Sử quân tử

Tên thường gọi: Sử quân tử

Tên gọi khác: Quả giun/ nấc, sử quân tử nhân, sách tử quả, sử quân nhục, đông quân tử, binh cam tử, lựu cầu tử, mác giáo giun,…

Tên khoa học: Quisqualis indica L.

Họ: Bàng (danh pháp khoa học: Combretaceae)

Tổng quan

Tìm hiểu chung về sử quân tử

Sử quân tử là loại cây leo, sống bám vào hàng rào hoặc các cây khác. Chúng mọc hoang và phân bố nhiều ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta. Nhiều gia đình trồng loại cây này để làm cảnh vì chúng tươi tốt quanh năm và cho ra hoa màu sắc đẹp.

Cây sử quân tử còn nổi bật với những đặc điểm sau đây:

Bộ phận dùng của sử quân tử

Quả chín và khô của cây được sử dụng để làm thuốc.

Thu hái và sơ chế

Quả thường được thu hái vào tháng 9 - 10 hoặc vào mùa đông. Khi thu hái, chọn quả đã già và phải hái khi trời khô ráo. Sau khi thu hái về, phơi khô và đập vỏ, lấy nhân bên trong. Tiếp tục phơi khô hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 50 - 60 độ C cho đến khi nhân khô hoàn toàn.

Sử quân tử cũng được sơ chế theo những cách sau đây:

Lưu ý: Loại dược liệu này rất dễ ẩm mốc và mối mọt, vì vậy, cần bảo quản ở nơi thoáng mát, kín đáo và khô ráo. Thỉnh thoảng, nên đem ra phơi khô để tránh ẩm mốc và mối mọt.

Thành phần hóa học trong sử quân tử

thành phần sử quân tử

Trong sử quân tử có chứa các thành phần hóa học như:

Tác dụng, công dụng

Sử quân tử có những công dụng gì?

Sử quân tử là loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm giun kim, giun đũa, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và giảm đau nhức răng.

Theo Đông y, sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, quy kinh tỳ và vị, có tác dụng trừ thấp nhiệt, kiện tỳ vị, tiêu thực, sát trùng, tiêu tích, trị chứng cam của trẻ em. Loại dược liệu này được chỉ định trong điều trị: ngứa do các bệnh về da, tiêu chảy, lỵ, tiểu tiện đục, nhiễm giun đũa, giun kim, đau bụng giun, đau răng, ăn không tiêu, trùng tích, cam tích, làm thuốc bổ cho trẻ em xanh xao, gầy còm, giảm nấc…

Theo y học hiện đại, cây sử quân tử có tác dụng:

Liều dùng

Liều dùng thông thường của sử quân tử là bao nhiêu?

liều dùng, cách dùng sử quân tử

Sử quân tử được dùng ở nhiều dạng khác nhau như dạng thuốc sắc, viên hoàn, làm bánh, ăn trực tiếp,… Liều dùng trung bình từ 10 - 16g/ ngày.

Liều dùng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Một số bài thuốc có sử quân tử

Sử quân tử được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

Trị cam tích và nhiễm giun sán

Trị ngứa, lở ở mặt và đầu

Trị đau nhức răng

Trị cam tích và tỳ hư

Trị cam tích, tiêu chảy, ăn uống kém, đầy bụng

Trị táo bón, nhiễm sán và giun kim

Trị giun

Trị nhiễm giun, chân tay phù, hư thũng mặt ở trẻ nhỏ

Kích thích tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Lưu ý, thận trọng khi dùng

Khi dùng sử quân tử, bạn nên lưu ý những gì?

lưu ý khi dùng sử quân tử

Trước khi dùng, bạn nên lưu ý rằng:

Dược liệu sử quân tử có thể điều trị chứng nhiễm giun sán và cam tích. Tuy nhiên nếu thiếu thận trọng hoặc khi sử dụng quá liều, bạn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa,…

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng nếu:

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng sử quân tử với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng.

Tương tác có thể xảy ra với sử quân tử

Sử quân tử có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

[embed-health-tool-bmi]

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/su-quan-tu-a65847.html