Cây quao là một loại thảo dược khá quen thuộc tại Việt Nam và xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Tuy vẫn thực tế vẫn còn không ít người chưa biết cây quao trị bệnh gì hay nó có những công dụng như thế nào đối với sức khỏe. Biết rõ công dụng của cây quao sẽ giúp chúng ta có thể sử dụng nó để kết hợp với các loại thảo dược khác để điều trị bệnh, từ đó có thể mang lại lợi ích tốt hơn cho sức khỏe con người.
Cây quao là cây gì?
Cây quao hay còn được dân gian gọi là quao nước hay khé cây, nó có tên khoa học là Dolichandron spathaceall.K.Schum. Đây là một loại cây thuộc họ núc nác (Bignoniaceae). Cây quao rất thích hợp để phát triển tại môi trường rừng rậm và khu vực gần sông suối, đặc biệt là ở các khu rừng có sự xen kẽ của cây tre. Cây quao được trồng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Lào và một số tỉnh miền Nam của Trung Quốc… Tại Việt Nam cây quao cũng được trồng tại nhiều khu vực trên cả nước.
Có thể điểm qua một số đặc điểm cơ của cấy quao như:
Cây quao là cây thân gỗ, cây thường mọc thẳng đứng, khi cây quao trưởng thành có thể vươn cao đến 15 mét. Thân cây cao có màu nâu xám với những vết sần nhỏ. Tán cây quao khá to và rộng do có nhiều nhánh con mọc từ gốc.
Lá của cây quao khá dài, khoảng 25 - 50cm, mỗi lá chia thành 3 - 6 cặp lá chét dài 6 - 14cm, độ rộng khoảng 3 - 6cm. Lá cây quao có hình bầu dục, nhọn ở hai đầu. Mặt lá có nhiều gân, mỗi lá chứa khoảng 10 gân phụ.
Hoa của cây quao to và có màu trắng, thường xuất hiện chủ yếu ở ngọn và cành. Đầu hoa quao nhọn, dài 3 - 4cm và có đài bảo vệ hoa. Quả quao là dạng quả nang, hình dẹp, có chứa nhiều hạt mỗi hạt có hình chữ nhật và dày.
Cho tới nay, cây quao vẫn được xem là một trong những thảo dược quý và được sử dụng phổ biến để chăm sóc sức khỏe.
Cây quao trị bệnh gì? Các công dụng chính của cây quao
Các bộ phận trên cây quao như lá, rễ, vỏ và quả của cây đều có giá trị y học, chúng cũng góp mặt trong nhiều bài thuốc cổ truyền khác nhau để trị bệnh và chăm sóc sức khỏe. Sau khi thu hái, các thành phần của câu quao sẽ được rửa sạch và phơi khô hoặc sử dụng tươi. Cây quao sau khi thu hoạch và được sơ chế nên được đựng trong bao kín ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp và không nên để ở nơi ẩm thấp.
Dưới đây là một số công dụng chính của cây quao đối với sức khỏe mà các bạn có thể tham khảo:
Kháng khuẩn và ngăn chặn các cơn co thắt;
Giúp giảm ho và giảm các triệu chứng ho;
Hỗ trợ tăng cường chức năng phổi;
Hỗ trợ quá trình điều trị sỏi thận;
Thanh nhiệt, giải độc gan và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến gan như viêm gan và xơ gan…;
Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng ứ huyết ở phụ nữ;
Hỗ trợ điều trị trong trường hợp bị ngộ độc.
Cách sử dụng cây quao để trị bệnh
Cây cao có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để chăm sóc sức khỏe. Các sử dụng cây quao và cách kết hợp các thảo dược khác cũng như liều dùng sẽ có sự thay đổi, phụ thuộc vào đối tượng sử dụng và mục đích dùng.
Dưới đây là một số cách sử dụng cây quao để trị bệnh mà các bạn có thể tham khảo:
Cây quao hỗ trợ giải độc cho gan: Sắc nước từ vỏ cây quao và cây ô rô để uống hàng ngày.
Cây quao hỗ trợ điều trị viêm gan: Sắc nước từ vỏ quao sau đó ngâm cùng rượu rồi sử dụng dần. Các bạn cũng có thể ngâm cùng một số loại thảo dược khác. Đặc biệt, hãy lưu ý ngâm rượu trong bình thủy tinh hoặc bình sành, sứ, tuyệt đối không ngâm trong bình kim loại.
Cây quao bổ phổi và trị ho: Lá quao có thể đem đi sắc lấy nước uống để giúp giảm ho, bổ phế.
Cây quao hỗ trợ điều trị sỏi thận: Rễ cây quao và rễ rau ngót đem sửa sạch, sau đó đem sắc nước uống.
Lưu ý khi sử dụng cây quao để trị bệnh
Khi sử dụng cây quao để trị bệnh và chăm sóc sức khỏe, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để có thể bảo vệ sức khỏe của mình và người thân một cách tốt nhất:
Tuyệt đối không tự ý sử dụng cây quao nếu không có chỉ định hoặc chưa tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế. Đồng thời các bạn cũng không nên tự ý kết hợp cây quao với các loại thảo dược khác vì có thể gây huy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
Những người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong cây quao nên tránh sử dụng.
Các đối tượng mắc chứng suy thận hoặc huyết áp thấp không nên dùng các bài thuốc từ cây quao.
Phụ nữ trong thời gian mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng cần cân nhắc trước khi dùng cây quao.
Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng khác thường nào sau khi sử dụng câu quao thì hãy ngưng sử dụng và di chuyển tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về cây quao cũng như các công dụng của nó. Hãy sử dụng cây quao một cách thông minh và chính xác để có thể chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.