Hoạt động thần kinh cấp cao ở người gồm các phản xạ có điều kiện, sự hình thành tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng.
Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện
Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện
- Phản xạ có điều kiện được hình thành từ rất sớm ở trẻ mới sinh. Trẻ càng lớn số lượng phản xạ càng nhiều, càng phức tạp.
- Ức chế phản xạ có điều kiện xảy ra nếu phản xạ đó không còn cần thiết đối với đời sống.
- Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện là hai quá trình thuận nghịch, liên hệ mật thiết với nhau, giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
- Là cơ sở hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa.
Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao
Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi
kinh nghiệm
- Tiếng nói và chữ viết giúp ta mô tả các sự vật, trình bày các hiện tượng mà không cần có sự vật cũng làm người nghe, người đọc tưởng tượng ra được. Nói cách khác, tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai, gây ra các phản xạ thần kinh cấp cao.
- Ví dụ: nói đến “quả dưa hấu” ta có thể hình dung ra hình dạng quả, vị ngọt của quả nếu đã từng ăn.
- Tiếng nói và chữ viết giúp con người trao đổi kinh nghiệm trong đời sống, lao động sản xuất và kinh nghiệm đời này truyền sang cho đời sau, dân tộc này truyền sang dân tộc khác. Từ đó các kinh nghiệm tích lũy ngày càng nhiều và trở thành kho tàng quý báu của nhân loại.
Tư duy trừu tượng
- Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hóa thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ.
- Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa là cơ sở tư duy chỉ có ở người.
Câu 1: Tư duy trừu tượng là gì?
Câu 2: Nêu ví dụ chứng minh tiếng nói hoặc chữ viết là cơ sở gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
Câu 3: Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người giống và khác với động vật ở những điểm nào?
ĐÁP ÁNCâu 1: Hướng dẫn trả lời:
- Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hóa thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ.
- Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa là cơ sở tư duy chỉ có ở người.
Câu 2: Hướng dẫn trả lời:
Khi nói đến “quả chanh” ta có thể hình dung ra quả chanh tươi và vị chua của nó, sau đó, có thể hình thành phản xạ tiết nước bọt.
Câu 3: Hướng dẫn trả lời:
- Giống nhau về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện và ý nghĩa của chúng đối với đời sống.
- Khác nhau về số lượng phản xạ và mức độ phức tạp của phản xạ.
Câu 1. Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm
Câu 2. Khả năng tư duy trừu tượng gặp ở
Câu 3. Phản xạ có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai là
Câu 4. Cơ sở hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa là
Câu 5. Nhận định nào dưới đây là sai?
Câu 1. Đáp án: D
Hướng dẫn trả lời:
Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm tiếng nói và chữ viết.
Đáp án A, B, C sai.
Câu 2. Đáp án: D
Hướng dẫn trả lời:
Khả năng tư duy trừu tượng chỉ con người mới có.
Đáp án A, B, C sai.
Câu 3. Đáp án: A
Hướng dẫn trả lời:
Phản xạ tiết nước bọt khi nghe nói về “quả chanh” có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai.
Đáp án B, C, D sai vì đều là phản xạ không điều kiện và không có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai.
Câu 4. Đáp án: B
Hướng dẫn trả lời:
Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện là cơ sở hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa.
Đáp án A, C, D sai.
Câu 5. Đáp án: D
Hướng dẫn trả lời:
Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở con người.
Đáp án A, B, C sai vì đều là các nhận định đúng.
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: ĐỖ THU HIỀN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS - THPT NGUYỄN KHUYẾN BÌNH DƯƠNG (HỆ THỐNG TRƯỜNG NGUYỄN KHUYẾN)
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/hoat-dong-than-kinh-cap-cao-o-nguoi-a67594.html