Thường biến và đột biến là một nội dung được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu nhằm có thêm các kiến thức sinh học áp dụng trong cuộc sống và học tập.
Chúng tôi sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ về vấn đề thường biến và đột biến thông qua bài viết Phân biệt thường biến và đột biến.
Thường biến chính là những biến đổi dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường ở dạng kiểu hình phát sinh trong đời cá thể. Sự biến đổi của thường biến phụ thuộc vào môi trường lẫn kiểu gen. Tuy nhiên trên thực tế yếu tế về kiểu gen không ảnh hưởng quá nhiều đến sự biến đổi và được xem như không biến đổi. Chính vì vậy có thể khẳng định thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Thường biến chỉ biến đổi về kiểu hình và không biến đổi kiểu gen, thường biến không di truyền từ thế hệ bố mẹ sang các đời sau.
Thường biến là kiểu biến đổi không gây ảnh hưởng đến chất lượng của cá thể, nó chỉ tác động đến kiểu hình bên ngoài. Nhờ vậy mà thường biến giúp các loại sinh vật thích nghi và thay đổi phù hợp với từng dạng môi trường. Đây là kiểu biến đổi có lợi đối với cả thực vật lẫn các loài động vật. Biến đổi thường biến mang đến các ưu điểm và lợi ích hơn so với đột biến gây thay đổi gen.
Thường biến giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình, đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kỳ của môi trường.Giúp sinh vật thích nghi thụ động trước biến đổi của điều kiện môi trường, thường biến không có khả năng di truyền nên không phải là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa, thường biến có ý nghĩa gián tiếp cho chọn lọc tự nhiên.
Nguyên nhân của thường biến là do các rối loạn các quá trình sinh lí sinh hóa trong tế bào. Điều này dẫn đến sự thay đổi của điều kiện môi trường.
Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (DNA, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.
Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột, riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ thể sống trong điều kiện tự nhiên. Đa số là đột biến gen là đột biến lặn và có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống, còn có những đột biến không có hại cũng không có lợi cho cơ thể mang đột biến.
Nguyên nhân dẫn đến đột biến: Trong điều kiện tự nhiên, đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hường phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.Bên cạnh đó nguyên nhân gây ra đột biến còn do tác nhân tạo bằng tác nhân vật lí hoặc hoá học.
Căn cứ vào tính chất xuất hiện đột biến, có thể phân chia thành các dạng như sau:
Đột biến gen (là những biến đổi trong cấu trúc của gen gồm các dạng như mất, thêm, thay thế cặp nucleotide). Nếu đột biến liên quan đến 1 cặp nucleotide thì gọi là đột biến điểm.Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:
Đối với tiến hóa:Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật tạo nên nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
Đối với thực tiễn:Đột biến gen cũng cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống. Vì vậy, ở một số đối tượng như vi sinh vật và thực vật, các nhà khoa học thường chủ động sử dụng các tác nhân đột biến để tạo ra các giống mới.
Đột biến nhiễm sắc thể, gồm: đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) và đột biến số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội, đa bội).Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm rối loạn sự liên kết của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử dẫn đến biến đổi kiểu gen và kiểu hình.
+ Là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).
+ Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh.
+ Không di truyền được.
+ Có lợi.
+ Không là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.
+ Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (DNA, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất ở tế bào và cơ thể.
+ Biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến biến đổi kiểu hình.
+ Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.
+ Di truyền cho thế hệ sau.
+ Đa số có hại, có khi có lợi.
+ Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Phân biệt thường biến và đột biến. Từ những nội dung trên có thể thấy rằng những kiến thức sinh học rất ý nghĩa và nhờ đó mà con người chúng ta đã ứng dụng vào cuộc sống. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/phan-biet-thuong-bien-voi-dot-bien-a67252.html