Khác với IELTS Listening và IELTS Reading là hai kỹ năng tiếp nhận (receptive skills), IELTS Writing và IELTS Speaking là những kỹ năng thực hành (productive skills), yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình.
Đối với phần thi IELTS Speaking, thí sinh được kiểm tra trực tiếp bởi giám khảo. Do vậy, để đảm bảo tính khách quan, điểm số sẽ được cho dựa trên một bảng mô tả thang điểm IELTS (IELTS band descriptors) liệt kê cụ thể các tiêu chí như một quy chuẩn để có thể đảm bảo việc chấm bài một cách chính xác nhất.
Vậy IELTS Speaking band descriptors là gì? Có các yếu tố nào của bài nói và nó được yêu cầu ra sao? Bài viết này sẽ giới thiệu, phân tích và giúp thí sinh hiểu rõ hơn về bảng mô tả IELTS Speaking Band Descriptors này, từ đó đưa ra các ứng dụng trong việc tự học IELTS Speaking.
Key takeaways
IELTS Speaking band descriptors liệt kê các tiêu chí được sử dụng để đánh giá đầu ra của thí sinh trên thang điểm 9.
Phân tích đặc điểm của mỗi tiêu chí ở mỗi band điểm 0-9:
Fluency and coherence (độ trôi chảy và mạch lạc)
Lexical resources (vốn từ)
Grammatical range and accuracy (độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp)
Pronunciation (phát âm).
Giới thiệu cấu trúc bài thi IELTS Speaking:
Phần 1 (introduction and interview - giới thiệu và phỏng vấn)
Phần 2 (individual long turn- bài nói cá nhân)
Phần 3 (two-way discussion - thảo luận).
IELTS Speaking band descriptors là bảng mô tả chi tiết, liệt kê các tiêu chí được sử dụng để đánh giá đầu ra của thí sinh trên thang điểm 9. Trong đó 4 tiêu chí chính của bài thi nói gồm có:
Fluency and coherence (độ trôi chảy và mạch lạc)
Lexical resources (vốn từ)
Grammatical range and accuracy (độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp)
Pronunciation (phát âm).
Fluency and coherence (độ trôi chảy và mạch lạc):
Tiêu chí này đề cập đến mức độ trôi chảy thể hiện qua tốc độ nói và tính liên tục của bài nói. Bên cạnh đó là khả năng liên kết ngôn từ và ý tưởng lại với nhau một cách hợp lý để tạo nên độ mạch lạc, thông qua trình tự sắp xếp của các câu và việc sử dụng các từ nối như liên từ, đại từ trong câu và giữa các câu.
Đọc hiểu các mô tả theo từng band điểm của tiêu chí “độ trôi chảy và mạch lạc”.
Band
Mô tả chi tiết
9
Nói trôi chảy và hiếm khi lặp lại hay tự điều chỉnh, sửa lỗi
Mọi sự do dự, ngập ngừng trong lúc nói đều liên quan đến nội dung, không phải là tìm từ hoặc ngữ pháp
Nói mạch lạc, phù hợp với ngữ cảnh, sử dụng các đặc trưng liên kết một cách hoàn toàn thích hợp
Phát triển các chủ đề một cách mạch lạc, đầy đủ và hợp lý
8
Nói một cách trôi chảy, hiếm khi lặp lại hoặc tự sửa lỗi
Ngập ngừng chủ yếu do tìm nội dung, ý diễn đạt, ít khi phải dừng để tìm từ ngữ hay ngữ pháp
Phát triển các chủ đề một cách mạch lạc và phù hợp
7
Có thể kéo dài câu nói mà không cần nỗ lực nhiều
Đôi khi có thể thể hiện sự ngập ngừng, một số sự lặp lại và / hoặc tự điều chỉnh, sửa lỗi ở giữa câu nói, liên quan đến việc tìm kiếm ngôn ngữ phù hợp nhưng không ảnh hưởng đến độ mạch lạc
Sử dụng nhiều, đa dạng và linh hoạt các phép nối cũng như discourse markers
6
Có khả năng và mong muốn kéo dài câu nói
Đôi khi có thể mất độ mạch lạc do thỉnh thoảng lặp lại, tự sửa lỗi hoặc do ngập ngừng
Sử dụng nhiều các phép nối và discourse marker* nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp
5
Thường có thể duy trì được độ trôi chảy của lời nói nhưng phải lặp lại, tự sửa lỗi và/hoặc nói chậm để có thể nói liên tục
Thường ngập ngừng để tìm kiếm những từ vựng và ngữ pháp khá căn bản
Có thể lạm dụng (sử dụng quá mức) một số từ nối, phép nối và discourse markers*
Tạo ra được những lời nói đơn giản và lưu loát, nhưng việc truyền đạt các nội dung phức tạp hơn thường thiếu trôi chảy
4
Trong lúc trả lời vẫn có những khoảng dừng đáng chú ý và có thể nói chậm, thường xuyên bị lặp và tự sửa lỗi
Liên kết được các câu cơ bản nhưng sử dụng lặp đi lặp lại các phép liên kết đơn giản cũng cùng với những gián đoạn trong độ mạch lạc
3
Nói với những khoảng dừng dài và thường xuyên để tìm từ vựng
Khả năng liên kết các câu đơn còn hạn chế
Chỉ đưa ra được những câu trả lời đơn giản và thường không thể truyền tải thông điệp cơ bản
2
Có các khoảng dừng dài trước hầu hết các từ
Có thể nói các từ đơn nhưng khả năng truyền đạt thấp, hầu như không có ý nghĩa giao tiếp
1
Không thể giao tiếp và truyền đạt
Bài nói hoàn toàn rời rạc
0
Không dự thi
Theo IELTS Speaking band descriptors (www.ielts.org)
Lưu ý:
Discourse markers là những từ hoặc cụm từ dùng để nối các kết nối và sắp xếp ý với nhau, có thể được gọi là các từ nối trong giao tiếp. Chúng hoạt động giống như từ dẫn, cho người nghe biết thông tin nào sắp xảy ra tiếp theo, bên cạnh đó cũng giúp bài nói lưu loát và tự nhiên giống người bản ngữ.
Ngoài ra, các từ này có thể được dùng để lấp đầy những sự im lặng lúc người nói đang suy nghĩ ý hoặc tìm từ vựng như: you know, actually, anyway, by the way, basically,…
Như vậy, từ bảng trên, thí sinh có thể xác định được các yếu tố chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá mức độ trôi chảy và liên kết mạch lạc trong bài nói của mình, cụ thể đó là:
Độ dài và độ liên tục của lời nói (length & pauses), tốc độ nói (slowly/ fluently) và độ ngập ngừng, ấp úng (hesitation)
Độ lặp (repetition) và tự điều chỉnh, sửa lỗi (self-correction)
Việc sử dụng các phép nối/ liên từ nối (connectives & discourse markers)
Tính liên kết chặt chẽ và độ mạch lạc trong phát triển ý chủ đề (coherence).
Phân tích sự giống và khác nhau về việc đánh giá các tiêu chí trên qua 5 band điểm 4, 5, 6, 7, 8.
Band 4
Band 5
Band 6
Band 7
Band 8
Độ dàiTốc độ nóiTính liên tục
Speak slowly
Noticeable pauses
Slow speech
Create fluent simple speech
Have fluency problems with complex speech
Willing to speak at length
Speak at length without noticeable efforts
Speak fluently
Độ ngập ngừng/ ấp úng
Frequent repetition
Hesitations to
search for fairly basic lexis and grammar
Occasionally
Language-relatedat times
Usually content-related
Rarely for language
Độ lặp và tự sửa lỗi
Frequently
(tương tự ở band 4)
Occasionally
Some
Only occasionally
Sử dụng phép nối/ từ nối
Repetitive use of simple connectives
Overuse of certain connectives and discourse markers
A range of, -not always appropriately
A range of, -Flexibly
(tương tự ở band 7)
Độ mạch lạc
Have breakdowns
(tương tự ở band 4)
Lose coherence at times
Without loss of coherence
Coherently-Appropriately
Như vậy về độ dài và tốc độ nói cũng như tính liên tục, mức độ gần tăng dần đều giữa các band. Tuy nhiên sẽ có sự khác biệt lớn giữa các band 4, 5 với 6, 7 và giữa 6, 7 với 8, cụ thể: Từ nói chậm, ngắt quãng (band 4) > nói chậm và duy trì được độ liên tục nhưng không thường xuyên (band 5) > kéo dài được câu nói (band 6, 7) > nói liên tục trôi chảy (band 8).
Việc ngập ngừng, ấp úng ở band 6 và 7 không có quá nhiều sự khác biệt, đó là các thí sinh thi thoảng sẽ ấp úng do phải tìm từ vựng diễn đạt. Tuy nhiên lên đến band 8, việc ngập ngừng không còn do thiếu từ vựng nữa (hoặc chỉ hiếm khi) mà phần lớp là liên quan đến ý tưởng và nội dung câu nói.
Tiếp theo, ở các band 4 và 5, thí sinh thường xuyên phải sử dụng lặp lại các từ vựng hoặc nói trùng ý, và khi nói sai thí sinh cũng thường sẽ ngừng lại để tự sửa lỗi. Tuy nhiên sự khác biệt thể hiện rõ ở band 6,7, thí sinh chỉ thỉnh thoảng bị lặp hay tự sửa lỗi và đến band 8, việc này rất ít khi xảy ra.
Về việc dùng phép nối và từ nối, sẽ có sự khác biệt lớn giữa các band 4,5 (dùng lặp lại các từ đơn giản hoặc bị lạm dụng 1 số từ nhất định) với band 6 (dùng được nhiều nhưng không phải chính xác hoàn toàn), còn đến band 7, 8 thí sinh đã có thể dùng được các từ này một cách đa dạng và chính xác, linh hoạt.
Đối với tính mạch lạc, trong khi các thí sinh ở band 4, 5 hay bị ngắt đoạn, không đảm bảo được độ mạch lạc thì lên band 6, bài nói thường đã duy trì được tính mạch lạc, chỉ thỉnh thoảng bị mất đi, đến band 7, 8, các câu nói hầu như đã được liên kết một cách hợp lý và logic, đảm bảo tính mạch lạc xuyên suốt phần thi.
Lexical resources (vốn từ):
Tiêu chí này nhằm đánh giá khả năng sử dụng từ ngữ trong việc diễn đạt và truyền tải ý nghĩa để đạt được mục tiêu giao tiếp. Cụ thể là độ đa dạng trong phạm vi từ vựng mà các thí sinh có thể sử dụng cùng với mức độ đầy đủ, chính xác và phù hợp của các từ.
Đọc hiểu các mô tả theo từng band điểm của tiêu chí “vốn từ vựng”.
Band
Mô tả chi tiết
9
Sử dụng từ vựng một cách linh hoạt và chính xác trong tất cả các chủ đề
Sử dụng các thành ngữ một cách tự nhiên và chính xác
8
Sử dụng nguồn từ vựng phong phú và linh hoạt để truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác đối với mọi chủ đề
Sử dụng các từ vựng ít phổ biến và thành ngữ một cách khéo léo, chỉ đôi khi không chính xác trong cách dùng từ và collocation
Sử dụng nhiều cách diễn đạt hiệu quả như được yêu cầu
7
Sử dụng nguồn từ vựng một cách linh hoạt để thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau
Sử dụng được một số thành ngữ và các từ vựng ít phổ biến hơn, đồng thời cho thấy một số kiến thức về văn phong và cụm từ, tuy nhiên các sự lựa chọn chưa được phù hợp
Sử dụng hiệu quả nhiều cách diễn đạt (paraphrase) khác nhau
6
Có vốn từ vựng đủ rộng để có những cuộc thảo luận dài về nhiều chủ đề
Sử dụng từ vựng có thể không phù hợp những vẫn thể hiện ý nghĩa rõ ràng
Nhìn chung diễn đạt ý được bằng nhiều cách chính xác
5
Có vốn từ vựng đủ rộng để nói được về cả các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc nhưng sử dụng từ vựng còn ít linh hoạt
Có cố gắng sử dụng nhiều cách để diễn đạt nhưng thường không thành công
4
Có vốn từ vựng đủ rộng về các chủ đề quen thuộc. Tuy nhiên chỉ có thể truyền đạt ý nghĩa cơ bản về các chủ đề không quen thuộc và thường xuyên mắc lỗi trong việc lựa chọn từ ngữ
Hiếm khi cố gắng thay đổi cách diễn đạt (paraphrase)
3
Chỉ sử dụng được những từ vựng đơn giản để truyền đạt thông tin cá nhân
Thiếu vốn từ để diễn đạt nhưng chủ đề ít quen thuộc hơn
2
Có rất ít vốn từ vựng
Chỉ nói được những từ đơn, riêng biệt hoặc những câu nói được ghi nhớ
Hầu như không thể giao tiếp nếu không dùng biểu cảm gương mặt hay ngôn ngữ cơ thể
1
Không có vốn từ vựng hoặc chỉ biết ít từ đơn
Không có sự giao tiếp
0
Không dự thi
Theo IELTS Speaking band descriptors (www.ielts.org)
Đối với việc sử dụng từ vựng, bài nói của thí sinh sẽ được tập trung đánh giá theo các yếu tố sau:
Độ rộng và sự đa dạng vốn từ (vocabulary resources)
Khả năng sử dụng các từ chính xác và linh hoạt (accuracy and flexibility)
Các cách diễn đạt mang tính thành ngữ (idiomatic expressions)
Khả năng paraphrase - diễn đạt các ý theo nhiều cách (như dùng từ đồng nghĩa, chuyển từ loại, thay đổi cấu trúc, thể thức câu,…)
Phân tích sự giống và khác nhau về việc đánh giá các tiêu chí trên qua năm band điểm 4, 5, 6, 7, 8.
Band 4
Band 5
Band 6
Band 7
Band 8
Độ rộng và đa dạng vốn từ
Simple
Insufficient for unfamiliar topics
Simple, sufficient for familiar and unfamiliar topics
Wide enough range of vocabulary
Wide vocabulary resource
Wide vocabulary resource
Độ chính xác, linh hoạt trong sử dụng từ
Frequent errors in word choices
Limited flexibility
Clear meaning despite inappropriacies
Flexibly
Flexibly and readily
Precise meaning
Cách diễn đạt mang tính thành ngữ
None
None
None
Idioms
Collocation with inappropriate choices
Skillfully with occasional inappropriacies
Paraphrase
Rarely attempts
Mixed success
Generally successfully
Effectively
Effectively
Như vậy, độ rộng vốn từ có sự khác biệt giữa band 4 (vốn từ không đủ, chỉ dùng được các từ đơn giản), band 5 (vốn từ vừa đủ đề nói về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc) và với các band 6, 7, 8 (ở 3 band điểm này, thí sinh đã có vốn từ đủ rộng để nói được về tất cả các chủ đề).
Về việc sử dụng các từ một cách chính xác và linh hoạt, những thí sinh ở band 4, 5 sử dụng chưa được linh hoạt và còn sai trong việc lựa chọn từ, do đó việc diễn đạt ý nghĩa có thể chưa được hiệu quả. Ngược lại ở band 6, mặc dù còn đôi chỗ dùng từ chưa phù hợp nhưng nhìn chung thí sinh đã có thể làm rõ nghĩa và ý muốn nói. Thí sinh ở các band 7 và 8 hầu như không có sự khác biệt lớn bởi các từ được sử dụng một cách linh hoạt với nghĩa chính xác.
Đối với các cách diễn đạt mang tính thành ngữ, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa các band 4, 5, 6 với band 7 và band 8. Cụ thể thí sinh ở ba band điểm đầu chưa cần thiết phải sử dụng các idiomatic expressions. Tuy nhiên ở band 7, thí sinh cần phải cho giám khảo thấy được kiến thức của bản thân về thành ngữ, khả năng sử dụng kết hợp các từ trong câu một cách chính xác (collocation) mặc dù sẽ còn một vài sự lựa chọn chưa phù hợp. Đến band 8, thí sinh phải sử dụng được các thành tố này một cách chính xác, thành thạo và ít lỗi.
Xét về khả năng paraphrase, các thí sinh ở band 4 hầu như không có khả năng này vì vốn từ và ngữ pháp còn giới hạn. Ở band 5, thí sinh đã có kiến thức về paraphrase và có thay đổi cách diễn đạt nhưng chưa thành công nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ năng paraphrase của thí sinh ở band 6 nhìn chung thành công và đến band 7, 8, thí sinh đã có thể sử dụng hiệu quả các cách diễn đạt khác nhau nhờ vào vốn từ rộng.
Grammatical range and accuracy (độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp):
Đây là tiêu chí nhằm phân tích và đánh giá phạm vi và tính chính xác trong việc sử dụng ngữ pháp khi nói, tập trung vào mức độ đa dạng các điểm ngữ pháp, cấu trúc câu, độ dài và phức tạp trong từng câu nói.
Ngoài ra, số lượng lỗi ngữ pháp và mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả giao tiếp cũng sẽ được xem xét.
Đọc hiểu các mô tả theo từng band điểm của tiêu chí “ngữ pháp”.
Band
Mô tả chi tiết
9
Cấu trúc các câu chính xác và nhất quán, loại trừ các “lỗi nhỏ”’ trong đặc điểm cách nói của người bản ngữ
8
Sử dụng nhiều và đa dạng các loại cấu trúc một cách linh hoạt
Phần lớn các câu không có lỗi, chỉ thỉnh thoảng không phù hợp hoặc mắc các lỗi cơ bản/ lỗi ngẫu nhiên
7
Sử dụng nhiều cấu trúc phức tạp một cách khá linh hoạt
Các câu được tạo ra thường là không có lỗi
Sử dụng hiệu quả cả câu đơn và câu phức
Chỉ tồn tại một số lỗi ngữ pháp
6
Sử dụng kết hợp các câu ngắn và phức tạp và đa dạng các cấu trúc nhưng ít linh hoạt
Có thể vẫn mắc lỗi thường xuyên với các cấu trúc phức tạp nhưng những lỗi này hiếm khi cản trở quá trình giao tiếp
5
Sử dụng các dạng câu cơ bản một cách hợp lý và chính xác
Có sử dụng một số ít các cấu trúc phức tạp hơn, nhưng những cấu trúc này thường có lỗi và có thể phải thay đổi cấu trúc câu
4
Hình thành được các dạng câu cơ bản và một số câu đơn giản đúng
Hiếm khi sử dụng các mệnh đề phụ thuộc, nhìn chung, độ dài của các lượt nói ngắn, các cấu trúc lặp lại nhiều lần và thường mắc lỗi
3
Cố gắng sử dụng các dạng câu cơ bản nhưng có rất nhiều lỗi ngữ pháp ngoại trừ các câu nói có vẻ đã thuộc lòng
2
Không thể hình thành các dạng câu cơ bản
1
Bài nói không đánh giá được ngoại trừ các câu thuộc lòng
0
Không dự thi
Theo IELTS Speaking band descriptors (www.ielts.org)
Như vậy, một số yếu tố cơ sở để đánh giá việc sử dụng ngữ pháp trong bài nói gồm có:
Mức độ đa dạng và phức tạp của các cấu trúc ngữ pháp
Mức độ chính xác, phù hợp và linh hoạt của các cấu trúc
Số lỗi và mức độ nghiêm trọng của các lỗi (mức độ ảnh hưởng của các lỗi đến việc nghe hiểu).
Phân tích sự giống và khác nhau về việc đánh giá các tiêu chí trên qua năm band điểm 4, 5, 6, 7, 8.
Band 4
Band 5
Band 6
Band 7
Band 8
Phạm vi, mức độ đa dạng các cấu trúc ngữ pháp
Basic sentence forms
Basic sentence forms + limited range of more complex structures
A mix of simple and complex structures
A range of complex structures
A wide range of structures
Độ chính xác, phù hợp và linh hoạt các cấu trúc
Some correct simple sentences
Reasonable accuracy
Limited flexibility
Some flexibility
Flexibility
Số lỗi và mức độ nghiêm trọng của lỗi
Frequent errors lead to misunderstanding
Frequent errors in complex sentences cause some comprehension problems
Frequent errors in complex sentences rarely cause comprehension problems
Frequent error-free sentences
Some grammatical mistakes
A majority of error-free sentence
Very occasional inappropriacies
Có thể thấy thí sinh ở band 4 chỉ hình thành được các cấu trúc đơn giản với một số câu đơn đúng, tuy nhiên vẫn hay mắc các lỗi ảnh hưởng đến việc nghe hiểu. Đến band 5, các cấu trúc câu đơn đa số đúng và thí sinh đã có sử dụng thêm được một số cấu trúc phức tạp hơn, nhưng những câu này thường mắc lỗi và các lỗi cũng dẫn đến vấn đề về nghe hiểu.
Sự khác biệt có thể được thấy rõ ở band 6, khi thí sinh đã có thể kết hợp sử dụng các câu đơn với độ chính xác cao hơn và các câu phức, mặc dù lỗi còn thường xuyên nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến việc nghe hiểu.
Mặt khác, ở band 7 và 8, một sự đa dạng hơn các cấu trúc câu đơn và phức được sử dụng, với cả độ chính xác và linh hoạt. Ngoài ra, các câu đa số ít lỗi và các lỗi gần như đã không còn ảnh hưởng đến việc nghe và hiểu bài nói.
Như vậy, đối với việc sử dụng ngữ pháp, ngoài việc kết hợp sử dụng các câu đơn, câu ghép và sử dụng linh hoạt các loại mệnh đề, cấu trúc phức hợp, thí sinh còn cần chú ý tránh mắc các lỗi căn bản, như về các thì trong tiếng Anh, sử dụng từ loại và hạn chế để các lỗi ảnh hưởng đến việc nghe hiểu.
Pronunciation (phát âm)
Về phần phát âm, thí sinh sẽ được đánh giá khả năng sử dụng các thành tố phát âm khác nhau (như việc phát âm đúng từng từ đơn, nhấn trọng âm từ, trọng âm câu, liên kết các từ và đưa ngữ điệu vào bài nói), về mặt phạm vi và mức độ kiểm soát, cùng với tính dễ hiểu của bài nói.
Đọc hiểu các mô tả theo từng band điểm của tiêu chí “phát âm”.
Band
Mô tả chi tiết
9
Sử dụng đầy đủ các thành tố phát âm với độ chính xác và sự tinh tế
Duy trì việc sử dụng linh hoạt các thành tố này xuyên suốt bài nói
Có thể dễ dàng hiểu mà không cần nỗ lực
Accent không ảnh hưởng đến tính dễ hiểu của bài nói
8
Sử dụng nhiều và đa dạng các thành tố phát âm với độ chính xác và sự tinh tế
Duy trì nhịp điệu phù hợp, sử dụng linh hoạt trọng âm và ngữ điệu trong các câu nói dài, chỉ thỉnh thoảng mắc lỗi
Xuyên suốt bài nói dễ hiểu
Accent ảnh hưởng rất ít đến tính dễ hiểu của bài nói
7
Thể hiện tất cả các đặc điểm tích cực của Band 6 và một số, nhưng không phải tất cả các đặc điểm tích cực của Band 8
6
Sử dụng được một số các thành tố phát âm nhưng chưa kiểm soát tốt
Liên kết các cụm từ một cách phù hợp, nhưng nhịp điệu nói có thể bị ảnh hưởng bởi cách đặt trọng âm và/hoặc tốc độ nói nhanh.
Sử dụng hiệu quả một số ngữ điệu và trọng âm nhưng điều này không được duy trì xuyên suốt bài nói
Nhìn chung bài nói có thể được hiểu xuyên suốt, mặc dù việc phát âm sai các từ đơn hoặc âm đôi khi làm giảm độ rõ ràng
5
Thể hiện được tất cả các đặc điểm tích cực của Band 4 và một số, nhưng không phải tất cả các đặc điểm tích cực của Band 6
4
Sử dụng được một số ngữ điệu và trọng âm nhưng khả năng kiểm soát còn hạn chế
Liên kết được một số cụm từ nhưng nhịp điệu chung của bài nói có nhiều lỗi
Phát âm sai các từ đơn và âm thường xuyên, khiến bài nói thiếu tính rõ ràng
Gây ra một số khó khăn cho người nghe, một số đoạn có thể không hiểu được
3
Thể hiện một số đặc điểm của Band 2 và một số, nhưng không phải tất cả các đặc điểm tích cực của Band 4
2
Vận dụng được rất ít các thành tố phát âm
Những vấn đề chung về cách truyền đạt ý tưởng ảnh hưởng đến sự cố gắng để nói liền mạch
Phát âm sai hầu hết các từ đơn và âm, chỉ truyền đạt được một ít ý nghĩa của câu nói
Lời nói thường không thể hiểu được
1
Đôi khi có thể nói một số từ đơn và âm nhưng nhìn chung không có ý nghĩa
Bài nói hoàn toàn không thể hiểu được
0
Không dự thi
Theo IELTS Speaking band descriptors (www.ielts.org)
Đối với phát âm, tiêu chí này tập trung vào:
Phạm vi sử dụng các thành tố phát âm (pronunciation features*)
Khả năng kiểm soát của thí sinh đối với các thành tố này
Mức độ dễ hiểu của bài nói (ảnh hưởng từ các lỗi phát âm trong IELTS Speaking sai và ngôn ngữ thứ nhất đến khả năng nghe hiểu).
Lưu ý: * pronunciation feature - các thành tố phát âm được đề cập trong bảng tiêu chí chấm điểm gồm có:
Individual sounds (các âm đơn - gồm nguyên âm và phụ âm)
Word stress and sentences stress (nhấn trọng âm từ và trọng âm câu)
Weak sounds (âm yếu)
Connected speech (nối âm)
Intonation (ngữ điệu).
Nhìn chung, sự khác biệt về các yếu tố trên thể hiện rõ ở các band 4, 6, 8 và 9, cụ thể:
Band 4
Band 6
Band 8
Band 9
Phạm vi sử dụng các thành tố phát âm
Limited range(hạn chế)
A range(sử dụng một số)
A wide range(rộng, nhiều)
A full range(đầy đủ)
Khả năng kiểm soát các thành tố này
Attempts but lapses are frequent(có cố gắng nhưng còn gặp lỗi thường xuyên)
Effective use but not sustained(sử dụng hiệu quả nhưng không duy trì)
Sustains flexible use with occasional lapses(duy trì việc sử dụng linh hoạt, đôi khi có lỗi)
Sustains flexible use throughout(duy trì việc sử dụng linh hoạt xuyên suốt bài)
Mức độ dễ hiểu
Frequent mispronunciations(thường xuyên phát âm sai)Some difficulty for listeners(gây một số khó khăn cho người nghe)
Generally be understood throughout(nhìn chung dễ hiểu)
Easy to understand throughout(dễ dàng hiểu)
Effortless to understand(không cần nỗ lực để hiểu)
Mỗi tiêu chí như trên cũng sẽ được đánh giá theo thang điểm từ 1-9. Tuy nhiên thí sinh cần lưu ý điểm của từng tiêu chí này sẽ không có số lẻ như 4.5, 5.5 hay 6.5 và điểm từng phần chiếm 25% trong số điểm tổng của bài thi.
Bài thi nói được diễn ra với sự tương tác giữa 1 thí sinh và 1 giám khảo trong khoảng thời gian từ 11 đến 15 phút. Bài thi gồm 3 phần chính mà cấu trúc và chức năng từng phần là khác nhau, cụ thể:
Hình thức của IELTS Speaking Part 1 gần giống như một bài phỏng vấn nhỏ, giúp thí sinh khởi động và làm quen với bài thi. Thí sinh phải trả lời những câu hỏi chung về bản thân, bao quát nhiều chủ đề quen thuộc như gia đình, bạn bè, thói quen, công việc, sở thích,…
Phần thi kéo dài từ 4-5 phút. (theo ielts.org/about-the-test/test-format)
Ví dụ về một số câu hỏi thuộc chủ đề nhà ở:
Accommodation
Tell me about the kind of accommodation you live in?
How long have you lived there?
What do you like about living there?
What sort of accommodation would you most like to live in?
Trong phần thi IELTS Speaking Part 2, thí sinh được nhận một đề thi bao gồm một câu hỏi về chủ đề cụ thể cùng với các gợi ý nhỏ. Thí sinh sẽ có 1 phút chuẩn bị và ghi chú nếu cần trước khi trình bày về chủ đề đó trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 phút. Sau khi kết thúc, giám khảo có thể hỏi một hoặc hai câu hỏi phụ dựa trên nội dung bài nói của thí sinh.
Phần thi này kéo dài từ 3-4 phút. (theo ielts.org/about-the-test/test-format)
Ví dụ về một câu hỏi trong phần 2:
Describe something you own which is very important to you.
You should say:
Where you got it from
How long you have had it
What you use it for
And explain why it is important to you.
Câu hỏi phụ:
Is it valuable in terms of money?
Would it be easy to replace?
Trong phần IELTS Speaking Part 3, giám khảo và thí sinh sẽ tham gia vào một cuộc thảo luận 2 chiều với những câu hỏi rộng hơn có liên quan đến chủ đề đã được đưa ra ở phần trước đó. Các câu hỏi này bao quát những vấn đề và ý tưởng trừu tượng hơn, yêu cầu thí sinh phải suy luận hoặc đưa ra quan điểm của mình.
Phần 3 diễn ra trong khoảng từ 4-5 phút. (theo ielts.org/about-the-test/test-format)
Ví dụ về một số câu hỏi trong phần 3:
Let’s talk about how people’s values have changed.
What kind of things give status to people in your country?
Have things changed since your parents’ time?
About the role of advertising.
Do you think advertising influences what people buy?
Thông qua 3 phần thi này, phần trình bày của thí sinh sẽ được đánh giá và cho điểm dựa trên bảng mô tả thang điểm IELTS Speaking.
Bài viết IELTS Speaking Band Descriptors đã phân tích cụ thể các tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking bao gồm Fluency and coherence, Lexical resources, Grammatical range and accuracy và Pronunciation. Qua đó, hy vọng người học có thể hiểu và đưa ra lộ trình học và mục tiêu phù hợp. Ngoài ra, người học có thể tìm đọc các đầu sách của ZIM về IELTS Speaking để cải thiện các tiêu chí chấm điểm trên.
Nguồn tham khảo
IELTS Speaking Band Descriptors - British Council | TAKE IELTS, takeielts.britishcouncil.org/sites/default/files/ielts_speaking_band_descriptors.pdf.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cac-tieu-chi-cham-speaking-ielts-a63430.html