Lái xe bên trái và bên phải: Bên nào an toàn hơn?
Tôi đã từng trải nghiệm một tình huống dở khóc dở cười khi đi taxi ở Myanmar. Khi đó là trời tối, tôi cứ thế leo tót lên ghế phía trước ở bên phải và cứ ngồi im đó chờ bác tài xách hành lý của mình lên cốp xe. Sau đó khi bác tài quay trở lại và "đòi chỗ", tôi mới phát hiện ra mình đã ngồi nhầm vào ghế tài xế mà không hề hay biết.
Đối với những người thường xuyên đi nước ngoài, đặc biệt là các nước như Myanmar, Ấn Độ, Hong Kong, Nhật Bản và Anh, chắc chắn bạn đã được trải nghiệm giao thông bên trái, có nghĩa là toàn bộ xe cộ, biển báo giao thông đều ở phía bên trái đường, các loại xe đều phải vượt ở phía bên phải còn vô lăng thì ở bên phải của xe ô tô, được gọi là tay lái nghịch.
Nói chung giao thông hoạt động theo chiều hoàn toàn ngược với ở Việt Nam. Còn ở nước ta, giao thông hoạt động ở bên phải, các loại xe phải vượt trái, còn vô lăng thì ở bên trái của xe ô tô, gọi là tay lái thuận.
Gọi tay lái thuận và tay lái nghịch là theo thuật ngữ của Việt Nam. Cái chúng ta quen hơn thì chúng ta gọi là thuận, còn cái không quen thì gọi là nghịch. Lái xe bên trái hay bên phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và rất khó để thay đổi, chưa kể đến pháp luật.
Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi: “Lái xe bên trái và bên phải: bên nào an toàn hơn?” Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Theo một nghiên cứu của Giáo sư J. J. Leeming, hầu hết các nước lái xe bên trái đều có tỷ lệ tai nạn giao thông thấp hơn các nước còn lại. Tại sao lại như vậy?
Giáo sư đã sử dụng một kiến thức sinh học cơ bản để giải thích. Mắt phải của chúng ta về cơ bản nhìn rõ hơn mắt trái và khi lái xe về bên trái mắt phải sẽ có thể quan sát được giao thông ở phía đối diện tốt hơn. Đó là lý do đầu tiên tại sao lái xe bên trái lại an toàn hơn.
Mắt phải có xu hướng tốt hơn mắt trái nên khi lái xe bên trái, tài xế có thể quan sát được những phương tiện giao thông ở phía đối diện tốt hơn.
Hơn nữa, một vài lý thuyết cũng chỉ ra rằng lái xe bên trái phù hợp và an toàn hơn với người già. Lý do là thị lực của mắt trái của con người có chiều hướng sụt giảm nhanh hơn so với mắt phải. Vì vậy, khi lái xe bên phải, người già sẽ khó có thể quan sát được phần đường bên trái.
Đọc thêm: Kinh nghiệm lái xe số tự động đi qua đèo, dốc nguy hiểm
Đặc biệt, lái xe ở bên trái cũng giúp những người thuận tay phải (chiếm phần đa trong xã hội loài người) dùng tay thuận của họ để điều chỉnh tay lái một cách dễ dàng hơn. Khi đó, tay trái sẽ thoải mái làm những việc như điều chỉnh số, đổi nhạc hay lấy một số đồ dùng khác.
Lái xe bên trái cho phép tay phải của bạn tập trung vào việc điều khiển tay lái.
Để có được những chuyến đi an toàn, lái xe bên nào không quan trọng bằng việc chúng ta lái xe cẩn thận và chấp hành đúng các quy tắc giao thông. Lái xe bên trái hay bên phải là một thói quen đã được hình thành từ bao đời ở một quốc gia và dường như là không thể thay đổi. Vì vậy khi du lịch hoặc định cư ở các nước có tay lái nghịch, bạn cũng sẽ phải mất một thời gian để làm quen với kiểu lái xe bên trái này.
Để tìm hiểu thêm về các kinh nghiệm lái xe, mời bạn đọc tham khảo TẠI ĐÂY.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/viet-nam-lai-xe-ben-nao-a63454.html