Cumen được biết đến là một nguyên liệu quan trọng dùng để điều chế các chất hữu cơ có nhiều ứng dụng như axeton, phenol,… Vậy cumen là gì? Ngoài ứng dụng kể trên thì chúng còn được sử dụng để làm gì khác không? Hãy cùng LabVIETCHEM theo dõi nội dung thông tin dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Cumen hay isopropylbenzen là một chất dễ cháy, có công thức phân tử C9H12. Nó là một hydrocacbon gồm một nhân thơm cùng một nhóm thế propyl và cũng là dẫn xuất của benzen.
Các tên gọi khác: isopropyl benzene, cumene, cumol,…
Cumen là gì?
Công thức cấu tạo của cumen là C6H5-CH(CH3)-CH3
Ngoại quan
Chất lỏng không màu
Mùi
Mùi sáp giống như xăng
Khối lượng riêng
0.862 g cm-3
Điểm sôi
152 độ C
Điểm nóng chảy
-98 độ C
Độ hòa tan trong nước
Không đáng kể
Độ hòa tan
Khả năng tan ở trong aceton, ethanol và ether
Tính chất khác
Mang đầy đủ tích chất của vòng benzen cùng với gốc alkyl
- Có mặt trong phản ứng thế halogen
- Tham gia vào phản ứng cộng
Phản ứng với H2 trong điều kiện nhiệt độ, áp suất 10at cùng niken làm chất xúc tác
- Tham gia phản ứng oxy hóa
Đun nóng C9H12 thu được dung dịch làm mất màu thuốc tím KMnO4
C6H5-CH9CH3)2 + O2 → C6H5-CH(CH3)2OO
C6H5-CH(CH3)2OOH → C6H5OH + CH3COCH3
Cumene thương mại được sản xuất bằng phản ứng alkyl hóa Friedel - Crafts giữa benzen với propylen.
Gần 20% sản lượng cumol toàn cầu được sản xuất từ benzen. Trước kia, hỗn hợp axit photphoric và nhôm được dùng trong làm chất xúc tác nhưng đến giữa những năm 1990, chất xúc tác đã thay bằng zeolit.
Cumen là gì? Cumen được ứng dụng trong làm dung môi cho sơn như thế nào?
Theo cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ thì cumen là một loại hóa chất có độc tính thấp
Lưu ý cần biết khi sử dụng cumen
Bài tập củng cố kiến thức về cumen
Bài tập 1: Trong một phân tử cumen có bao nhiêu nguyên tử cacbon?
Lời giải:
Ta có công thức cấu tạo của cumen là C6H5-CH(CH3)-CH3
Vậy có thể thấy có tất cả 9 nguyên tử cacbon
Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol cumen rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào trong 500ml dung dịch Ca(OH)2 2,3M thu được kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch tăng lên 50,8g. Sau khi cho thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thì kết tủa lại tăng lên và tổng khối lượng 2 lần kết tủa là 243,05g.
a) Xác định công thức phân tử (CTPT) của cumen trên. Biết thành phần của chất chỉ gồm 2 nguyên tố C và H
b) Viết công thức cấu tạo (CTCT) của cumen trên. Biết nó không gây mất màu dung dịch brom nhưng khi bị đun nóng với hai brom có sự xuất hiện của ánh sáng thì cho 2 sản phẩm monobrom. Hãy viết phương trình phản ứng đã xảy ra
Lời giải:
a) Đặt CTPT của cumen có dạng CxHy, ta có:
Số mol CaCO3 thu được sau lần 1 = 2,3 - a
=> 44a + 18b - 100(2,3 - a) = 50,8
=> 144a + 18b = 280,8 (1)
Trong 243,05g kết tủa có chứa: (a-1,15) mol BaCO3 và 1,15 mol CaCO3
=> 197(a - 1,115) + 100 x 1,15 = 243, 05
=> a = 1,8, thế vào (1) ta được b = 1,2
=> x = 9 và y = 12
=> CTPT của cumen là C9H12
b) CTCT của cumen: C6H5-CH(CH3)-CH3
PTPƯ:
C6H5-CH(CH3)-CH3 + Br2 → C6H5-CBr(CH3)-CH3 + HBr
Bài tập 3: Để sản xuất ra 1 tấn cumen thì cần dùng tối thiểu bao nhiêu m3 (ở điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp khí tách được từ khí cracking bao gồm 60% propen và 40% propan (tính về thể tích). Được biết rằng hiệu suất phản ứng đạt đến 80%
Lời giải:
Ta có nC3H5 = ncumen = 106/ 120 mol
=> VC3H6 = (106/120)22,4 ≈ 186666,7L ≈ 187,7 m3
=> Vhh = (186,7 x 100%)/ 60% ≈ 311 m3
H = 80% => Vhh = (311 x 100%)/ 80% = 388,75 m3
Hy vọng với bài viết trên, LabVIETCHEM đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn cumen là gì và những tính chất, ứng dụng nổi bật của chúng ra sao. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi đến hotline 0826 020 020 hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết nếu bạn vẫn còn thắc mắc vấn đề nào liên quan nhé.
Link nội dung: https://diendanxaydung.net.vn/iso-propylbenzen-con-goi-la-a63182.html