Sử dụng tai nghe không đúng cách, lạm dụng tai nghe, chọn tai nghe không phù hợp,… là những nguyên nhân khiến bạn bị đau tai khi đeo tai nghe. Phát hiện sớm vấn đề này để bảo vệ an toàn cho đôi tai khi sử dụng tai nghe là điều hết sức cần thiết. Do vậy hãy tham khảo bài viết ngay sau đây bạn nhé!
Đau tai khi đeo tai nghe là vấn đề phổ biến hiện nay
Là một trong những bệnh lý có thể xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ, đau tai trở thành vấn đề đáng được lưu tâm khi tác hại của loại bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không để ý, nó có thể khiến bạn suy giảm thính giác nặng hoặc tệ hơn là mất chức năng nghe.
Nguyên nhân khiến bạn bị đau tai có thể là do các bệnh lý bên trong hoặc những tổn thương từ bên ngoài. Tuy nhiên, nổi bật nhất chính là tình trạng tai bị đau do yếu tố bên ngoài tác động, cụ thể đó là việc lạm dụng tai nghe quá mức, đeo sai cách.
Đeo tai nghe quá nhiều khiến bạn đi đau tai
Thông thường, âm thanh bên ngoài môi trường truyền vào tai sẽ đi qua ống tai, màng nhĩ và cọ xát với các tế bào lông trong ống tai sau đó đi đến não bộ. Đây là cơ chế truyền âm thanh mà tai bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi tiếp nhận âm thanh suốt ngày. Thế nhưng với cách tiếp nhận âm thanh bằng tai nghe thì lại là một câu chuyện khác.
Khi dùng tai nghe, âm thanh được truyền thẳng vào bên trong tai với áp suất cao hơn mức bình thường. Cơ chế này vượt quá sức chịu đựng của tai và bạn cần điều chỉnh thói quen đeo tai nghe thích hợp hơn. Nếu không, bạn có thể sẽ mắc các bệnh đau tai về sau như:
Trên đây là các vấn đề về tai mà bạn có thể mắc phải nếu lạm dụng việc đeo tai nghe, đeo không đúng cách hoặc do chất lượng tai nghe không tốt. Như vậy, bạn cần làm gì khi phát hiện mình bị đau tai do đeo tai nghe? Tham khảo phần tiếp theo sau đây nhé!
Thông thường, bạn sẽ không nhận biết các bệnh về tai có liên quan đến việc sử dụng tai nghe như viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài, rối loạn thính lực, suy giảm thính giác,… trong một vài ngày hay vài tháng sử dụng.
Đây là loại bệnh lý phát sinh sau một quá trình dài bị tổn thương, do đó sẽ khó phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng như: ù tai kéo dài, đau tai với tần suất thấp, cảm thấy khó nghe,… thì điều đầu tiên bạn cần làm là ngưng sử dụng tai nghe.
Dừng đeo tai nghe và theo dõi tình trạng sức khỏe
Dừng đeo nghe chính là cách giúp bạn đánh giá và theo dõi tình hình sức khỏe sau khi phát hiện các triệu chứng liên quan đến đôi tai của mình. Đây là cách làm phổ thông, hiệu quả nhất giúp bạn xác định những triệu chứng trên có nguyên do từ đâu hay chính xác là để trả lời câu hỏi “Những triệu chứng này có phải là do đeo tai nghe gây ra hay không?”.
Gặp bác sĩ chuyên khoa tai để thăm khám
Sau khi đã xác định được vấn đề, bạn lưu ý rằng đừng tự chẩn đoán bệnh về tai của mình từ những triệu chứng. Thay vào đó, hãy đến thăm khám tại đơn vị chuyên điều trị những bệnh về tai, gặp bác sĩ chuyên khoa để rút ra được những kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe đôi tai, từ đó đưa ra được hướng giải quyết phù hợp nhất.
Dù là bệnh nhẹ hay nghiêm trọng, điều trị theo lời khuyên của bác sĩ chính cách “khôn ngoan” nhất để bảo vệ đôi tai. Có thể một số ý kiến khác cho rằng những bệnh nhẹ thì có thể ra nhà thuốc thăm khám và uống thuốc là ổn. Tuy nhiên, các vấn đề đau tai thực sự không đơn giản đến vậy. Uống thuốc chỉ là “biện pháp chữa cháy tạm thời”.
Khắc phục tình trạng đau tai theo lời khuyên của bác sĩ
Đôi khi một cơn đau tai nhẹ lại chính là tín hiệu mà cơ thể đang cố gắng báo hiệu cho bạn về một vấn đề nghiêm trọng khác với đôi tai trong tương lai. Chính vì vậy, nếu phát hiện bất cứ vấn đề gì về tai, đặc biệt là khi sử dụng tai nghe, hãy thăm khám ngay với bác sĩ để điều trị kịp thời.
Sức khỏe đôi tai ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Do vậy, nếu sử dụng tai nghe, hãy tạo thói quen đeo tai nghe đúng cách để trải nghiệm nghe của bạn được trọn vẹn, an toàn và bền vững hơn. Sau đây là một vài hướng dẫn giúp bạn đeo tai nghe đúng chuẩn, cùng tham khảo nhé!
Nghe nhạc ở mức 60% âm lượng tổng để bảo vệ đôi tai
Đeo tai nghe trong môi trường ồn ào hay sở thích nghe nhạc lớn là những lý do khiến bạn thường hay bật nhạc ở mức âm lượng tối đa. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra việc đau tai khi đeo tai nghe.
Một vài quan sát cho thấy nếu nghe nhạc với mức âm lượng tối đa 100% thì chỉ sau 15 phút bạn sẽ cảm thấy tai bị đau nhức nhẹ và điều này càng trở nên tệ hơn nếu cứ kéo dài sau hàng giờ liên tục. Do đó hãy chỉ nghe nhạc với 60% mức âm lượng tổng để đảm bảo an toàn cho đôi tai.
Nhiều người có thói quen sử dụng tai nghe nhạc suốt đêm, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của tai. Việc đeo tai nghe trong hàng giờ liên tục sẽ làm giảm thính lực và nghiệm trọng hơn là gây ra tình trạng đau nhức, ù tai. Do đó, nếu có thói quen nghe nhạc khi ngủ, hãy hẹn giờ tắt trên ứng dụng nghe.
Cần lưu ý nếu có thói quen đeo tai nghe khi ngủ
Là các loại tai nghe để hở hai ống tai, sự thoải mái, thông thoáng chính là điểm nổi bật của các chiếc tai nghe có thiết kế dạng mở (Open-ear). Hiện nay, các dòng tai nghe open-ear ứng dụng công nghệ truyền âm thanh qua xương của Shokz chính là giải pháp tối ưu nhất.
>> Tham khảo thêm: Tai nghe thể thao không đau tai với thiết kế Open-Ear
Chọn đeo các loại tai nghe mở (Open-ear) để hạn chế tình trạng đau tai
Bằng cách truyền âm qua xương, bỏ qua màng nhĩ và phần khung vành bọc lớp nhựa silicon ôm tai vừa phải, mềm mại, tai nghe open-ear dẫn âm qua xương của Shokz giúp người đeo không bị đau nhức tai khi đeo tai nghe.
Vệ sinh tai nghe thường xuyên là một trong những việc làm cần thiết giúp bạn vừa đảm bảo được độ bền cho tai nghe, vừa tránh được tình trạng tai nghe lâu ngày tích tụ vi khuẩn ảnh hưởng sức khỏe đôi tai. Chính vì vậy, hãy tập thói quen vệ sinh chiếc tai nghe của mình, dùng vải mềm, chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch tai nghe.
Cân nhắc chọn một loại tai nghe chất lượng hơn để đảm bảo đôi tai khỏe mạnh
Đau tai vì tai nghe có thể xuất phát từ việc bạn sử dụng tai nghe sai cách như: Bật âm lượng quá lớn, đeo tai nghe quá chật, sử dụng tai nghe liên tục hàng giờ,… Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân khách quan từ người sử dụng, một số yếu tố về chất lượng khác cũng gây ảnh hưởng đến tai như:
Với những ai đang gặp các vấn đề trên, hãy chọn cho mình một loại tai nghe có chất lượng tốt hơn để trải nghiệm nghe an toàn và trọn vẹn nhất. Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn có thể tham khảo loại tai nghe tối ưu về sự an toàn cho đôi tai - Shokz OpenMove.
Tai nghe Shokz OpenMove - Giải pháp nghe an toàn, thoải mái
OpenMove - Tai nghe truyền âm qua xương an toàn cho đôi tai
Khác với các tai nghe truyền thống dẫn truyền âm thanh qua không khí, Shokz OpenMove sở hữu công nghệ truyền âm thanh qua các mô xương hàm, xương thái dương rồi đi thẳng đến ốc tai.
Tai nghe Shokz dẫn đầu về công nghệ dẫn truyền âm thanh qua xương
Đây là công nghệ giúp OpenMove khắc phục được tình trạng đau tai từ việc âm thanh tác động lên màng nhĩ hàng giờ liên tục. Ngoài ra, sự an toàn của OpenMove mang đến cho bạn còn đến từ thiết kế bên ngoài với những điểm vượt trội như:
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tai nghe an toàn, bảo vệ sức khỏe đôi tai thì OpenMove chính là lựa chọn phù hợp nhất. Mặc dù là dòng sản phẩm tai nghe thể thao ngoài trời, tuy nhiên OpenMove được Shokz tối ưu hóa để phù hợp cho cả các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Bên cạnh những vượt trội về thiết kế, công nghệ mang đến sự an toàn cho người dùng, OpenMove còn có một số đặc điểm tối ưu khác như:
Tai nghe Shokz OpenMove có khả năng kháng nước hiệu quả
Với những điểm nổi bật này, OpenMove xứng đáng là dòng tai nghe chất lượng vừa giúp bạn tránh được những vấn đề đau tai khi đeo tai nghe vừa mang lại sự tiện lợi, linh hoạt tuyệt đối nhờ thiết kế thông minh, hiện đại.
Hy vọng sau bài viết, bạn đọc đã có thêm kinh nghiệm xử lý khi gặp các vấn đề về tai vì tai nghe cũng như có thêm một gợi ý về sản phẩm tai nghe an toàn, chất lượng. Nếu có những thắc mắc nào khác, liên hệ ngay với Shokz để được giải đáp bạn nhé!
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/cach-deo-tai-nghe-khong-bi-dau-tai-a63204.html