Chứng chỉ chuyên ngành kế toán CPA có uy tín và được đánh giá cao trong ngành tài chính kế toán, kiểm toán. Chứng chỉ này đòi hỏi mỗi người phải có nền tảng kiến thức sâu rộng cùng kinh nghiệm thực tiễn dày dạn. Đây cũng là công cụ giúp ứng viên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng, tạo ra cơ hội việc làm và thăng tiến trong sự nghiệp.
CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ dùng để chỉ những chuyên gia kế toán đã đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm được chứng nhận trên toàn cầu, do Bộ Tài chính cấp. Chứng chỉ này là minh chứng về một cố vấn tài chính chuyên nghiệp, được các doanh nghiệp, tổ chức săn đón.
Hiện nay, chứng chỉ CPA được nhiều nước trên thế giới công nhận, mỗi quốc gia sẽ có những đặc điểm khác nhau. Điển hình là CPA Việt Nam và CPA Úc, nếu CPA của Việt Nam được Bộ Tài chính tổ chức thi và cấp bằng kèm nhiều điều kiện khác thì CPA của Úc lại do Hội Kế toán công chức Úc tổ chức và cấp bằng.
CPA đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp của mỗi người. Điều quan trọng là mỗi người cần nhận ra rằng, sự học không kết thúc ở trường học, đó thực sự chỉ là khởi đầu cho cam kết cả đời đối với việc giáo dục và phát triển liên tục.
Chứng chỉ CPA là chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp, sự uy tín của CPA mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp thú vị như:
CPA là chứng chỉ minh chứng cho năng lực và kỹ năng vững chắc của một kế toán - kiểm toán viên chuyên nghiệp, những người sở hữu CPA có thể nâng cao thương hiệu của bản thân và chứng tỏ năng lực với xã hội. Là một kế toán sở hữu CPA, chức năng của họ có thể bao gồm:
Bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện dự thi và một số quy định chung.
Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc quản lý, thi cử cũng như cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán, những người tham dự kỳ thi chứng chỉ kế toán CPA cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Chứng chỉ CPA Việt Nam được công nhận tại Việt Nam và đang được công nhận từng phần tại Úc, cụ thể là được miễn 3/12 môn thi CPA Úc. Sở hữu chứng chỉ này giúp mỗi cá nhân có nhiều cơ hội hơn để trở thành kiểm toán viên, đồng thời khẳng định được vị thế trong khối Asean và Úc.
Chứng chỉ kế toán viên bao gồm 4 môn thi viết, 1 môn làm trong 180 phút:
Chứng chỉ kiểm toán viên có tổng 7 môn thi viết, 1 môn 180 phút
Với tất cả các môn thi trừ môn ngoại ngữ, người dự thi phải thực hiện một bài viết trong vòng 190 phút. Đối với môn thi ngoại ngữ, người dự thi phải thực hiện bài thi viết trong vòng 120 phút.
Thông thường, kỳ thi chứng chỉ CPA Việt Nam được Bộ Tài chính tổ chức thi mỗi năm một lần vào quý 3 hoặc quý 4. Hội đồng thi sẽ thông báo chính thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm thi cùng các thông tin cần thiết khác ít nhất trước 36 ngày.
Trong thời hạn chậm nhất là 36 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn và thông báo cho tất cả các thí sinh. Trong trường hợp đặc biệt, nếu cần kéo dài thời gian công bố kết quả thì Chủ tịch Hội đồng sẽ quyết định tuy nhiên không được kéo dài quá 30 ngày.
Mỗi năm, trung bình có khoảng 4000 - 5000 người đăng ký thi chứng chỉ CPA. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 10% đạt tiêu chuẩn. Với những điều kiện khắt khe cũng như quá trình thi nhiều thử thách, tỷ lệ đậu khá thấp. Người đủ điều kiện để nhận chứng chỉ CPA phải đạt được tổng là 38 điểm trở lên cho 6 môn thi (không bao gồm ngoại ngữ). Đồng thời, các môn thi phải đạt từ 5 điểm trở lên.
Theo Thông tư mới số 296/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016, chứng chỉ đăng ký hành nghề kế toán CPA có thời hạn tối đa là 60 tháng (tương đương với 5 năm), nhưng không được quá ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có hiệu lực.
Không có kỹ năng cố định nào mà tất cả các CPA đều sở hữu. Tuy nhiên, một số kỹ năng dưới đây rất quan trọng cho một CPA thành công:
Kiến thức kỹ thuật sâu rộng nhằm thực hiện nhiệm vụ công việc một cách hiệu quả. Chúng bao gồm phần mềm kế toán giúp tiết kiệm thời gian, khả năng cập nhật các phần mềm mới hữu ích. Bên cạnh đó, là một kế toán hiện đại, mỗi cá nhân cũng cần các kỹ năng kỹ thuật mới như phân tích thống kê, khai thác dữ liệu,...
Kỹ năng tổ chức tốt hỗ trợ chuẩn bị các báo cáo một cách chính xác, sắp xếp tài liệu và theo dõi các thời hạn quan trọng đối với việc khai thuế, kiểm toán và các nhiệm vụ quan trọng. Kế toán viên thường có nhiều dự án cùng lúc, vì vậy việc tổ chức, sắp xếp công việc một cách có hệ thống là rất cần thiết.
Là một CPA, mỗi người sẽ phải có khả năng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và một tư duy phản biện xuất sắc. CPA phải có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá kỹ lưỡng, sau đó đặt nó vào ngữ cảnh để đưa ra đề xuất hợp lý và đáng tin cậy.
Giải quyết vấn đề là một phần quan trọng của việc trở thành CPA. Mỗi người cần chịu trách nhiệm tìm giải pháp cho các vấn đề phức tạp và phát triển các chiến lược giải quyết những vấn đề có thể gặp phải về thuế hoặc thông lệ kinh doanh.
Là một CPA cần phải có khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với người khác, cả bằng văn bản và lời nói. Kỹ năng này rất cần thiết cho bất kỳ CPA nào làm việc với đồng nghiệp, quản lý, nhân viên hoặc trực tiếp với khách hàng.
Cần duy trì tính chính xác và tỉ mỉ trong công việc. Mọi phần công việc của kế toán đều có hậu quả tài chính với doanh nghiệp hoặc khách hàng, vì vậy độ chính xác là rất quan trọng. Chẳng hạn công ty có thể mất tiền nếu một kế toán viên cộng sai số liệu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo sai cũng có thể bị phạt tiền.
Kỹ năng này mang lại lợi ích cho sự nghiệp kế toán, giúp kế toán viên dễ dàng phát hiện ra các vấn đề với hồ sơ hoặc quy trình tài chính nhanh hơn nhiều.
Hiểu cách thức hoạt động của các doanh nghiệp là rất quan trọng khi làm CPA trong bất kỳ ngành nào. Kế toán viên cần hiểu các nguyên tắc và chiến lược kinh doanh cơ bản để tư vấn cho ban lãnh đạo về việc các quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty như thế nào.
Nếu đang muốn đưa sự nghiệp kế toán của mình lên một tầm cao mới, thì CPA là một chứng chỉ cần thiết. Kiếm được chứng chỉ CPA tốn nhiều thời gian, quá trình thi rất khó khăn. Tuy nhiên, những người có chứng chỉ CPA kiếm được trung bình nhiều hơn 25% so với những kế toán viên không có CPA, cơ hội thăng tiến cũng cao hơn.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/chung-chi-hanh-nghe-ke-toan-la-gi-a65441.html