Bạn biết đó, Tiếng Việt phong phú, đa dạng, hơn nữa thêm cả tiếng lóng, từ mượn, từ địa phương nên mắc lỗi chính tả là điều rất dễ xảy ra. Điển hình như từ Chở hay Trở. Nhìn có vẻ giống nhau nhưng nghĩa của chúng lại khác nhau.
Câu trả lời: Trở và chở đều đúng chính tả. Nhưng do nghĩa khác nhau nên tùy vào từng ngữ cảnh mà chúng ta sử dụng trở hay chở. Các bạn xem định nghĩa của từng từ dưới đây để biết cách áp dụng từ trở hay chở sao cho đúng chính tả.
* Chở là gì?
Chở là động từ, có nghĩa là mang chuyển đi nơi khác bằng xe cộ, tàu xe.Ví dụ:- Ngồi lên, tao chở mày đến trường.- Chở khách đi miền Nam.- Chở đất về nhà.- Tàu chở hàng.
* Trở là gì?
Khái niệm từ trở có rất nhiều:- Nếu là danh từ, trở là tang. Ví dụ: nhà có trở, để trở (tương ứng với nhà có tang, để tang).- Nếu là động từ, trở là đảo ngược vị trí, cho đầu thành đuôi, trên thành dưới và ngược lại. Ví dụ: trở cá cho chín đều, đễ như trở bàn tay. Hay trở có nghĩa là quay ngược lại, đi về hướng hay vị trí ban đầu. Ví dụ: trở về nhà, trở lại câu truyện trước nhé. Bên cạnh đó, trở còn chỉ diễn biến, chuyển sang chiều hướng xấu. Ví dụ: trời trở gió, tự nhiên nó trở sầu. Và từ trở còn là hướng về phía nào đó để nói phạm vi thời gian, số lượng, không gian. Ví dụ: Từ Nam Định trở đi, năm 90 trở về trước.
Trong phát âm, trở và trở tương đối giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn 2 từ này. Do đó, để sử dụng đúng từ khi viết văn bản hay văn nói thì bạn cần phân biệt rõ chở và trở là gì.
Cùng chủ đề về chở hay trở thì Taimienphi.vnn cũng giải đáp thêm các câu hỏi liên quan tới từ này mà nhiều người vẫn hay băn khoăn. Ví dụ:- Che chở hay che trở => Đáp án: Che chở.- Chuyên chở hay chuyên trở => Đáp án: Chuyên chở.- Chở hàng hay trở hàng => Đáp án: Chở hàng.- Trở về hay chở về => Đáp án: cả 2 từ đúng (trở về nói về thời gian như trở về thời gian trước, còn chở về nói về mang cái gì đó về ví dụ như để tao chở về nhé)- Trở xuống hay chở xuống => Đáp án: cả 2 từ đúng (tùy vào ngữ cảnh mà dùng trở xuống hay chở xuống, ví dụ như anh chở xuống Hà Nội nhé (chở xuống tương tự như đèo, đi), từ cấp tỉnh trở xuống (trở xuống là tính từ đó xuống)).
https://thuthuat.taimienphi.vn/cho-hay-tro-68697n.aspx Hy vọng với bài viết Chở hay trở này, các bạn đã biết từ chở và từ trở dùng trong trường hợp nào. Bạn nhớ luyện tập, học hỏi thêm thường xuyên trong văn viết để có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/tro-thanh-hay-cho-thanh-a65068.html