Muốn theo đuổi ngành Logistics và hạ tầng giao thông cần có tố chất gì?

Muốn theo đuổi ngành Logistics và hạ tầng giao thông cần có tố chất gì?

GDVN. Logistics và hạ tầng giao thông đang là một trong những ngành học ‘hot’, thu hút đông đảo sự quan tâm của thí sinh.

Với truyền thống gần 80 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải là một trong những cơ sở đào tạo lớn và uy tín, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải có sứ mạng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển của ngành giao thông vận tải và của đất nước. Hiện trường có 3 trụ sở tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.

Thực hiện triết lý giáo dụThực hiện c “Ứng dụng - Thực học - Thực nghiệp”, các chương trình đào tạo của trường đều được xây dựng gắn liền với nhu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo s.png

Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải đào tạo đa dạng các ngành nghề như các ngành về công nghệ đường bộ cao tốc, công nghệ đường sắt, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, công nghệ BIM trong xây dựng công trình, giao thông thông minh, công nghệ vi mạch bán dẫn,...

Trong đó, liên quan đến ngành học về logistics, hiện chuyên ngành logistics và hạ tầng giao thông (chuyên ngành thuộc ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng) đang là một trong những ngành học ‘hot’, thu hút đông đảo sự quan tâm của thí sinh.

Nỗ lực cải thiện đời sống, đảm bảo quyền lợi nhà giáo (1).png

Nhằm tìm hiểu rõ hơn về ngành học này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trương Thị Mỹ Thanh - Trưởng Bộ môn Quy hoạch và giao thông đô thị, Khoa Công trình, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải.

Theo Tiến sĩ Thanh, thuật ngữ logistics được hiểu là hoạt động theo chuỗi dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng. Lĩnh vực này liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, tư vấn (hải quan, thuế, bảo hiểm…), xuất nhập khẩu - thương mại, kênh phân phối, bán lẻ…

eb0c4a6713eebeb0e7ff.jpg
Tiến sĩ Trương Thị Mỹ Thanh - Trưởng Bộ môn Quy hoạch và giao thông đô thị, Khoa Công trình, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. Ảnh: NVCC

Hiện nay, một trong những thách thức lớn trong phát triển logistics ở Việt Nam nói riêng và đa số các quốc gia đang phát triển nói chung là chi phí logistics lớn.

Theo tính toán của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 - 17% GDP, cao hơn nhiều so với bình quân chung 10,6% của thế giới. Cụ thể, chi phí logistics của một số nước khác như sau: Mỹ 8,2%, Trung Quốc 14,5%, Malaysia 13%, Philippine 13%, Thái Lan 15% và Singapore 8,5% (thống kê của tổ chức nghiên cứu quốc tế Armstrong & Associates, Inc. (Mỹ) công bố vào tháng 2/2018).

Lý giải về nguyên nhân làm tăng chi phí logistics ở Việt Nam, Tiến sĩ Thanh cho biết một trong các yếu tố chính là do chi phí vận tải cao (chiếm tới 70% chi phí). Theo đó, hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, tính kết nối còn hạn chế giữa vận tải đường biển, đường sắt và đường bộ, thiếu trung tâm logistics cấp quốc gia,... là nguyên nhân dẫn đến chi phí vận tải còn cao.

“Nhận thấy khoảng trống này, bắt đầu từ năm học 2022-2023, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đã thực hiện tuyển sinh chuyên ngành Logistics và hạ tầng giao thông trình độ đại học, nhằm mục tiêu đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực về hạ tầng logistics tại Việt Nam. Đây được xem là một trong số những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện hạ tầng logistics trong tương lai”, Tiến sĩ Thanh chia sẻ.

Sinh viên chuyên ngành Logistics và Hạ tầng giao thông, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải tham quan trải nghiệm thực tế tại Cảng Hải Phòng, chi nhánh Cảng Tân Vũ. Ảnh: NTCC

Theo Tiến sĩ Thanh, một trong những thế mạnh quan trọng của Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải trong đào tạo ngành này là có truyền thống đào tạo về các mảng công trình, vận tải,... đây cũng chính là khoảng trống lớn nhất trong phát triển logistics hiện nay (hạ tầng giao thông vận tải).

Bên cạnh đó, nhà trường cũng đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp không ngừng các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin cùng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học. Đặc biệt, mạng lưới kết nối doanh nghiệp đa dạng tạo môi trường thực hành, thực tập cho sinh viên.

Chương trình đào tạo ngành logistics và hạ tầng giao thông tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải được thiết kế theo hướng tập trung phát triển toàn diện cho sinh viên thông qua các khối kiến thức.

Cụ thể, ngoài kiến thức giáo dục đại cương, sinh viên được trang bị chuyên sâu với khối kiến thức cơ sở ngành, phân bổ hài hoà giữa khối kiến thức kinh tế - dịch vụ logistics, kiến thức về quy hoạch và tổ chức mạng lưới hạ tầng logistics, và nhóm kiến thức về công nghệ thông tin. Để tiếp tục hoàn thiện chuyên môn, phần kiến thức chuyên ngành cung cấp cho sinh viên những nội dung chuyên sâu về dự báo nhu cầu logistics, các thành phần của hạ tầng logistics từ thiết kế tới tổ chức khai thác - vận hành; các kiến thức liên quan đến quản trị logistics - quản trị marketing dịch vụ - quản trị kho hàng.

Bên cạnh đó, thông qua các đồ án môn học, sinh viên được áp dụng kiến thức lý thuyết giải quyết vấn đề thực tiễn của môn học. Cuối cùng, các kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng giao thông thông minh trong vận tải hàng hoá cũng được trang bị giúp sinh viên cập nhật những tiến bộ công nghệ để giải quyết những vấn đề kỹ thuật và quản lý trong dịch vụ logistics và hạ tầng logistics.

g(2).jpg
Sinh viên chuyên ngành Logistics và Hạ tầng giao thông được quan sát và tìm hiểu về hệ thống SmartGate - ứng dụng công nghệ hiện đại tại Cảng Tân Vũ. Ảnh: NTCC
Nỗ lực cải thiện đời sống, đảm bảo quyền lợi nhà giáo (3).png

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành logistics ở nước ta cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, trong đó có khoảng 200.000 nhân lực chất lượng cao, có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp từ các đơn vị đào tạo chỉ có 2.500 sinh viên, học viên mỗi năm.

Theo đó, cô Thanh khẳng định cơ hội việc làm với người học về logistics rất rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân và công ty đa quốc gia, tổ chức dịch vụ logistics và hạ tầng giao thông, tổ chức điều hành chuỗi vận tải hàng hóa, hay giảng dạy, nghiên cứu tại các trường học,...

Thông tin về mức thu nhập, Tiến sĩ Thanh cho biết tùy theo vị trí và tính chất doanh nghiệp, cơ quan nơi làm việc, mức lương có thể dao động từ 10-15 triệu đồng tới con số ngàn USD.

Cụ thể, liên quan đến logistics, có 3 mảng lĩnh vực hoạt động nhiều nhất là mảng vận tải, kho bãi và xuất nhập khẩu. Nếu làm việc liên quan đến mảng xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài,... mức lương có thể lên tới ngàn USD.

Ngoài ra, mức lương trung bình với tân cử nhân ngành này dao động khoảng 10-15 triệu đồng/tháng. Sau thời gian tích lũy kinh nghiệm, mức lương có thể tăng lên 20-30 triệu đồng.

Sinh viên chuyên ngành Logistics và Hạ tầng giao thông thăm quan cầu tàu và được giới thiệu về quy trình xếp dỡ hàng hoá nhập khẩu tại Cảng Tân Vũ. Ảnh: NTCC

Dành lời khuyên cho các thí sinh muốn theo đuổi ngành học về logistics, Tiến sĩ Thanh nhấn mạnh trước tiên thí sinh cần có học lực tốt vì tính chất công việc yêu cầu kiến thức liên ngành từ vận tải, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh,...

“Công việc liên quan đến logistics thực tế khá vất vả với tính chất di chuyển nhiều. Do đó, muốn theo đuổi ngành này, người học cần chuẩn bị sẵn sức khỏe, sẵn sàng di chuyển, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực quy hoạch mạng lưới và quản lý khai thác hạ tầng logistics,...

Bên cạnh đó, theo phản hồi từ phía các doanh nghiệp, ngoài các kiến thức chuyên môn, sinh viên học về logistics nên trang bị thêm kiến thức ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh để tăng cơ hội trong nghề nghiệp”, Tiến sĩ Thanh chia sẻ thêm.

Liên quan đến logistics, hiện Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải đang đào tạo các ngành/chuyên ngành như sau: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Logistics và vận tải đa phương thức, Logistics và hạ tầng giao thông.

Trong đó, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn là ngành học có điểm đầu vào cao nhất trường. Cụ thể, năm 2023, điểm chuẩn ngành này là 24,12 điểm. Logistics và vận tải đa phương thức lấy 23,60 điểm và ngành Logistics và hạ tầng giao thông lấy điểm chuẩn 23,15 điểm.

Theo giaoduc.net.vn

Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/logistics-dai-hoc-giao-thong-van-tai-a65401.html