Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.
Ảnh: H.Krisp/License.
Nấm tán bay (Fly Agaric), tên khoa học Amanita muscaria, có vẻ ngoài giống những cây nấm trong truyện cổ tích, với mũ nấm màu đỏ, đốm trắng. Người và các loài động vật vô tình ăn phải loại nấm này sẽ bị trúng độc và có thể tử vong.
Tác nhân gây độc chính trong nấm tán bay là muscimol và axit ibotenic. Những độc tố kể trên tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng, buồn nôn, buồn ngủ, ảo giác.
Ảnh: Planet Deadly.
Nấm đôi cánh thiên thần (Angel Wing), tên khoa học Pleurocybella porrigens, thường mọc ở Bắc bán cầu. Từng có thời gian nấm đôi cánh thiên thần được xem là thực phẩm, nhưng điều này đã thay đổi vào năm 2004, khi gần 60 người Nhật Bản bị ngộ độc vì ăn chúng, trong đó 17 người đã chết trong vòng 6 tuần sau đó.
Các nhà khoa học hiện chưa thể xác định hết các độc chất của nấm đôi cánh thiên thần. Một loại axit amin có trong nấm tiêu diệt tế bào não động vật khi tiến hành thí nghiệm. Nhiều khả năng nấm cũng chứa nồng độ xyanua ở mức cao.
Ảnh: Planet Deadly.
Nấm Deadly Dapperling, thuộc họ Lepiota, thường mọc trong các khu rừng thông ở châu Âu và Bắc Mỹ. Loại nấm này chứa amatoxin, độc tố gây ra 80-90% ca tử vong do ngộ độc nấm.
Tỷ lệ tử vong khi ăn phải amatoxin lên tới 50% nếu không được điều trị, và 10% nếu được điều trị kịp thời. Các triệu chứng ban đầu gồm đau bụng và rối loạn tiêu hóa, sau đó bệnh nhân bị suy gan dẫn đến tử vong.
Ảnh: Kouchan/License.
Nấm Podostroma Cornu-damae có hình dáng giống bàn tay người. Độc tố chính trong loại nấm này là trichothecene mycotoxin, hợp chất gây ra những triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến tử vong sau vài ngày. Chất độc ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể nhưng chủ yếu là gan, thận, não, làm suy giảm tế bào máu, khiến nạn nhân bị lột da mặt, rụng tóc giống như bị nhiễm độc phóng xạ hoặc bệnh bạch cầu.
Ảnh: 414n/License.
Nấm Conocybe Filaris thường mọc trên các bãi cỏ và có nguồn gốc ở khu vực Thái Bình Dương, phía Tây Bắc nước Mỹ. Loại nấm này chứa độc tố amatoxin đặc biệt nguy hiểm, nếu ăn phải sẽ bị tổn thương gan nghiêm trọng và không thể chữa trị.
Ảnh: Danny Steven S./License.
Nấm Webcap, tên khoa học Cortinarius rubellus, là loại nấm vô cùng độc, chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng đủ gây chết người. Nếu may mắn thoát chết, người trúng độc phải chạy thận suốt đời hoặc ghép thận. Trong nấm Webcap chứa orellanine, độc tố rất mạnh đến nay chưa có thuốc giải độc hiệu quả.
Ảnh: Lebrac/License.
Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap), tên khoa học Galerina marginata, thường mọc trên những thân cây đã chết ở khắp nơi trên thế giới. Giống như nhiều loại nấm độc khác, nấm mũ đầu lâu trông giống một loại nấm vô hại, khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Trong nấm có chứa chất độc amatoxin, gây ra tổn thương gan vĩnh viễn, dẫn tới những cái chết đau đớn.
Ảnh: Planet Deadly.
Nấm False Morel, tên khoa học Gyromitra esculenta, có hình dáng giống não người. Đây là một trong những món ăn khá phổ biến ở bán đảo Scandinavia và vùng Đông Âu. Nấm False Morel khá đặc biệt. Nếu ăn sống nó, bạn sẽ tử vong. Nhưng nếu được nấu chín đúng cách, loại nấm này có hương vị vô cùng tuyệt vời.
Nấm False Morel có hình dáng kỳ lạ như bộ não với nhiều nếp gấp. "Dù có hình thù kỳ cục, nhưng biết chế biến và làm đúng sẽ thành món ngon", anh Kim McCullough, đầu bếp và là chủ nhà hàng Inari ở Phần Lan khẳng định.
Tại Phần Lan, để thưởng thức thứ nấm độc này phải trải qua quá trình chế biến nghiêm ngặt để khử độc. Chính phủ nước này cũng quy định rất rõ trong quy trình xử lý chất độc của nấm.
Sau khi độc tố được loại bỏ chỉ còn lại vị thơm như hạt dẻ và hương đặc trưng của các loại nấm rừng. Và dù đã tuân thủ đầy đủ các bước, nhưng chất độc gyromitrin có thể vẫn còn bên trong và tích lũy trong cơ thể theo thời gian, nên các chuyên gia vẫn khuyến cáo thực khách không nên ăn thường xuyên.
Chất độc có trong nấm là gyromitrin, khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành monomethylhydrazine (MMH). Độc tố nói trên ảnh hưởng chủ yếu đến gan, đôi khi tác động đến hệ thần kinh và thận. Người bị trúng độc có triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu. Trong trường hợp xấu nhất, người trúng độc sẽ hôn mê sâu và chết sau một tuần.
Ảnh: Stefan Holm.
Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels) là loại nấm cực độc có khả năng phá hủy hoàn toàn cơ thể người với độc tố amatoxin. Các triệu chứng ban đầu sau khi ăn phải nấm bao gồm: chuột rút, mê sảng, co giật, nôn mửa và tiêu chảy. Độc tố amatoxin gây ra những thương tổn vĩnh viễn cho thận và mô gan. Biện pháp duy nhất để cứu người bị trúng độc là ghép gan.
Ảnh: Planet Deadly.
Sau những trận mưa nặng hạt, một loài nấm đang bùng nổ khắp các vùng bang California tại Mỹ. Chúng khá lớn, màu sắc nhợt nhạt, trông rất an toàn đối với những người tình cờ trông thấy. Mà trên thực tế, loài nấm này khi nấu lên có vị khá ngon.
Có điều, vẻ ngoài ấy đã hoàn toàn che lấp bản chất thực sự bên trong, vì đó là nấm "mũ tử thần" - hay amanita phalloides - một trong những loài nấm nguy hiểm nhất thế giới.
Nấm mũ tử thần (Death Cap), tên khoa học Amanita phalloides, thủ phạm trong phần lớn các trường hợp tử vong do ăn nấm tình cờ hoặc đầu độc có chủ đích. Loại nấm này có liên quan đến cái chết của hoàng đế La Mã Claudius, một giáo hoàng và sa hoàng Nga. Nấm mũ tử thần có nguồn gốc ở châu Âu, thường mọc bên dưới những cây sồi trong rừng. Nó trông giống nhiều loài nấm ăn được, gây ra nhầm lẫn.
Tác nhân gây độc của nấm là α-amanitin (amatoxin), làm tổn thương gan và thận đến mức không thể phục hồi. Theo ước tính, chỉ cần 30 g chất độc amatoxin (tương đương một nửa cây nấm) là đủ để giết chết một người trưởng thành. Độc tính của nấm mũ tử thần không thay đổi, ngay cả khi bị nấu chín, sấy khô hoặc làm đông lạnh.
Hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa trị triệt để nếu không may trúng độc. Vậy nên, nếu có tình cờ nhìn thấy loại nấm này thì hãy tránh xa nó ra trước khi quá muộn.
Bản thân loại nấm này vô hại nhưng nếu kết hợp với rượu sẽ trở nên rất nguy hiểm. Khi đó, chất coprin và axit amin chứa trong nấm mực sẽ phản ứng với rượu và gây độc 48 giờ sau bữa ăn. Biểu hiện của người bị trúng độc kiểu này là da mặt bị sung huyết, tay chân bị giá lạnh.
Nấm cựa gà mọc trên lúa mạch đen, các loại cây ngũ cốc và thức ăn gia súc có liên quan. Việc tiêu thụ ngũ cốc hoặc các loại hạt bị nhiễm cấu trúc sinh tồn của loại nấm này có thể gây ra bệnh nấm ở người và các động vật có vú khác.
Sợi nấm mọc đâm sâu vào bông lúa mạch non, phá huỷ tế bào của mô cây chủ và phủ ngoài cụm hoa bằng một lớp sợi nấm mềm, màu trắng như bông. Khối sợi nấm phát triển thành hạch nấm cứng giống cái cựa gà và chuyển sang màu xám nâu hoặc tím đen.
Hạch nấm này có chứa các alkaloid như ergotasine, ergotamine, ergocornine có tác dụng làm co mạch các cơ trơn và cơ tử cung. Với liều lượng thấp, chiết xuất từ nấm cựa gà được điều chế thành nhiều loại thuốc thần kinh, tim mạch. Với liều cao, nấm cựa gà rất độc, có thể gây nên hoại thư ở đầu ngón tay chân, cơ cứng mạch, mê sảng. Nếu tiêu thụ bột lúa mạch nhiễm nấm cựa gà, con người sẽ bị bệnh cựa gà với chuột rút cơ chân tay, hàm sẽ tê dại, rồi thối loét dẫn đến tử vong. Gia súc ăn phải các loại cỏ thuộc họ hòa thảo nhiễm nấm cựa gà cũng bị ngộ độc chết. Ngộ độc thể hiện qua các triệu chứng sau: co giật, co thắt, tiêu chảy, ảo giác và hoại tử.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cac-loai-nam-doc-a63396.html