Hóa Biểu Trong Âm Nhạc Là Gì? Có Mấy Loại Dấu Hóa?

Hóa biểu trong bản nhạc

Hoá biểu hay còn gọi là dấu hoá, tên tiếng Anh là Key Signature là một bộ các kí hiệu thăng, giáng đặt cùng nhau và được viết theo thứ tự ngay đầu khuông nhạc sau khoá nhạc. Hoá biểu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ nốt nhạc với khoảng cách nửa cung.

Nguồn: https://www.musictheory.net

Có 3 lọai dấu hoá: ( Accidentals)

1/ Dấu thăng: có hình dáng giống kí hiệu trên điện thoại của bạn, dùng để nâng cao độ của nốt nhạc lên nửa cung.

2/ Dấu giáng: có hình dáng , dùng để giảm cao độ của nốt nhạc xuống nửa cung.

3/ Dấu bình: có hình dáng , dùng để huỷ bỏ hiệu lực của dấu thăng và dấu giáng, trả về cao độ bình thường của nốt nhạc.

Ngoài ra còn có dấu thăng kép (x) nâng cao độ nốt nhạc lên một cung và dấu giáng kép (♭♭) giảm cao độ của nốt nhạc xuống một cung.

Dựa vào vị trí của dấu hoá có thể chia làm 2 loại:

1. Dấu hoá theo khoá (dấu hoá cố định) đứng sau khoá nhạc, viết ở đầu khuông nhạc. Bộ dấu hoá ở vị trí này sẽ làm thay đổi cao độ của tất cả các nốt mang tên dấu hoá đó.

Ví dụ: Dấu thăng trong hình ở vị trí nốt Fa và Đô => Tất cả các nốt Fa và Đô có trong bản nhạc phải nâng cao độ lên nửa cung.

Ví dụ: Dấu giáng trong hình ở vị trí nốt Si => Tất cả các nốt Si có trong bản nhạc phải giảm cao độ xuống nửa cung.

Trình tự dấu thăng theo vòng quãng 5 đi lên: Fa - Đô - Sol - Rê - La - Mi - Si

Trình tự dấu giáng theo vòng quãng 5 đi xuống: Si - Mi - La - Rê - Sol - Đô - Fa

Cho nên khi ta có: 1 dấu thăng => Fa#

2 dấu thăng => Fa# Đô#

3 dấu thăng => Fa# Đô# Sol#

1 dấu giáng => Si

2 dấu giáng => Si Mi

3 dấu giáng => Si Mi La

2. Dấu hoá bất thường chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc, được đặt ngay trước nốt nhạc và có ảnh hưởng trực tiếp lên nốt nhạc đó trở về sau trong phạm vi 1 ô nhịp mà thôi, sang ô nhịp sau dấu hoá bất thường sẽ không còn hiệu lực.

Nguồn: http://bestbuy-violin.blogspot.com

Ví dụ: Dấu hoá bất thường trong khuông nhạc là dấu giáng nằm ngay vị trí nốt Si nên chỉ có hiệu lực với các nốt Si và lưu ý chỉ từ nốt Si đó trở về sau trong ô nhịp mà thôi.

Tham khảo thêm các khóa học tại Học viện âm nhạc SEAMI giúp nâng cao kiến thức lẫn kỹ thuật.

Người viết: Nguyễn Oanh

Nguồn tham khảo:

http://hocorgan.com/bai-13-dau-hoa/

http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh_1kyhieuamnhac.htm

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/hoa-bieu-la-gi-a65587.html