Ánh sáng từ điện thoại, máy tính, tivi, đèn Led là loại ánh sáng xanh nguy hại. Ánh sáng xanh là ánh sáng nhìn thấy trong phổ quang học, có bước sóng ngắn từ khoảng 450-495nm. Việc tiếp xúc với loại ánh sáng này thường xuyên sẽ tác động, gây hại và làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, gây rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa.
Thêm nữa, bước sóng của loại ánh sáng này ngắn nên tiêu điểm ảnh truyền đến mắt không nằm ở trung tâm của võng mạc mà nằm ở phía trước võng mạc cũng là nguyên nhân khiến mắt nhìn mệt mỏi, khó tập trung.
Hiện tượng này gọi là hội chứng thị giác màn hình khá phổ biến trong thời đại 4.0. Nghiên cứu đăng tải trên trang thông tin sức khỏe WebMD cho thấy rằng từ 50% đến 90% những người làm việc với máy tính, điện thoại nhiều thường gặp các triệu chứng như: mắt nhìn xa bị mờ, khô rát mắt, nhức mắt, căng mắt, mắt nhìn đôi, khó tập trung, đau đầu, đau cổ, mệt mỏi.
Đặc biệt, với những người có thói quen xem điện thoại trong bóng tối không chỉ suy giảm thị lực mà còn có thể gây mù tạm thời. Theo Cult of Mac, bác sĩ Qiu Wangjian thuộc Bệnh viện Nhân Songgang ở Thẩm Quyến (Trung Quốc), nơi tiếp nhận ca bệnh võng mạc bị vỡ do căng thẳng quá mức, nguyên nhân là do bệnh nhân thức suốt đêm để chơi trên smartphone. Sáng hôm sau, ngay khi tỉnh dậy, bệnh nhân lại tiếp tục sử dụng điện thoại. Khoảng 5 phút sau thì phát hiện ra mắt trái không thể nhìn thấy gì.
Theo chẩn đoán của các bác sĩ, bệnh nhân bị tình trạng mù tạm thời xảy ra do võng mạc bị vỡ sau quá trình hoạt động quá sức. Rất may, bác sĩ đã can thiệp kịp thời và cứu chữa được cho bệnh nhân. Câu chuyện này chính là hồi chuông cảnh báo về việc lạm dụng điện thoại thông minh có tác động rất lớn đến thị lực.
Xoay quanh vấn đề sử dụng điện thoại, rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này như: Xem điện thoại nhiều có bị cận không? Câu trả lời là có, theo như các nhà khoa học, xem điện thoại nếu không biết cách bảo vệ mắt sẽ dễ dẫn đến các tật khúc xạ về mắt, trong đó có cận thị.
Ngoài ra, nhiều người hỏi có nên đeo kính cận khi dùng điện thoại? Trường hợp này cần thiết phải đeo kính, nếu không dùng kính, mắt phải điều tiết nhiều hơn và dẫn đến tình trạng thị lực càng suy giảm hơn.
Nếu không thể “đoạn tuyệt” hoàn toàn với điện thoại, bạn hãy thử áp dụng 12 cách bảo vệ mắt khi dùng điện thoại dưới đây để hạn chế mắc tật cận thị.
Hầu hết các điện thoại thông minh trung và cao cấp đều đi kèm với màn hình chống lóa mặc định, tuy nhiên nếu điện thoại của bạn không được hỗ trợ, hãy mua ngay một chiếc màn hình chống lóa không hề đắt tiền nhưng có thể tạo ra sự khác biệt lớn vì chúng làm giảm lượng ánh sáng xanh chiếu vào mắt bạn, từ đó bảo vệ mắt tốt hơn.
Nếu bạn không muốn thay màn hình mới, đơn giản hơn bạn có thể cài ứng dụng, chẳng hạn bộ lọc Bluelight Filter for Eye Care trên Android cũng giảm lượng ánh sáng xanh đến mắt nhưng tấn nhiên không hiệu quả bằng màn hình chống lóa riêng biệt.
Dán màn hình chống lóa là một trong những cách bảo vệ mắt hiệu quả
Độ sáng, độ tương phản và cỡ chữ văn bản là 3 yếu tố tác động nhiều nhất đến thị lực. Độ sáng và độ tương phản quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho mắt.
Bạn có thể điều chỉnh độ sáng phù hợp với mắt mình nhất hoặc có thể sử dụng ứng dụng tự điều chỉnh. Ngoài ra, bạn không nên dùng điện thoại quá lâu trong điều kiện thiếu ánh sáng và đừng bao giờ nhìn chằm chằm vào màn hình trong bóng đêm.
Đối với cỡ chữ, đừng để nó quá nhỏ vì nó làm căng mắt, mỏi mắt và giảm khoảng cách xem. Nên điều chỉnh cỡ chữ lớn hơn để hạn chế việc điều tiết của mắt, nhờ đó “cửa sổ tâm hồn” được bảo vệ hiệu quả hơn.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa những hình ảnh chuyển động giúp màn hình iPhone và iPad có chiều sâu và cho hình ảnh thực tế hơn. Tuy nhiên, chính sự xuất hiện đột ngột này khiến bạn cảm thấy bị chóng mặt, mắt dễ mỏi và căng tức hơn.
Để tắt hiệu ứng này bạn chỉ cần: Chọn Settings > General > Accessibility > Reduce Motion và chọn Off.
Bạn có biết đôi mắt chúng ta rất “ghét” để điện thoại quá gần? Vì sao ư? Vì khoảng cách giữa mắt và điện thoại gần nhau vô tình rút ngắn “đoạn đường” của sóng ánh sáng xanh đến mắt, giúp chúng tấn công mắt nhanh và dễ dàng hơn. Do đó, bạn nên giữ điện thoại cách xa mắt tốt nhất từ 40-50cm.
Đây là cách bảo vệ mắt khi dùng điện thoại mà mắt phải “nói lời” cảm ơn bạn, đôi mắt chúng ta không được tạo ra để nhìn quá lâu với khoảng cách gần mà xen kẽ để thích nghi ở khoảng cách xa trong vài giây hoặc phút và sau đó nhìn gần.
Đó là lý do vì sao khi nhìn thứ gì đó gần trong nhiều giờ, kể cả đọc sách hay dí mắt vào màn hình điện thoại là bạn đang “cưỡng ép” đôi mắt hoạt động quá độ.
Cho mắt nghỉ ngơi sau 40-50 dùng điện thoại
Quy tắc được gọi là 20/20/20, về căn bản quy tắc này cứ mỗi 20 phút, bạn nên nhìn vào khoảng cách xa ít nhất 20 feet (6m) trong ít nhất 20 giây. Tốt nhất cứ mỗi 40 hay 50 phút nhìn vào điện thoại hay các thiết bị kỹ thuật số khác hãy để mắt nghỉ ngơi 10 đến 15 phút.
Xem chi tiết: Quy tắc 20-20-20: Giúp thư giãn, giảm đau nhức mắt, mỏi mắt
Đây cũng là một trong những cách bảo vệ mắt khi dùng điện thoại được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Khi sử dụng điện thoại, số lượng lần chớp mắt của bạn ít đi khiến mắt gặp phải tình trạng khô, mỏi mắt.
Cách tự nhiên để làm ẩm và giảm kích ứng chúng là chớp mắt. Mẹo này còn giúp giảm hiệu ứng tiêu cực của bức xạ màn hình và hạn chế được ánh sáng xanh tấn công võng mạc mắt.
Trang bị cho mình một cặp kính có tác dụng ngăn chặn ánh sáng xanh nếu bạn là người có “niềm đam mê” mãnh liệt với những chiếc smartphone. Kính chặn ánh sáng xanh nguy hại được chế tạo với công nghệ kiểm soát phổ đặc biệt để chặn hoặc hấp thụ ánh sáng xanh nguy hại và thậm chí cả tia UV đi qua.
Nếu bạn sử dụng những chiếc kính này khi nhìn vào màn hình điện thoại, đặc biệt là vào ban đêm, chúng giúp giảm tiếp xúc với sóng ánh sáng xanh nguy hại từ đó giảm mỏi mắt, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, các tình trạng thoái hóa điểm vàng khác và bảo vệ mắt tốt hơn. Gặp bác sĩ nhãn khoa để sở hữu cho mình một cặp kính chặn ánh sáng xanh chất lượng và phù hợp với mình.
Nghe có vẻ không quan trọng, nhưng do ngón tay lướt liên tục trên màn hình và bạn để lại nhiều vết bẩn trên đó. Bụi bẩn không chỉ làm mất vệ sinh mà còn tăng thêm căng thẳng, áp lực lên mắt để nhìn rõ màn hình.
Chưa kể đến việc, những virus, vi khuẩn có thể chọn màn hình điện thoại là nơi “nghỉ chân” an toàn, vô tình khi mắt tiếp xúc lâu với màn hình, chúng sẽ có nguy cơ tấn công mắt và gây các bệnh lý nguy hiểm về mắt.
Do đó, thường xuyên lau màn hình điện thoại với một miếng vải mềm nhằm loại bỏ bụi bẩn và bảo vệ mắt khỏi những “vị khách không mời mà đến” nhé!
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng bạn không nên sử dụng điện thoại vào ban đêm vì mắt cần được nghỉ ngơi vào thời điểm này.
Tuy nhiên, nếu bắt buộc dùng điện thoại thì bạn không nên nằm nghiêng khi sử dụng điện thoại, điều này không chỉ khiến bạn mỏi cổ, mỏi vai dẫn đến khó ngủ mà sau 1 thời gian gây lực nén và dẫn đến sự sai lệch về thị lực giữa 2 mắt trái phải, làm tắc nghẽn sự lưu thông tuần hoàn dịch thể trong mắt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tăng nhãn áp và gây mù lòa.
Do đó, nằm ngửa là cách bảo vệ mắt khi dùng điện thoại, dùng chăn hoặc gối kê phần khuỷu để hạn chế bị mỏi.
Không phải ngẫu nhiên mà các loại đèn ngủ đều phát ra ánh sáng màu vàng. Ưu điểm của ánh sáng màu vàng là không gây mỏi mắt, kéo dài giấc ngủ của bạn đặc biệt làm giảm sự chênh lệch sáng/ tối giữa màn hình điện thoại và môi trường xung quanh.
Nên bật đèn ngủ khi dùng điện thoại ban đêm để hạn chế mỏi và nhức mắt
Massage mắt là giúp mắt thư giãn hạn chế các triệu chứng mỏi, khô và đau nhức mắt khi bạn thường xuyên sử dụng điện thoại. Cách massage mắt như sau:
Những cách bảo vệ mắt khi dùng điện thoại kể trên chỉ hạn chế được các tác nhân bên ngoài tấn công đến mắt, sử dụng điện thoại về lâu về dài ánh sáng xanh vẫn có thể tấn công và hủy hoại đi “cửa sổ tâm hồn” của bạn.
Do đó, chăm sóc mắt bên ngoài thôi chưa đủ, chủ động bổ sung dưỡng chất bên trong được xác định là phương pháp khoa học và thông minh.
Nghiên cứu của ĐH Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ - Johns Hopkins cho thấy, dưới tác động của ánh sáng xanh nguy hiểm, có đến 46% tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị tổn thương (chết).
Thử thách đặt ra làm sao để bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc nếu không thể ngưng sử dụng các thiết bị điện tử. Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, một loại tinh chất quý là Broccophane (có trong WIT) thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin gần đây đã được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu, chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể của mắt trước tác hại của ánh sáng xanh nguy hại.
Nhờ vào tinh chất quý Broccophane (hiện có trong Wit, của Mỹ) có khả năng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc một cách hiệu quả, theo đó nhóm có sử dụng Broccophane tỷ lệ chết của tế bào biểu mô sắc tố võng mạc chỉ ở mức 26% (p<0.01), từ đó làm giảm rõ rệt các triệu chứng căng mắt, đau mắt, nhức mắt khi sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, Ipad…
Đừng để đôi mắt phải “gồng mình” và chịu sự hủy hoại từng ngày của ánh sáng xanh từ điện thoại, chủ động áp dụng những cách bảo vệ mắt khi dùng điện thoại ngay từ sớm bằng các biện pháp kể trên và đặc biệt chăm sóc mắt từ bên trong bằng các dưỡng chất chuyên biệt như Wit giúp mắt sáng tinh anh, tự tin chinh phục mọi thử thách.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/nen-de-dien-thoai-cach-xa-mat-bao-nhieu-a64163.html