưng có tính chu kỳ, trong đó các hoạt động kinh tế cứ lập đi lập lại quá trình từ suy giảm đến tăng trưởng. Theo đó, một chu kỳ kinh tế có thể được chia làm 4 giai đoạn chính với các đặc trưng khác nhau như sau:

Dù có những đặc trưng rõ ràng đối với mỗi giai đoạn, chu kỳ kinh tế không mang tính quy luật. Không có chu kỳ nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế mà chúng ta chỉ có thể nhận diện nền kinh tế đang ở giai đoạn nào dựa vào các đặc trưng của nó dựa vào các thông số kinh tế và các chính sách tài khóa và tiền tệ.

Thị trường chứng khoán (TTCK) được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế (leading indicator). Do đó, thị trường phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư về sự tăng trưởng hay đi xuống của nền kinh tế và thường đi trước chu kỳ của các hoạt động kinh tế. Theo một thống kê của Fidelity từ 1965 đến nay, thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nhất trong giai đoạn mới phục hồi (early recovery) và giảm mạnh nhất đầu suy thoái (recession).

Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, thị trường chứng khoán thường tạo đáy trước. Và chứng khoán sẽ tăng trưởng mạnh nhất vào giai đoạn phục hồi (early recover) nên sẽ là cơ hội đầu tư tốt nhất.

>>Chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ nhiều "đất" triển khai

Vậy TTCK đang ở giai đoạn (phase) nào?

Sau khi thị trường chứng khoán điều chỉnh từ giữa 2022 tới nay, cũng như GDP giảm mạnh trong Q4/2022 tới Q2/ 2023, FIDT cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trong giai đoạn phục hồi (Recovery). Và ở đây chúng ta sẽ thấy có một sự lệch chu kỳ giữa các nước phát triển đang ở cuối giai đoạn phát triển với nguy cơ suy thoái là rất lớn.

Chúng tôi nhận thấy sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam dựa vào các dấu hiệu sau đây.

Thứ nhất, GDP tăng trưởng chậm dưới mức tiềm năng trong quý 1 và đang có những dấu hiệu phục hồi trong quý 2. Kỳ vọng sự phục hồi sẽ mạnh mẽ hơn trong 2 quý cuối năm.

Thứ hai, Chính sách tiền tệ đảo chiều mạnh mẽ kết hợp với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách và chính sách tài khóa

Những tín hiệu phục hồi thường đi kèm với việc NHTW hạ lãi suất và đảo chiều mạnh mẽ chính sách sang hỗ trợ nền kinh tế. Tại Việt Nam, thì chỉ trong hơn 3 tháng NHNN đã thực hiện 4 lần giảm các mức lãi suất điều hành và đang ở mức hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế. FIDT kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ mãnh mẽ nền kinh tế trong nửa cuối 2023.

Ngoài ra, chính sách tài khóa được Chính phủ thực hiện mạnh với nhiều công cụ như đẩy mạnh đầu tư công, giảm thuế VAT và một số thuế khác để kích thích tiêu dùng và giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ vẫn đang tập trung gỡ khó cho thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Thứ ba, Lạm phát hạ nhiệt hỗ trợ việc kích thích nền kinh tế: Lạm phát hạ nhiệt liên tiếp trong nhiều tháng và hiện được đánh giá là dễ dàng đạt mục tiêu Quốc hội giao. Trong khi đó GDP thấp hơn mức mục tiêu được giao 6,5% khá xa nên khá phù hợp cho các chính sách tiền tệ, tài khóa tiếp tục kéo dài.

“Cầm cương” lạm phát để ổn định nền kinh tế

Đây là những lý do chúng tôi xác định được giai đoạn phục hồi của Việt Nam.

Ở thời kỳ bắt đầu phục hồi, hầu hết cổ phiếu hay các nhóm ngành sẽ phục hồi mà nhà đầu tư đã chứng kiến trong nửa đầu năm. Chúng tôi cho rằng sự phục hồi của chứng khoán vẫn tiếp diễn nhưng sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm ngành.

Chúng tôi đánh giá trong giai đoạn sắp tới, nhà đầu tư nên chú ý vào các nhóm ngành sau, bao gồm: Tài chính (Ngân hàng, Chứng khoán), Bất động sản (Dân sinh, Khu công nghiệp), Tiêu dùng không thiết yếu (Bán lẻ ICT).

Có thể bạn quan tâm

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/nuoc-ta-dang-o-giai-doan-phat-trien-nao-duoi-day-a68058.html